Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm, giảm đau, trừ thấp; thích hợp với các bệnh liệt dương, di tinh, dạ con lạnh không có thai, kinh nguyệt không đều, hay lạnh và đau bụng dưới, phong thấp tê đau.

Dược liệu Cây Ba Kích

  1. Tên khoa học: Morinda officinalis How
  2. Tên gọi khác: Ba kích thiên, dây ruột gà, chẩu phóng xì, thau tày cáy Clày). chồi hoàng kứn, sáy cáv (Thái), chày kiằng dòi (Dao).
  3. Tính vị, quy kinh: Ba kích có vị ngọt, hơi cay, tính ấm vào kinh thận. Có tác dụng ôn thận trợ dương, cường gân cốt, trừ phong thấp.
  4. Bộ phận dùng: Rễ ba kích
  5. Đặc điểm sản phẩm: Rễ hình trụ tròn hay hơi dẹt, cong queo. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều vân dọc và ngang. Nhiều chỗ nứt ngang sâu tới lõi gỗ. Vị hơi ngọt và hơi chát.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Trung Quốc
    – Việt Nam: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình và Hà Tây
  7. Thời gian thu hoạch: ít nhất là sau ba năm mới có thể thu hoạch được. Thời điểm thu hoạch thường là tháng 10 – 12 hoặc vào đầu xuân

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Dây leo, sống nhiều năm, thân non màu tím, có lông, sau nhẵn, cành non có cạnh. Lá mọc đối hình ngọn giáo hay bầu dục dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non có lông dài ở mặt dưới, sau đó ít lông và màu trắng mốc; lá kèm hình ống. Hoa nhỏ màu trắng, sau hơi vàng, mọc thành tán ở nách lá, đầu cành. Quả tròn, khi chín màu đỏ. Hoa tháng 5-6, quả tháng 7-10.

cây ba kích
cây ba kích

2. Phân bố

  • Thế giới: Trung Quốc
  • Việt Nam: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình và Hà Tây

3. Bộ phận dùng

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Ba kích

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: ít nhất là sau ba năm mới có thể thu hoạch được. Thời điểm thu hoạch thường là tháng 10 – 12 hoặc vào đầu xuân
  • Chế biến: Có thể đào lấy rễ quanh năm. Rễ được rửa sạch đất cát, loại bỏ rễ con, phơi khô tới khi không dính tay, đập nhẹ cho bẹp, phơi đến khô hoặc sấy nhẹ đến khô.
  1. Ba kích nhục: Lấy Ba kích sạch đồ kỹ hoặc luộc qua, khi còn đang nóng rút bỏ lõi gỗ, cắt đoạn, phơi khô.
  2. Diêm ba kích nhục: Lấy Ba kích sạch trộn với nước muối ăn cho đều, đồ kỹ, rút lõi gỗ, cắt đoạn phơi khô. Cứ 100 kg Ba kích dùng 2 kg muối và lượng nước vừa đủ hòa tan, lọc trong.
  3. Chích ba kích: Lấy Cam thảo giã dập, sắc lấy nước, bỏ bã; Cho Ba kích sạch vào, đun đến khi mềm xốp có thể rút lõi gỗ, lấy ra rút lõi khi còn nóng, cắt đoạn, phơi khô. Cứ 100 kg Ba kích dùng 6 kg Cam thảo.
  • Bảo quản: Để nơi khô, thoáng, tránh mốc, mọt.

5. Mô tả dược liệu Ba Kích

Rễ hình trụ tròn hay hơi dẹt, cong queo, dài 3 cm trở lên, đường kính 0,3 cm trở lên. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều vân dọc và ngang. Nhiều chỗ nứt ngang sâu tới lõi gỗ. Mặt cắt có phần thịt dày màu tím xám hoặc màu hồng nhạt, giữa là lõi gỗ nhỏ màu vàng nâu, vị hơi ngọt và hơi chát.

củ ba kích
Củ Ba Kích

6. Thành phần hóa học Ba Kích

  • Rễ ba kích chứa các anthraglucosid; tectoquinon, alizarin 1 methyl ether, lucidin -ω-methyl ether, 1-hydroxy-3-hydroxy-methylanthraquinon, 1-hydroxy-2, 3- dimethyl-anthraquinon, rubiadin, rubiadin-1-methyl ether.
  • Các iridoid glucosid gồm asperulosid, monotropein, morindolid, morofficinalosid, acid deacetyl asperulosidic, acid asperulosidic, acelat apserulosid.
  • Các sterol: β-sitosterol, oxositosterol, 1 triterpen loại ursan: acid rotungenic monoterpenglucosid, l-borneol-6-O-β- D-apiosyl-p-glucosid. Lacton; (4R, 5S) 5-hydroxy hexan-4-olid.
  • Các chất vô cơ gồm K, Na, Mg, Al, Fe, P, Na, Ba, Zn,Cu, Sr, Pb, Ti, Sn, Ni, V, Co, W, Li, Mo, Be.
  • Ngoài ra còn có đường, nhựa, acid hữu cơ, ít tinh dầu. Rễ tươi có vitamin C.

7. Phân biệt thật giả

8. Công dụng – Tác dụng Ba Kích

  • Tác dụng: Bổ thận dương, mạnh gân xương.
  • Công dụng: Chữa các bệnh: Liệt dương, di tinh, tử cung lạnh, phụ nữ khó mang thai, kinh nguyệt không đều, bụng dưới đau lạnh; phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu.

Theo các nghiên cứu hiện đại, trong rễ ba kích khô có acid hữu cơ, đường, nhựa, anthraglucoside, phy tosterol, tinh dầu, vitamin C, chất đường, mỡ thực vật… có tác dụng kích thích tố đối với da và hạ huyết áp; có thể kích thích tăng trưởng tế bào lympho T của người thận hư, thúc đẩy sự chuyển hóa của tế bào lympho T, tăng cường hệ miễn dịch, kéo dài tuổi thọ.

9. Cách dùng và liều dùng Ba Kích

  • Ngày dùng 3 – 9 g. Dạng thuốc sắc.

10. Lưu ý, kiêng kị

  • Âm hư hỏa vượng, táo bón không nên dùng.

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Ba Kích

Huyết áp cao

Lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh

  • Ba kích, Tục đoạn, Bổ cốt chi mỗi vị 12g, Hồ đào nhục 5 quả sắc uống hoặc tán bột nóng.

Thận hư, dương uý, di tinh

Ba Kích – Chữa thận hư

Nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ khó thụ thai, dương hư, dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:

  • Bài 1: Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc, mỗi vị 300g; củ mài 600g. Các vị trên, tán bột mịn, hoàn viên với mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 8-10g.
  • Bài 2: Ba kích, cốt toái bổ, đảng sâm, nhục thung dung, long cốt, mỗi vị 300g; Ngũ vị tử 150g. Tất cả tán bột mịn. Hoàn viên với mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 8-10g.

Chữa Suy nhược cơ thể, Chán ăn, mất ngủ, chân tay đau nhức, huyết áp cao:

Bài: Ba kích 150g, hà thủ ô 150g, ngưu tất 150g, lá dâu non 250g, vừng đen 150g (sao thơm), rau má 500g. Các vị trên tán bột mịn, hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g.

Dược liệu ba kích phòng trị bệnh

Ba kích tửu (rượu ba kích):

  • Thành phần: Ba kích 30g, hoài ngưu tất 30g, rượu trắng 500ml.
  • Cách thực hiện: Ngâm rượu 7-10 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20ml.
  • Công dụng: Dùng cho người thận hư, liệt dương, lưng đau gối mỏi, phong thấp đau tế, co gân nhũn xương.

Ba kích đồn đại tràng (ba kích hầm lòng già):

  • Thành phần: Ba kích 30g, ruột già lợn 200g
  • Cách thực hiện: Ruột già lợn rửa sạch, nhồi ba kích vào, cho nước vừa phải, nấu cách thuỷ, ăn lòng uống thang, ngày 1 lần. Uống liền trong 3 ngày.
  • Công dụng: Dùng cho phụ nữ bị sa dạ con hoặc tiểu tiện quá nhiều lần.

Ba kích đồn kê tràng (ba kích hầm ruột gà):

  • Thành phần: Ba kích 15g, ruột gà 3 bộ rửa sạch.
  • Cách thực hiện: Sắc với 400ml nước, còn 150ml, gia vị vừa đủ, uống thang, ăn ruột gà.
  • Công dụng: Dùng cho người thận hư, mắc chứng tiểu đêm, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, đái dầm.

Ba kích giới tửu đường thuỷ (thuốc cai rượu):

  • Thành phần: Ba kích 15g, đại hoàng bào chế qua rượu 30g
  • Cách thực hiện: Ba kích trộn lẫn với gạo nếp, rang cho gạo cháy đen, bỏ gạo đi, nghiền chung với đại hoàng thành bột, trộn đường, mật ong hoàn viên, uống ngày 2lần, mỗi lần 3g.
  • Công dụng: Dùng để cai rượu.

Ba kích tràng cốt tửu (rượu ba kích cứng xương):

  • Thành phần: Ba kích 80g, đương qui 120g, ngưu tất 40g, khương hoạt 80g, thạch khôi 80g, xuyên tiêu 20g, rượu trắng 1000ml.
  • Cách thực hiện: Nghiền thành bột thô, bọc trong túi vải, ngâm rượu 7-10 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 20ml.
  • Công dụng: Dùng cho người bị đau nhức xương.

Ba kích câu kỷ tửu (rượu ba kích câu kỷ tử):

  • Thành phần: Ba kích 60g, xuyên tiêu 30g, cúc hoa 60g, thục địa 45g, phụ tử chế20g, câu kỷ tử 30g, rượu trắng 1500ml.
  • Cách thực hiện: Ngâm rượu 7-10 ngày. Ngày uống 2 lần, uống nóng trước khi ăn, mỗi lần 20-30ml.
  • Công dụng: Dùng cho người thận dương hư, liệt dương, xuất tinh sớm, gối mỏi lưng đau.

Ba kích chỉ cấm hoàn (viên ba kích trị tiểu rắt):

  • Thành phần: Ba kích (bỏ lõi), ích trí nhân, trứng bọ ngựa cây dâu, thỏ ty tử lượng bằng nhau.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc trên, tán bột mịn, hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10-20g. Uống trước bữa ăn với nước muối nhạt.
  • Công dụng: Dùng cho người bị bệnh đái dỉn, không hãm được.

Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng (sốt nhẹ về chiều) táo kết không dùng ba kích.

Tham khảo thêm

Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
xuyên tâm liên

Xuyên Tâm Liên

Xuyên tâm liên còn gọi là cây Công cộng, Nhất kiến hỷ, Lãm hạch liên, Khổ đởm thảo... Xuyên tâm liên có tác dụng kháng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img