Bạch Tiễn Bì

Dược liệu Bạch Tiễn Bì

  1. Tên khoa học: Cortex Dictamni radicis.
  2. Tên gọi khác: Bạch tiền bì
  3. Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Quy kinh tỳ, vị.
  4. Bộ phận dùng: Rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Thân rễ chắc thịt dày, có màu trắng, không thâm, mối, mọt là tốt.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc
  7. Thời gian thu hoạch: Quanh năm.

Dược Liệu Bạch tiễn bì

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật:

  • Bạch tiễn bì là cây sống nhiều năm, cao 50-100m, toàn cây có mùi thơm đặc biệt.
  • Thân cây mọc thẳng, rễ màu vàng nhạt.
  • Lá kép lông chim 9-11 lá, phiến lá chét hình trứng dài, mép có răng cưa nhỏ.
  • Mùa hạ mùa thu ra hoa màu tím nhạt, họp thành chum ở ngọn cành.
  • Quả nang, khi chín nứt 5 mảnh, có 2-3 hạt màu đen, gần như hình cầu.
Dược liệu Bạch Tiễn Bì
Dược liệu Bạch Tiễn Bì

2. Phân bố:

  • Thế giới: Trung Quốc
  •  Việt Nam: Bạch tiễn bì chưa thấy trồng và khai thác Việt Nam phần nhiều được nhập từ Trung quốc và nơi khác.

3. Bộ phận dùng:

  • Rễ

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: rễ đào vào mùa thu hoặc xuân.
  • Chế biến: Loại bỏ rễ xơ, lột vỏ rễ, cắt thành lát mỏng và phơi nắng.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.

5. Mô tả dược liệu Bạch Tiễn Bì

  • Thân trên mặt đất hình viên trụ giữa trống như ống dài khoảng 6-9cm đến 12-20cm, thô khoảng 1,5-6m.
  • Bên ngoài màu xám vàng hoặc màu nâu nhạt, có vết nhăn dọc nhỏ, đồng thời có đấu lá mọc đối rõ ràng hơi lồi lên, hơi thể hiện hình bán vòng, ngoài ra còn có vết mềm mặt cắt của thân rễ giống như miệng vịt thành ống trong màu trắng, vùng gốc thên trên mặt đất nối liền thân rễ mọc xiên, hình đốt phình to mọc toả nhiều rễ dạng phụ phần lớn rơi rụng chỉ để lại dấu vết thân bên ngoài, rễ màu vàng nâu hoặc màu đỏ nâu.
  • Vùng đốt bẻ ngang và màu trắng bên trong chắc phần giữa đốt bẻ gãy thường là dạng ống thành ống dày hơn.
  • Rễ Bạch tiền đặc, mềm, khô, trắng không mọt là tốt.
  • Nên phân bệt với Bạch vi, Bạch tiển bì.

Dược liệu Bạch tiễn bì

6. Thành phần hóa học:

  • Chủ yếu có chứa các chất như Dictamnine, dictamnolactone, sitosterol vv.

7. Công dụng – Tác dụng:

  • Tác dụng:  Thanh nhiệt và giải độc, trừ thấp và trị ngứa.
  • Công dụng: Tán phong nhiệt, trị nhọt độc, sang lở, ngứa da do phong, nhiệt độc. Dùng với Khổ sâm trị sưng đau, ngứa da do thấp nhiệt.

8. Cách dùng và liều dùng:

  • Liều Dùng: 6 – 9g.

9. Lưu ý, kiêng kị:

  • Tạng phủ hư hàn không dùng

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Bạch Tiễn Bì

  • Trị trẻ nhỏ tâm và Phế có phong nhiệt ủng trệ, ngực đầy:

Bạch tiên bì 20g, Chích thảo 40g, Hoàng cầm 20g, Phòng phong 20g, Sa sâm 20g, Tê giác 20g, Tri mẫu 20g. Tán bột mỗi lần dùng 4g ngày 2-3 lần, hoặc sắc uống. (Bạch Tiễn Bì Tán – Thái Bình Thánh Huệ Phương).

  • Trị tạng Phế cảm phong tà, da khô, mũi nghẹt, mũi khô, mũi đau:

Bạch chỉ 60g, Bạch phục linh 60g, Bạch tiên bì 60g, Hạnh nhân 60g, Mạch môn 60g, Tang bạch bì 80g, Tế tân 60g, Thạch cao 80g. Sắc uống. (Bạch Tiễn Bì Thang II– Chứng Trị Chuẩn Thằng).

  • Trị mắt có màng, mắt có mộng, mắt nhìn không rõ:

Bạch tiễn bì 40g, Bách hợp 80g, Cam thảo 20g, Chỉ xác 40g, Cúc hoa 60g, Hoàng cầm 40g, Khoản đồng hoa 40g, Mạn kinh tử 60g, Sài hồ 40g, Xa tiền tử 40g. Sắc uống. (Bạch Tiễn Bì Thang – Loại Phương).

  • Trị sinh xong bị trúng phong, cơ thể hư yếu:

Bạch tiên bì 20g. Sắc với 450ml, còn 150ml uống ấm. (Bạch Tiền Thang II– Chứng Trị Chuẩn Thằng).

  • Chữa phong thấp nhiệt, vết thương chảy nước vàng, thịt lở:

Bạch tiễn bì, Cam thảo, Hà thủ ô, Khổ sâm, Kim ngân, Kinh giới, Liên kiều, Mộc thông, Phòng phong, tuỳ liều vừa đủ sắc uống hoặc làm hoàn uống. (Hà Thủ Ô Thang).

  • Chữa ngứa gải, dị ứng ngoài da đơn đỏ, (phong đơn độc):

Sinh địa 16g, Đương quy 14g, Xuyên khung 12g, Xích thược 16g, Phòng phòng 10g, Kinh giới 10g, Độc hoạt 10g, Sài hồ 12g, Bạc hà 12g, Thuyền thoái 7g, Bạch tiên bì 14g, Táo 3 quả. (Tứ Vật Tiêu Phong ẩm-Nghiệp Phương).

  • Trị K thực quản, dạ dày, ruột, phổi:

Bạch tiễn bì 20g, Sơn đậu căn 120g, Bài tương thảo 120g, Hạ khô thảo 120g, Hoàng độc 60g, Thảo hà sa 60g. Các vị tán bột làm viên, mỗi ngày uống 2-3 lần, 1 lần 6-12g.

  • Trị K da, sừng hóa da: 

Bạch tiễn bì 50g, Thổ cận bì 50g, Địa cốt bì 50g, Hạ khô thảo 50g, Kê huyết đằng 25g, Tam lăng 20g, Nga truật 20g. Sắc xông, rửa ngoài mỗi ngày 1-2 lần, 1 lần 20-30 phút.

  • Trị u hạch lâm ba:

Bạch tiễn bì 20g, Thất diệp nhất chi hoa 20g, Sơn đậu căn 20g, Bán biên liên 20g, Hạ khô thảo 20g, Bại tương thảo 20g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

  • Trị K thận:

Bạch tiễn bì 15g, Thổ phục linh 15g, Bạch mao căn 15g, Xa tiền thảo 15g, Tử kinh bì 10g, Bán chi liên 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo 20g. Sắc uống mỗi ngày 1 tháng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006.
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010.
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_imgspot_img