Bạch Tật Lê

Dược liệu: Bạch Tật Lê

  1. Tên khoa học: Fructus Tribuli terrestris
  2. Tên gọi khác: Thích tật lê, Gai ma vương, Gai trống.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị cay, đắng, tính vi ôn, hơi độc. Vào kinh can, phế.
  4. Bộ phận dùng: Quả chín phơi hay sấy khô của cây Tật lê
  5. Đặc điểm sản phẩm: Quả hình cầu. Vỏ quả màu lục hơi vàng, có các gờ dọc và nhiều gai nhỏ,hai mặt bên thô ráp, có vân mạng lưới, màu trắng xám. Chất cứng, không mùi. Vị đắng, cay.
  6. Phân bố vùng miền: Mọc hoang ở ven sông, biển một số tỉnh miền Nam nước ta.
  7. Thời gian thu hoạch: Mùa thu.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT: BẠCH TẬT LÊ

bạch tật lê
cây Bạch Tật Lê

1. Mô tả thực vật:

  • Loại cỏ bò lan trên mặt đất nhiều cành dài 2-3cm, kép lông chim lẻ, 5-6 đôi lá chét đều, phủ lông trắng mịn ở mặt dưới.
  • Hoa màu vàng, mọc riêng ở kẽ lá, cuống ngắn, 5 lá đài 5 cánh hoa., 10 nhị, 5 bầu ô. Hoa nở vào mùa hè.
  • Quả nhỏ khô, gồm 5 vỏ cứng trên có gai hình 3 cạnh, dưới lớp vỏ dày là hạt có phôi không nội nhũ.

2. Phân bố:

  •  Thế giới: mọc ở các vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi.
  • Việt Nam: Cây mọc hoang ở ven sông, biển một số tỉnh miền Nam nước ta: Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận.

3. Bộ phận dùng cây Bạch Tật Lê

  • Quả chín phơi khô của cây Bạch Tật Lê.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  •  Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, khi quả chín, cắt cả cây, phơi khô, thu lấy quả, bỏ gai cứng.
  • Chế biến: Tật lê: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, trừ bỏ gai cứng còn sót, phơi khô.

Tật lê sao: Lấy Tật lê sạch, cho vào nồi, sao lửa nhỏ, cho đến khi màu hơi vàng là được, lấy ra phơi khô.

  •  Bảo quản: Để nơi khô, tránh mốc.

5. Mô tả dược liệu cây Bạch Tật Lê

  • Quả hình cầu, đường kính 12 – 15 mm.
  • Vỏ quả màu lục hơi vàng, có các gờ dọc và nhiều gai nhỏ, xếp đối xứng một đôi gai dài và một đôi gai ngắn; hai mặt bên thô ráp, có vân mạng lưới, màu trắng xám.
  • Chất cứng, không mùi.
  • Vị đắng, cay.
Bạch Tật Lê
Quả cây Bạch Tật Lê

6. Thành phần hóa học cây Bạch Tật Lê

  • Trong quả chứa 0.001% ancaloit 3.5% chất béo, một ít tinh dầu và rất nhiều nitrat, chất phylloerythrun, tamin, flavonozit, rất nhiều saponin.

8. Công dụng – Tác dụng cây Bạch Tật Lê

  •  Tác dụng: Bình can giải uất, hoạt huyết, khu phong, sáng mắt, ngừng ngứa.
  •  Công dụng: Chữa nhức đầu, chóng mặt; ngực sườn đau trướng, tắc sữa, viêm (nhọt) vú; đau mắt đỏ kéo màng mắt; phong chẩn, ngứa.

9. Cách dùng và liều dùng cây Bạch Tật Lê

  • Ngày 6 – 9 g, dạng thuốc sắc.

10. Lưu ý, kiêng kị :

  • Người huyết hư, khí yếu không nên dùng.

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu cây Bạch Tật Lê

  •  Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng: Tật lê 12g, đương quy 12g, nước 400ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
  •  Chữa đau mắt: Cho tật lê vào chén nước. Đun sôi. Hứng mắt vào hơi nước.

 

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU:

1. Bột:

  • Màu lục vàng.
  • Soi kính hiển vi thấy: Sợi vỏ quả hoá gỗ, ở lớp trên và lớp dưới xếp đan chéo nhau, sợi đơn lẻ rải rác; đôi khi có bó sợi nối tiếp các tế bào đá. Tế bào đá hình bầu dục dài hoặc gần tròn, xếp thành từng nhóm. Tế bào vỏ cứng hình nhiều cạnh hoặc gần vuông, đường kính khoảng 30 mcm; thành tế bào có vân hình mạng lưới dày lên và hoá gỗ. Các tinh thể calci oxalat hình lăng trụ đường kính 8 – 20 mcm.

2. Định tính:

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)
  • Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển:
  • Dùng lớp dưới của hỗn hợp dung môi gồm cloroform – methanol – nước (13 : 7 : 2) được để yên ở dưới 10 đôc C.
Dung dịch thử:
  • Lấy 3 g bột dược liệu vào bình nón, thêm 50 ml  cloroform (TT), lắc siêu âm 30 phút, lọc.
  • Bỏ dịch chiết cloroform, bay hơi bã đến khô.
  • Thêm 1 ml nước vào bã trộn đều, thêm tiếp 50 ml  n-butanol đã bão hoà nước, lắc siêu âm  30 phút, tách lớp trên, rửa hai lần với cùng thể tích amoniac (TT), bỏ nước rửa.
  • Bay hơi n-butanol đến khô, hoà tan cắn trong 1 ml methanol (TT) dùng làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu:
  • Lấy 3 g Bạch tật lê (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương tự như đối với dung dịch thử.
Cách tiến hành:
  • Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí.
  • Phun dung dịch p-dimethylaminobenzaldehyd (Hoà tan 1 g p-dimethylaminobenzaldehyd trong 34 ml acid hydrocloric (TT) và 100 ml methanol (TT), trộn đều), sấy bản mỏng ở 105oC đến khi các vết hiện rõ.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

4. Các chỉ tiêu đánh giá khác:

  • Độ ẩm:

Không quá 9 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 oC, 5 giờ).

  •  Tro toàn phần:

Không quá 12,0% (Phụ lục 9.8).

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  •  Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006.
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010.
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006.

Bạch Tật Lê – Tốt cho sức khỏe sinh lý

bạch tật lê
Cây bạch tật lê

Có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói về công dụng của Bạch Tật Lê (quả cây Tật lê) như một chất kích thích sinh dục, giúp tăng kích thước dương vật, tăng cường sinh lực trong y học cổ truyền Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam . Trong các cuốn sách của GS Đỗ Tất Lợi hay cuốn Y Tông Tâm Lĩnh cũng dành những lời hoa mỹ nói về tác dụng của loại quả này. Để hiểu rõ hơn về công dụng, chúng ta có thể tóm tắt “thần dược” này như sau :

  • Bạch tật lê, tên khoa học là Tribulus Terrestris, là loài cây mọc hoang ở những vùng đất khô, đất cát dọc vùng ven biển từ miền Trung (Quảng Bình) xuống miền Nam. Cây thuộc loại thân thảo, bò sát mặt đất, phân nhiều nhánh, trên thân có lông nhung ngắn, trổ hoa vào cuối mùa xuân, đầu mùa đông.
  • Bộ phận thường dùng là quả bạch tật lê, quả có gai nhọn nên còn gọi là cây Gai Chống, Gai ma Vương, Thích tật lê…
  • Cách dùng thường là sao vàng nấu nước uống, ngâm rượu hoặc chiết xuất thành cao (dạng viên, tán)

Bạch Tật Lê – Viagra thiên nhiên

  1. Ai cũng biết testosteron là hoocmon chính giúp duy trì hoạt động sinh lý của nam giới. Ở tuổi trung niên, hoocmon này suy giảm dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương như trạng thái chán nản, giảm ham muốn, dương vật không đủ cương cứng để quan hệ, hoặc xuất tinh nhanh quá, bị xìu khi đang quan hệ…. Nghiên cứu của các nhà khoa học chứng minh trong Bạch tật lê chứa Diosgenin tác dụng lên hệ dưới đồi và tuyến yên, kích thích sản sinh testosteron tự nhiên thúc đẩy các quá trình sinh tinh và làm mới hệ sinh dục.
  2. Cũng ở tuổi trung niên, tần suất “yêu” thưa dần, ham muốn cũng suy giảm, hoạt chất Protodioscin trong Bạch tật lê giúp tăng sức khỏe, sức dẻo dai và tăng tần suất quan hệ, giúp dương vật cương cứng nhanh hơn và lâu hơn
  3. Trong Đông y, Bạch tật lê còn dùng làm thuốc chữa trị các triệu chứng suy nhược, cơ thể gầy yếu, thận hư, tinh dịch ít, tinh trùng yếu và ít, những người hay uể oải, đau đầu, đau lưng…thường dùng ở dạng sắc thuốc hoặc ngâm rượu uống
  4. Được cả thế giới công nhận về tác dụng rất tốt cho sinh lý nam giới
    Từ y học dân gian, tật lê trở thành loại thảo dược được ngành y học nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và thử nghiệm. Những nghiên cứu của Bệnh viện Homerton, ở London (Anh); Bệnh viện Đại học quốc gia, thuộc Viện Đại học quốc gia Singapore; Viện Khoa học sinh học Thượng Hải (Trung Quốc); Viện Đại học Hohenheim, Stuttgart (CHLB Đức)… đều cho thấy loại thảo dược này có tác dụng không hề thua kém viên thuốc Viagra trong việc điều trị chứng rối loại cương dương, tăng cường khả năng tình dục ở nam giới. Trước đây, Việt Nam thường nhập khẩu tật lê từ Trung Quốc với số lượng hàng tấn mỗi năm để sử dụng trong y học cổ truyền. Khi phát hiện loài cây này mọc hoang rất nhiều ở vùng Bình Thuận, các nhà khoa học đã thực hiện một cuộc khảo sát quy mô về trữ lượng và hàm lượng chất Tribulus có trong tật lê. Kết luận, nước ta có đủ điều kiện để trồng trọt, thu hoạch tật lê làm thuốc với hàm lượng chất Tribulus cao tương đương tật lê ngoại.

Dân gian xem Bạch tật lê rất tốt cho nam giới hỗ trợ điều trị chứng suy giảm tình dục, nhưng để hiệu quả tốt hơn, Bạch tật lê nên dùng ở dạng đã chiết xuất thành cao và nên phối hợp nhiều thành phần khác…

 

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img