Bồ Bồ

Cây bồ bồ thuộc dạng thân thảo, sống nhiều năm. Bồ còn được gọi là cây chè đồng chè cát, nhân trần đực… Bồ bồ dược liệu có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, sơ phong, lợi thấp, làm ra mồ hôi, lợi tiêu hóa.

Dược liệu Bồ Bồ

  1. Tên khoa học: Adenosma indianum (Lour.) Merr.
  2. Tên gọi khác: Chè đồng, chè cát.
  3. Bộ phận dùng: Thân, cành mang lá và hoa đã phơi khô của cây bồ bồ.
  4. Tính vị, quy kinh: Vị cay, hơi đắng. Tân, tính vi ôn.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Thân hình trụ tròn. Lá mọc đối, nhăn nheo, hình trứng thuôn, đầu lá nhọn, gốc lá tròn. Mặt trên lá màu nâu thẫm, có nhiều lông, mặt dưới lá màu lục ít lông hơn. Mép lá khía răng cưa nhọn. Gân lá hình lông chim. Cụm hoa tận cùng dày đặc hình cầu hay hình trụ tròn. Quả mọng. Dược liệu mùi thơm hắc, vị đắng, hơi cay.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật:

  • Cây thảo, sống một năm, cao 20- 60cm, có nhiều lông. Thân hình trụ, cứng, đơn hoặc phân nhánh.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 2- 6cm, mép có răng cưa tròn, gân nổi rõ ở mặt dưới, cuống ngắn. cụm hoa mọc thành bông, thường có hình cầu, bao bọc bởi tổng bao nhiều lá bắc dạng lá ở bên dưới, có lông như len màu trắng, dài có 5 răng nhọn, gần đều, tràng màu xanh lơ nhẵn. quả nang nhẵn, hình trứng, dài 3- 4 mm, có mũi nhọn ngắn, hạt nhỏ, nhiều.

Cây Bồ bồ: Thảo dược quen thuộc với công dụng bất ngờ - YouMed

2. Phân bố:

  •  Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ,..
  •  Việt Nam: Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hóa,..

3. Bộ phận dùng:

  • Thân, cành mang lá và hoa đã phơi khô của cây bồ bồ.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Thu hái khi cây đang ra hoa.
  • Chế biến: Phơi trong râm mát hay sấy ở 40 – 50 oC đến khô. Tránh sấy nóng quá làm bay mất tinh dầu.
  • Bảo quản: Để nơi khô, mát.

5. Mô tả dược liệu Bồ Bồ

  • Thân hình trụ tròn (đôi khi có thiết diện hơi vuông), màu nâu nhạt, có lông (dài và thưa hơn so với nhân trần).
  • Lá mọc đối, nhăn nheo, hình trứng thuôn, đầu lá nhọn, gốc lá tròn. Mặt trên lá màu nâu thẫm, có nhiều lông, mặt dưới lá màu lục ít lông hơn. Mép lá khía răng cưa nhọn. Gân lá hình lông chim. Lá dài khoảng 3,5 cm, rộng 1,5 – 2 cm.
  • Cụm hoa tận cùng dày đặc hình cầu hay hình trụ tròn. Hoa hình môi, môi trên nguyên, môi dưới chia làm 3 thùy tròn. Cánh hoa thường rụng, chỉ còn lá bắc và đài.
  • Quả mọng, nhiều hạt (ít gặp). Dược liệu mùi thơm hắc, vị đắng, hơi cay.

6. Thành phần hóa học

  • Tinh dầu.
  • Saponin.
  •  Ngoài ra: glucosid, kalinitrat, acid clorogenic, acid neoclorogenic, acid caferic,..

7. Công dụng – Tác dụng:

  • Tác dụng: Sơ phong giải biểu thanh nhiệt lợi thấp.
  •  Công dụng: Chữa: Sốt, đau đầu, không ra mô hôi, vàng da ăn không tiêu, viêm gan virus, ăn không tiêu, sốt, đau đầu, không ra mồ hôi.

8. Cách dùng và liều dùng:

  • Ngày dùng 8 – 20 g, dạng thuốc sắc hoặc hãm.

9. Lưu ý, kiêng kị :

  • Không phải thấp nhiệt không nên dùng.

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Bồ Bồ

  • Phòng và chữa cảm cúm: Bồ bồ 15g, sắc nước uống thay chè.
  • Chữa tiêu hóa kém, đi ngoài, đầy bụng, sốt ho, đau đầu: Bồ bồ 15- 30g, sắc nước uống trong ngày.
  • Phòng ngừa và chữa trị cảm cúm: Lấy 15g bồ bồ hãm uống hàng ngày thay cho nước chè
  • Chữa ăn không tiêu, ho, sốt, nhức đầu, đầy bụng, đau bụng đi ngoài: Tùy theo tình trạng bệnh dùng 15 – 30g bồ bồ nấu nước uống vài lần trong ngày.
  • Lợi tiểu, chữa bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt: Kết hợp bồ bồrâu ngô mỗi vị 30g. Sắc uống vài ngày sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện.
  • Chữa chán ăn, mệt mỏi, sắc mặt kém, tỳ hư: Chuẩn bị 15g bồ bồ, can khương, táo tàu và đường đỏ lượng đủ dùng. Sắc uống nước
  • Giải nhiệt, làm mát gan: Bồ bồ, lỗ bình Trung Quốc, hoa cây mã đề lượng bằng nhau. Tất cả dùng dạng khô, đem tán vụn. Mỗi ngày nấu 50g uống thay trà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006.
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010.
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img