Cối Xay – Kim Hoa Thảo

Cây cối xay hay còn gọi là cây dằng xay, kim hoa thảo, ma mãnh thảo, nhĩ hương thảo là loại cây nhỏ, cao tầm 1m, sống lâu năm.

Dược liệu Cối Xay

  1. Tên khoa học: Herba Abutili indici.
  2. Tên gọi khác: Ma bàn thảo, giằng xay.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Quy vào các kinh tâm, đởm.
  4. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Dược liệu gồm các đoạn thân, cành, lá, hoa, quả. Tất cả các bộ phận đều có lông. Vỏ thân có vân nhăn nheo dạng lưới, màu nâu xám nhạt hay lục xám, vỏ cành thường nhẵn. Lá khô bị nhăn nheo, nhàu nát, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn. Hoa màu vàng, có cuống, mọc đơn độc ở nách lá. Quả hình cầu cụt đầu giống thớt cối xay.
  6. Phân bố vùng miền: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta.
  7. Thời gian thu hoạch: Mùa hạ.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật:

Cây nhỏ sống hàng năm hay lâu năm, mọc thành bụi, cao 1-2m, có lông mềm trên toàn thân và các bộ phận của cây. Lá mọc so le, hình tim, mép khía răng. Hoa vàng, mọc ở nách lá, có cuống dài bằng cuống lá. Quả gồm tới 20 lá noãn dính nhau nom như cái cối xay lúa. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt.

cối xay

2. Phân bố:

  • Việt Nam: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta.

3. Bộ phận dùng:

  • Phần trên mặt đất, rễ, hạt.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Vào mùa hạ.
  • Chế biến: Giữ sạch bụi, cắt thành những đoạn theo kích thước quy định, phơi hoặc sấy khô.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.

5. Mô tả dược liệu Cối Xay

Dược liệu gồm các đoạn thân, cành, lá, hoa, quả. Tất cả các bộ phận đều có lông. Thân lớn đường kính khoảng 1,2cm, được cắt vát dài 1 – 1,5cm. Thân nhỏ và cành thường được cắt thành đoạn dài 3 – 4cm. Vỏ thân có vân nhăn nheo dạng lưới, màu nâu xám nhạt hay lục xám, vỏ cành thường nhẵn. Lá khô bị nhăn nheo, nhàu nát, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn, nếu ngâm nước rồi rải trên một mặt phẳng sẽ thấy lá mỏng mềm, hình tim, đầu nhọn, dài rộng khoảng 5 – 10cm. Hoa màu vàng, có cuống, mọc đơn độc ở nách lá. Quả hình cầu cụt đầu giống thớt cối xay, đường kính 1,5 – 2cm, có khoảng 20 phân quả, mỗi phân quả có một vỏ nhọn như gai, có lông dày, chứa 3 hạt màu đen nhạt, hình thận.

dược liệu Cối Xay
Cây dược liệu Cối Xay

6. Thành phần hóa học:

Lá chứa nhiều chất nhầy và asparagin. Cây chứa tinh dầu với các thành phần là b-pinen, caryophyllen oxyd, cineol, geraniol, geranyl acetat, alemen, eudesmol, farnesol, borneol. Hạt chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% gồm chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic. Rễ chứa dầu béo, b- sitosterol, b-amyrin và một alcaloid chưa xác định.

7. Công dụng – Tác dụng:

  • Tác dụng: Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu.
  • Công dụng: Chữa cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng.

8. Cách dùng và liều dùng:

Sắc uống hoặc giã nát đắp mụn nhọt. Lá ngày dùng 8 – 20g, hạt 2 – 4g, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Cối Xay

 Đau tai, tật điếc:

  • Cối xay 60g hoặc 20-30g quả, nấu với thịt lợn mà ăn. Đối với tật điếc, dùng rễ Cối xay, Mộc hương, Vọng giang nam, mỗi vị 60g, nấu với đuôi lợn mà ăn.

Sau khi đẻ phù thũng:

Kiết lỵ hay mắt cá màng mộng:

  • Quả Cối xay, hoa Mào gà mỗi vị 30g, sắc uống.

Trị cảm sốt, nhức đầu do phong nhiệt:

  • Cây cối xay 12 – 16g, lá tre 8g, bạc hà 6g, kinh giới 8g, kim ngân hoa 12g, nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần, uống trước bữa ăn. Hoặc: Lá cối xay 20g, chỉ thiên 20g, bạc hà 10g, cam thảo 5g, gừng tươi 3 lát, sắc nước uống trong ngày. Dùng 3-5 ngày.
Chữa tiểu tiện bí, tiểu rắt, tiểu buốt do thấp nhiệt:

Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp:

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ:

  • Rễ cối xay 200g, sắc đặc, uống 1 chén thuốc (bằng chén trà), còn lại thừa lúc nóng xông hậu môn, khi nước còn ấm thì dùng rửa, ngày xông rửa 5-6 lần.

Mề đay do dị ứng:

  • Toàn cây cối xay 30g, thịt lợn nạc 100g, hầm chín, ăn thịt lợn và uống nước thuốc. Dùng 7 – 10 ngày.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên dùng.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU:

1. Vi phẫu:

Biểu bì trên và dưới đều có lông che chở hình tỏa tròn. Phiến lá toàn bộ là mô mềm khuyết, dưới lớp biểu bì của gân lá có mô dày, ở giữa gân lá là bó libe gỗ. Trong phần mô mềm có túi chứa chất nhày.

Vi phẫu thân: Biểu bì có nhiều lông che chở hình tỏa tròn, ngoài ra còn có ít lông che chở đa bào một dãy; rải rác có lông tiết chân đa bào một dãy, đầu đơn bào. Trong mô mềm, có rải rác có tế bào chứa chất nhày. Bó libe gỗ cấp hai xếp thành vòng liên tục. Trong cùng là mô mềm ruột.

2. Độ ẩm:

Không quá 13 % (1g, 105 0C, 4 giờ).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img