Cúc Hoa Vàng

Cây Cúc Hoa Vàng hay còn gọi là cây cam cúc, cây kim cúc là giống hoa thường trồng làm hoa cảnh và hoa cúc vàng còn được dùng làm dược trà hoa cúc giúp thanh nhiệt, giải độc…

Dược liệu Cây Cúc Hoa Vàng

  1. Tên khoa học: Chrysanthemum indicum L.
  2. Tên gọi khác: Cam cúc, kim cúc.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Quy vào các kinh tỳ vị, phế, thận.
  4. Bộ phận dùng: Hoa.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Cụm hoa hình đầu, màu vàng hơi nâu. Chất nhẹ, mùi thơm, vị đắng.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Việt Nam: Hưng Yên, Hà Nội, Hà Tây.
  7. Thời gian thu hoạch: Đầu tháng 9 hay tháng 10 đến tháng 1- 2 năm sau.

Cây Cúc Hoa Vàng

1. Mô tả thực vật

Cây mọc thẳng đứng cao chừng 90cm. Phiến lá hình 3 cạnh tròn, thùy xẻ sâu. Cụm hoa hình cầu, đường kính từ 1- 1,5cm. Hoa trong và ngoài đều màu vàng.

cúc hoa vàng

2. Phân bố:

  • Thế giới: Có nguồn gốc ở vùng Đông Á, Trung Quốc và Nhật Bản, được trồng làm thuốc và làm cảnh ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Thái Lan và Ấn Độ.
  • Việt Nam: Trồng nhiều ở Hưng Yên, Nhật Tân, Tế Tiêu.

3. Bộ phận dùng:

  • Hoa.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Thu hái hoa bắt đầu từ tháng 9 hay tháng 10. Tùy theo sự chăm sóc, thu hoạch được nhiều hay ít đợt.
  • Chế biến: Hái hoa về, đem quây cót rồi sấy diêm sinh 2-3h, thấy hoa chín mềm là được (nếu hoa còn sống sẽ hỏng). Sau sấy, đem nén, trên đè càng nặng càng tốt. Nén độ 1 đêm thấy nước chảy ra đen là được, đem phơi độ 3-4 nắng nữa mới được. Nếu trời râm, đêm phải sấy diêm sinh. Cứ 5-6kg hoa cho 1kg khô.
    Sây diêm sinh là cách làm cũ, hiện nay công nghệ hiện đại có thể sấy thăng hoa bằng điện, sấy lạnh,…
  • Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh mốc, mọt.

5. Mô tả dược liệu Cúc Hoa Vàng

Cụm hoa hình đầu, màu vàng hơi nâu, đôi khi còn đính cuống; đường kính 0,5 – 1,2cm. Tổng bao gồm 4 – 5 hàng lá bắc, mặt ngoài màu xanh hơi xám hoặc nâu nhạt, ở giữa hai bên mép rất nhạt và khô xác.

Có 2 loại hoa: Hoa hình lưỡi nhỏ một vòng, đơn tính, không đều ở phía ngoài; nhiều hoa hình ống, đều, mẫu năm, lưỡng tính ở phía trong. Chất nhẹ, mùi thơm, vị đắng.

6. Thành phần hóa học:

  • Carotenoid (chrysanthemoxanthin)
  • Tinh dầu trong đó có α-pinen, β-pinen, sabinen, cadinol, cineol, α – terpinen, myrcen,…
  • Sesquiterpen: Angelyl cumambrin B, artelasin A, angeloyajadin, yejuhua lacton, handelin, …
  • Flavonoid: Luteolin-7- β- D-glucopyranosid, acacetin-7-O- β-D-galactopyranosid, chrysanthemin.
  • Acid amin: adenin, cholin, stachydrin.
  • Các thành phần khác gồm: indicumenon, β –snosterol , α-amyrin, β –amyrin, vitamin A…

7. Tác dụng – Công dụng:

  • Kiện tỳ, dưỡng vị, ích phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Dùng khi kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát
  • Dược liệu sao cám tăng tác dụng kiện tỳ vị.
  • Dùng chữa các chứng cảm lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, huyết áp cao, đinh độc, mụn nhọt, sưng đau. Uống lâu ngày lợi khí huyết, có tác dụng về nội tiết làm trẻ lâu.

8. Cách dùng và liều dùng:

  • Mỗi ngày 8-16g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp vị thuốc khác.
  • Ngày từ 12 – 30g dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

9. Lưu ý, kiêng kị (nếu có):

  • Có thực tà thấp nhiệt thì không dùng.

Một số bài thuốc Dược liệu Cúc Hoa Vàng

Nổi bật cách dùng Trà Hoa Cúc là thức uống với công dụng Trà Hoa Cúc tuyệt vời:

tra hoa cuc
Trà Hoa Cúc Vàng được nhiều người yêu thích

Chữa ho sốt, cảm mạo:

  • Bài thuốc Tang cúc ẩm: Tang diệp, cúc hoa mỗi vị 6g, Liên kiều, bạc hà, cam thảo, cát cánh mỗi vị 4g, 600ml nước. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa chóng mặt, hoa mắt, mắt đỏ, mũi tắc:

  • Bài thuốc Cúc hoa trà điều tán: Cúc hoa, xuyên khung, bạc hà, kinh giới, phòng phong, khương hoạt, hương phụ, cam thảo, bạch chỉ, tế tân, khương tàm. Các vị bằng nhau, trộn đều, tán nhỏ. Sau bữa cơm dùng nước chè chiêu thuốc, mỗi lần 4-6g bột này.

Chữa cảm mạo phong hàn (chủ yếu có cảm giác lạnh):

  • Cúc hoa vàng 5g, địa liền 5g, bạc hà 5g, kinh giới 20g, tía tô 20g, cát căn 20g. Sắc uống.

Chữa viêm, thoái hóa hoàng điểm:

Chữa suy nhược thần kinh:

Chữa can âm hư, thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, tăng huyết áp và vữa xơ động mạch ở người già, suy nhược thần kinh (triệu chứng: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, lưỡi khô):

Chữa âm hư hỏa vượng với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai hay quên, hồi hộp, hay xúc động, ít ngủ, miệng khô, táo bón, nước tiểu đỏ:

Có một Cúc Hoa khác: Cúc La Mã – Hoa cúc cánh trắng hay còn gọi: Dương Cam Cúc

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img