Cà Gai Leo

Cà Gai Leo – Một dược liệu tự nhiên được sử dụng nhiều có tác dụng rất tốt với sức khỏe đặc biệt trong chữa bệnh về gan…thanh lọc cơ thể

Dược liệu: Cà Gai Leo

  1. Tên khoa học: Herba Solani procumbensis.
  2. Tên gọi khác: Cà gai dây, Cà vạnh, Cà quýnh, Quánh; Cà quạnh; Cà quýnh, Cà bò, Cà gai dây, Cà hải nam.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị hơi the, tính ấm, hơi có độc.
  4. Bộ phận dùng: Rễ và cành lá.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Cành phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong. Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, xẻ thuỳ không đều, mặt trên có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao.
  6. Phân bố vùng miền: cây mọc hoang ở Việt Nam (Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hoá, Nghệ An).
  7. Thời gian thu hoạch: Hái rễ và cành lá quanh năm.
cà gai leo
cà gai leo

Mô tả Cà Gai Leo

Cà gai leo thuộc loại cây nhỡ leo, có thân dài từ 60 – 100 cm, hay cao hơn, chia nhiều cành. Loài có nhiều gai, cành xòa rộng. Lá cây hình trứng hay thuôn dài, dưới gốc lá hình rìu hay hơi tròn. Ra hoa tháng 4-9, tạo quả tháng 9-12. Quả là dạng quả mọng bóng, màu đỏ, hình cầu đường kính 7–9 mm. Hạt màu vàng nhạt, dạng thận hình đĩa, kích thước khoảng 3 x 2 mm. Loài này có vị hơi the, tính ấm.

Bài thuốc với dược liệu Cà Gai Leo

Rễ cây có chứa tinh bột và nhiều chất hóa học khác như ancaloit, glycoancaloit… có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan, dùng chữa các bệnh liên quan đến gan. Trong đề tài “Nghiên cứu thuốc từ Cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai đã chỉ ra được tác dụng chống viêm gan, ngăn chặn sự phát triển xơ gan và chống oxy hóa của dạng chiết toàn phần và dạng hoạt chất chính Glycoalcaloid ở mô hình thực nghiệm sinh vật. Thuốc được áp dụng cho nhóm bệnh nhân tình nguyện, không mang tác dụng phụ, được hội đồng khoa học chấp thuận thực nghiệm lâm sàng.

cây cà gai leo
cây cà gai leo

Người ta thông thường đào rễ cây, rửa sạch, thái mỏng và phơi sấy khô để làm thuốc. Rễ cây dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, chữa say rượu. Người bị say rượu lấy rễ cây cà gai leo sát vào răng hoặc nhấm rễ để tránh say rượu. Ngoài ra, khoảng 16 – 20g rễ cây cà gai leo còn được dùng để sắc uống chữa bệnh lậu.

Chữa rắn cắn:

Rễ cà gai leo tươi 30-50g, rửa sạch, giã nhỏ, mang hoà với 200ml nước đun sôi đã nguội, chắt lấy nước cho người bị rắn cắn uống ngay. Uống 2 lần ngày đầu. Từ ngày thứ 2 trở đi, dùng rễ 15-30g sao vàng, sắc nước uống, uống 2 lần/ngày khoảng 3 đến 5 ngày là khỏi.

Trị phong thấp:

Rễ và gai leo, rễ cỏ xước, vỏ chân chim, dâu mấu, rễ tầm xuân, dâu đau xương tất cả đều 20g mỗi loại mang sắc nước uống. Bạn có biết mướp đắng cũng có tác dụng trị phong thấp

Trị ho, ho gà:

10g rễ cà gai leo, 30g lá chanh mang sắc nước uống. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa sưng mộng răng:

4g hạt cà gai leo tán nhỏ, cho vào một cái đồ đồng cùng ít sáp ong, mang đốt lấy khói xông vào chân răng (Trong Bách Gia Trân Tàng).

Cà gai leo trị mụn:

Lấy 30g cà gai leo và 40g thân, lá cây xạ đen cho vào 1.5 lít nước. Đun đến sôi thì để nhỏ lửa đến khi còn 1 lít nước thuốc, uống nhiều lần trong ngày. Ngoài ra có thể dùng thêm bột quế nguyên chất trộn với mật ong làm mặt nạ giúp trị mụn trứng cá triệt để.

Trên đây là một số bài thuốc với cây cà gai leo dể Quý vị tham khảo. Blog Wiki sẽ cập nhật thêm các bài thuốc hay với cà gai leo …

cà gai leo
Trang trại chuyên canh cà gai leo

..

Cà gai leo, cây thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh về gan cực kỳ hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng men gan cao xơ gan, ѵiêm gan cấp và mãn tính, viêm gan do virus, viêm gan B, C.
Hỗ trợ điều trị bệnh do chức năng gan suy giảm do các nguyên nhân khác như dùng nhiều thuốc tân Ɗược, uống nhiều bia rượų, tiêu giảm mụn nhọt do nóng trong vv…

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img