Bạc Hà

Bạc hà là vị thuốc giải cảm, hạ sốt rất phổ biến theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Vì trong bạc hà có các tinh chất phổ biến nhất là các tinh dầu. Các hoạt chất trong cây bạc hà có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, làm giãn cơ, chống co giật, làm giãn mạch, sát trùng, làm tiết mồ hôi và hạ thân nhiệt…

Dược liệu cây Bạc Hà

  1. Tên khoa học: Mentha arvensis L.
  2. Tên gọi khác: Bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiếc hom.
  3. Tính vị, quy kinh: vị cay,tính ấm. Vào các kinh phế, can.
  4. Bộ phận dùng: Thân, cành mang lá
  5. Đặc điểm sản phẩm: Thân có thiết diện vuông, nhẹ, xốp. Thân chia đốt, màu nâu tím hoặc xanh xám, có nhiều lông hoặc gần như không có lông. Lá mọc đối, phiến lá hình mũi mác. Đầu lá thuôn nhọn hoặc hơi tù, mép có răng cưa nhọn. Hai mặt lá đều có lông nhiều hay ít. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Dược liệu có mùi thơm dễ chịu, vị cay nhẹ, sau mát.
  6. Phân bố vùng miền: Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta.
  7. Thời gian thu hoạch: thu hái vào khoảng tháng 5, 8, 11 thu hoạch lúc cây mới ra hoa

Cây Bạc Hà

1. Mô tả thực vật

Bạc Hà – Cây thảo, sống hàng năm, đứng thẳng hay mọc bò trên đất, cao từ 20 – 60cm. Thân và cành đều có tiết diện vuông, mang nhiều lông che chở và lông tiết. Lá đơn, mọc đối, chéo chữ thập, phiến lá có hình trứng nhọn, dài 4 – 6cm, rộng 2 – 3cm, mép lá khía răng cưa nhọn, gân lá hình lông chim, cuống lá dài 0,2 – 0,5cm. Hoa mọc ở nách lá. Lá có mùi thơm hắc, vị cay và tê.

bac ha
Cây Bạc Hà

2. Phân bố

  • Thế giới: phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm châu Âu, vài loài ở vùng cận nhiệt đới châu Á.
  • Việt Nam: mọc tự nhiên ở vùng núi cao 1300 – 1600m, có khí hậu ẩm mát như Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu), Mù Cang Chải (Yên Bái) và Mường Lống (Nghệ An).

3. Bộ phận dùng

Thân, cành mang lá

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: thu hái vào khoảng tháng 5, 8, 11 thu hoạch lúc cây mới ra hoa
  • Chế biến: Lấy lá Bạc hà khô, tẩm nước, để vào chỗ râm mát, khi lá cây mềm, cắt ngắn từng đoạn, phơi trong râm cho khô để dùng. Rửa qua, để ráo nước, cắt ngắn chừng 2cm, phơi trong râm cho khô.
  • Bảo quản: Nơi khô thoáng

5. Mô tả cây dược liệu Bạc Hà

Thân có thiết diện vuông, nhẹ, xốp. Thân chia đốt, màu nâu tím hoặc xanh xám, có nhiều lông hoặc gần như không có lông. Lá mọc đối, phiến lá hình mũi mác. Đầu lá thuôn nhọn hoặc hơi tù, mép có răng cưa nhọn. Hai mặt lá đều có lông nhiều hay ít. Cụm hoa mọc ở kẽ lá. Dược liệu có mùi thơm dễ chịu, vị cay nhẹ, sau mát.

cay bac ha
Cây Bạc Hà

6. Thành phần hóa học trong cây Bạc Hà

  • Tinh dầu tập trung chủ yếu trong lá của cây bạc hà và khối lượng lá thường chiếm khoảng 40 – 50 % tổng lượng phần cây trên mặt đất (thân, cành, lá, hoa, quả)
  • Hàm lượng tinh dầu trong cây bạc hà đạt từ 0,50 % – 5,6 %. Sự biến động này phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Giống bạc hà châu Âu có hàm lượng tinh dầu cao hơn bạc hà châu Á. Tuy nhiên do lai tạo hiện nay một số giống bạc h à châu Á cũng có lượng tinh dầu cao.
  • Tinh dầu bạc hà là một chất lỏng linh động trong suốt hoặc có màu vàng nhạt hay xanh vàng, có khối lượng riêng (ở 20oC) từ 0,897- 0,940, có mùi thơm đặc trưng và vị mát lạnh.
  • Hoạt chất Menthol và Menthola
  • Bạc hà tím Việt Nam trồng ở Mondovi cho hàm lượng tinh dầu là 1,82% (1980), 3% (1981 – 1982) bao gồm 32 thành phần trong đó đã xác định: α- pinen 0,41%, (-) menthol 10,1%, β – pinen, 0,72% menthyl acetat 1,6%, myrcen 0,47% (-) pulegon 24,9%, limonen 4,5% piperiton 4%, β cymol 0,09% piperiton oxyd 16%, octanol-3 3,2% piperitenon oxyd 21,5%, menthol 5,8%
  • Tinh dầu Mentha arvensis di thực vào Việt Nam (NV. 74) chứa sabmen, myrcen, α-pinen, limonen, cineol, methylheptenon, menthon, isomenthol, menthyl acetat, neomenthol, menthol, isomenthon, pulegon.

7. Phân biệt thật giả, nhầm lẫn

  • Mọi người hay nhầm lẫn giữa cây Bạc Hà và cây Rau Húng thơm.
  • Bạc hà không phải là rau húng, chúng là hai loại cây có đặc điểm bên ngoài, hương thơm, mùi vị màu sắc và tác dụng khác nhau.
  • Nhiều nơi còn gọi cây dọc mùng cùng tên gọi là bạc hà.

Cách phân biệt bạc hà và rau húng

Bạc hà (Peppermint/Mentha) không phải loại bạc hà thường được bán ngoài chợ. Cũng có một số nơi như quá cà phê, quán nước, detox,… dùng húng lủi thay vì bạc hà. Vì vậy nếu bạn muốn phân biệt bạc hà và rau húng ngoài phân biệt đặc điểm bên ngoài, hãy thử cách sau:

  • Bạc hà khi ngửi sẽ có mùi thơm mát, vị cay the, mát lạnh, có mùi giống Sing Gum Double Mint mà ta thường ăn.
  • Húng lủi có mùi hương nhẹ, vị cay nhẹ chứ không the cay mạnh đặc sắc như bạc hà.

8. Công dụng – Tác dụng

  1. Bạc hà trị ngoại cảm phong nhiệt, phát sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, ho, viêm họng sưng đau, mắl đỏ, ngứa nổi mề đay, bụng đau, đầy trướng, tiêu hóa kém, nôn mửa. Thường dùng phối hợp với nhiều thuốc khác.
  2. Bạc hà dùng làm cho thuốc thơm dễ uống và chữa đau bụng đi ngoài,
  3. Tinh dầu bạc hà và menthol có tác dụng sát khuẩn, xoa bóp nơi sưng đau, như khớp xương, thái dương khi nhức đầu.
  4. Cây khô bạc hà được dùng làm thuốc chống co thắt, gây trung tiện, tống hơi trong ruột ra, làm dễ tiêu, làm lạnh, gây tác dụng kích thích, điều kinh, lợi tiểu.
  5. Nước hãm lá bạc hà đùng điều trị bệnh thấp khớp và chứng ăn không tiêu. Tinh dầu bạc hà đã loại menthol được dùng làm thơm nước súc miệng, kem đánh ràng và các dược phẩm.

9. Cách dùng và liều dùng

  • Lá và toàn cây bạc hà: ngày uống từ 4 – 8g dưới dạng thuốc hãm.
  • Tinh dầu và menthol: một lần 0,02 – 0,20ml, một ngày 0,06 – 0,60ml.
  • Còn dùng dưới hình thức cồn (lá bạc hà 50g, tinh dầu bạc hà 50g, cồn vừa đủ 1 lít), ngày dùng nhiều lần, mỗi lần từ 5 – 15 giọt, cho vào nước nóng uống.

10. Lưu ý, kiêng kị

Người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, trẻ em dưới một tuổi không nên dùng.

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Bạc Hà

  • Thuốc chữa nôn, thông mật, giúp tiêu hoá

Lá hay toàn cây bạc hà bỏ rễ (5g), pha vào 200ml nước sôi, cách 3 giờ uống một lần. Có thể dùng cồn bạc hà theo công thức kể trên để uống thay, mỗi lần uống 5-10 giọt hay hơn.

  • Chè cảm mạo chữa nhức đầu

Lá bạc hà (6g), kinh giới (6g), phòng phong (5g), bạch chỉ (4g), hành hoa (6g). Đổ nước sôi vào, hãm 20 phút, uống lúc đang nóng.

Một số bài thuốc khác với dược liệu Bạc Hà

  • Chữa cảm sốt: dùng lá hay cả cây tươi (10-20g) cho vào 100ml nước sôi, đậy kín, hãm 10 phút, lấy hơi để xông, lấy nước uống nóng, sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi rồi lau sạch.
  • Chữa chảy máu cam: 10g bạc hà tươi giã nhỏ, vắt lấy nước thấm bông gòn rồi cho vào hai lỗ mũi.
  • Chữa tưa lưỡi trẻ em: rửa sạch lá bạc hà, cuộn vào đầu ngón tay, rà lên lưỡi vài lần trước khi cho bú.
  • Chữa ong, kiến đốt: 10g bạc hà tươi, giã dập với vài hạt muối ăn, đắp lên chỗ bị đốt.
  • Chữa đầy bụng, đau bụng: lá bạc hà khô (50g), tinh dầu bạc hà (50g), rượu nặng 90 độ (1000ml). Mỗi ngày uống nhiều lần, mỗi lẫn 5-10 giọt cho vào nước nóng để uống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img