Bồ Kết

Dược liệu: Bồ Kết

  1. Tên khoa học: Fructus Gleditsiae australis.
  2. Tên gọi khác: Bồ kếp, chùm kết, tạo giác, co kết.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị cay, mặn, tính ôn, hơi độc. Vào các kinh phế, đại trường.
  4. Bộ phận dùng: Quả của cây bồ kết.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Quả dẹt và hơi cong, dài 5 – 11 cm, rộng 1,5 – 2 cm. Mặt ngoài nâu tía phủ chất sáp màu trắng tro, lấm tấm như bột, lau sạch có màu sáng bóng. Chất cứng, giòn, dễ gãy. Mùi hăng nhẹ, vị ngọt sau hơi cay.
  6. Phân bố vùng miền: Thế giới: Trung Quốc. Việt Nam: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
  7. Thời gian thu hoạch: Tháng 10-11.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật:

  • Cây to, có gai phân nhánh. Gai còn gọi là Tạo Giác Thích cũng là một dược liệu
  • Lá kép lông chim. Cuống chung có lông và rãnh dọc. Có 6-8 đôi lá chét dài 25 mm, rộng 15 mm.
  • Hoa mọc thành chùm màu trắng.
  • Quả loại đậu dài 10-12cm hơi cong hay thẳng, dẹt, phồng lên ở chỗ mang hạt, khi chưa khô thì màu xanh, nhưng khi khô chuyển thành màu đen, có 10-12 hạt rất rắn.
  • Cây được trồng nhiều nơi ở nước ta để lấy quả vào tháng 10-12 nấu nước gội đầu.
  • Trong y học dân tộc cổ truyền, quả còn gọi là tạo giác.
quả bồ kết
Quả Bồ Kết

2. Phân bố:

  • Thế giới: Trung Quốc.
  •  Việt Nam: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.

3. Bộ phận dùng:

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

Thu hái: Thu hoạch vào mùa thu, hái lấy quả, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô, khi dùng giã nát.

 Chế biến:

  • Theo Trung y:

Ngâm nước một đêm, cạo sạch vỏ ngoài, tẩm mỡ sửa nướng đi nướng lại cho thấu, bỏ hột. Cứ một lạng tạo giác dùng 5 đồng cân mỡ.

(Lôi Công)

Tẩm mật nướng: có khi tam mỡ sữa vắt lấy nước, có khi đốt cháy tùy từng trường hợp.

  • Theo kinh nghiệm Việt Nam:

Tẩm nước cho mềm, bỏ vỏ đen ở ngoài, tước bỏ hai sông, bỏ hột, sấy khô.

Sau đó có thể sao qua hoặc lùi trong tro nóng cho giòn rồi tán bột làm hoàn tán, hay làm viên đạn để làm cho trung tiện.

Có thể ngâm rượu trắng (1/4) để ngậm trị răng.

Bẻ ra, cho vào lò than đốt, lấy khói để tẩy uế, chông lạnh.

  • Bảo quản:

Dễ bị mọt, nếu chưa bào chế thì chống mọt, năng phơi, tránh ẩm.

Bào chế rồi đậy kín.

5. Mô tả dược liệu Bồ Kết

  • Quả dẹt và hơi cong, dài 5 – 11 cm, rộng 1,5 – 2 cm.
  • Mặt ngoài nâu tía phủ chất sáp màu trắng tro, lấm tấm như bột, lau sạch có màu sáng bóng, dễ thấy các vết nứt dạng vân lưới hoặc dạng tuyến nhỏ lấm tấm và dạng bướu nhú lên.
  • Đỉnh quả có gốc vòi nhụy tồn tại dạng mỏ chim, gốc quả có vết của cuống quả.
  • Chất cứng, giòn, dễ gãy. Mặt gãy màu vàng nâu đến lục nhạt, giữa xốp hoặc là khoang chứa hạt.
  • Mùi hăng nhẹ, vị ngọt sau hơi cay.

6. Thành phần hóa học:

  •  Nălycon là acid oleanolic có phần đường là glucose+ arabinose+ xylose. Một aglycon của saponin thứ hai là acid echynocystic (=16- hydroxy, 28 oic- b-amyrin).
  • Flavonoid: 5 chất flavonoid đã được xác định cấu trúc: luteolin, isovitexin, vitexin, isoorientin và orientin; ngoài ra còn một số flavonoid khác chưa xác định.
  • Năm 1973, Ngô Thị Bích Hải tách được một saponin đặt tên là australosid có phần aglycon là acid echynocystic, phần đường có hai mạch: một mạch nối vào OH- ở C-3 gồm có D-xylose, L-arabinose, D-glucose theo tỉ lệ 2:1:1. Còn mạch ở C-28 theo dây nối ester gồm D-xylose, D-galactose theo tỉ lệ 1:1.

7. Công dụng – Tác dụng:

  • Làm thuốc chữa ho, tiêu đờm: Ngày dùng 0,5-1g quả.
  • Chữa sâu răng: Quả bồ kết tán nhỏ đắp vào chỗ răng sâu, nếu thấy chảy nước bọt thì nhổ đi.
  • Chữa chốc đầu: Bồ kết đốt thành than tán nhỏ, rửa sạch vết chốc rắc than bồ kết lên.
  • Chữa quai bị: Quả bồ kết (bỏ hạt) tán nhỏ, hòa vào giấm tẩm vào bông đắp vào chỗ đau (nhiều lần).
  • Chữa bí đại tiện, tắc ruột, không trung tiện được: Lấy 14 quả bồ kết đem nướng (đừng để cháy quá) bỏ hạt, tán thành bột mịn, dùng đầu canun có bôi vaselin chấm vào bột bồ kết, sau đó cho vào hậu môn sâu độ 3-4 cm (làm 3-4 lần).
  • Nhân dân còn dùng hạt chữa lỵ: Hạt đem sao vàng tán nhỏ, dùng hồ nếp làm viên bằng hạt ngô. Ngày dùng 10-20 viên, dùng nước chè đặc để chiêu thuốc. Uống lúc sáng sớm.

Phụ nữ có thai và người ho ra máu không được dùng.

8. Cách dùng và liều dùng:

  • Ngày dùng 3 – 6g.

9. Lưu ý, kiêng kị:

  • Không phải thực tà nguy cấp thì không nên dùng.

10. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Bồ Kết

  •  Chữa trúng phong, cấm khẩu hôn mê bất tỉnh: Quả bồ kết phối hợp với bạc hà mỗi thứ lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, thổi bột đó vào mũi để gây hắt hơi và làm bệnh nhân tỉnh lại.
  •  Chữa hen suyễn, ho nhiều đờm, thở khò khè: Quả bồ kết (1g), quế chi (1g), đại táo (4g), cam thảo (2g), sinh khương (1g), nước 600ml, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
  •  Chữa sâu răng, nhức răng: Quả bồ kết tán nhỏ đắp vào chân răng, nếu thấy chảy nước miếng thì nhổ đi không được nuốt, hoặc dùng quả bồ kết đốt tồn tính xỉa vào chân răng.
  • Chữa kiết lỵ, ỉa mót: Hạt bồ kết, chỉ xác (lượng bằng nhau), sao vàng tán thành bột, trộn với hồ nếp làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10-20 viên, với nước chè đặc.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU:

1. Bột:

  • Màu vàng nâu, nhiều tế bào đá hình tròn hay hình bầu dục hoặc hình không đều, đường kính 15-53 mm.
  • Nhiều sợi thường xếp thành bó, đường kính sợi 10-35 mm, thành hơi hóa gỗ, được bao quanh bởi các tế bào mô mềm có chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ và một vài cụm sợi tinh thể, đi kèm bó sợi thường có tế bào vách dày hình gần vuông.
  • Các tinh thể calci oxalat hình lăng trụ dài 6-15 mm, những bó tinh thể đường kính 6-14 mm.
  • Nhiều tế bào mô mềm có thành tế bào hóa gỗ, có nhiều vết lõm (hốc) và ống trao đổi rõ.
  • Tế bào biểu bì vỏ quả màu nâu đỏ, hình đa giác, thành tương đối dày, với lớp cutin có gợn vân dạng hạt.

2. Định tính:

  • A. Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, thêm 8 ml ethanol (TT), đun hồi lưu trên cách thủy khoảng 5 phút, để nguội, lọc. Lấy khoảng 0,5 ml dịch lọc cho vào 1 chén sứ nhỏ, bốc hơi tới khô trên cách thủy để nguội. Thêm 3 giọt anhydrid acetic (TT), khuấy đều rồi thêm 2 giọt acid sulfuric (TT) dọc theo thành chén, sẽ xuất hiện màu đỏ tía.
  • B. Đun sôi khoảng 1 g bột dược liệu với 10 ml nước trong 10 phút, lọc. Lắc mạnh dịch lọc, 1 lớp bọt được tạo thành bền vững trên 15 phút.

3. Các tiêu chuẩn đánh giá khác:

  • Độ ẩm:

Không quá 12 % (Phụ lục 5.16, 1 g, 105oC, 4 giờ).

  • Tạp chất:

Không quá 1 % (Phụ lục 9.4).

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006.
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010.
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006.

 

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img