Hà Thủ Ô Đỏ

Dược liệu: Hà Thủ Ô Đỏ

  1. Tên khoa học: Polygonum multiflorum.
  2. Tên gọi khác: Thủ ô, giao đằng, dạ hợp, địa tinh, khua lình (Thái)..
  3. Tính vị, quy kinh: vị đắng, chát, hơi ngọt, tính ấm. Quy vào các kinh can, thận.
  4. Bộ phận dùng: Rễ củ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Rể củ tròn, hoặc hình thoi, không đều. Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam: Các tỉnh Tây Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An, Lào Cai, Lai Châu, Tây Nguyên.
  7. Thời gian thu hoạch: Mùa thu khi lá khô úa.

 I.THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Đặc điểm thực vật:

Dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, thân dài tới 5-7m, mọc xoắn vào nhau, màu xanh tía, không lông. Rễ phình thành củ, ngoài nâu, trong đỏ. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống, có gốc hình tim hẹp, chóp nhọn dài, mép nguyên. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành chùm nhiều chùy ở nách lá hay ở ngọn.Quả bế hình ba cạnh, màu đen. Cây ra hoa tháng 8-10.Quả tháng 9-11 tốt nhất.

hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ

2. Phân bố:

  • Thế giới: mọc ở Trung Quốc (Giang Tô, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Phúc Kiến), Nhật Bản.
  • Việt Nam: Mọc hoang ở rừng núi, nhiều nhất ở các tỉnh Tây Bắc sau đến các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Lai Châu, Tây Nguyên.

3. Bộ phận dùng:

  • Rễ củ

4.Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: vào mùa thu, khi lá khô úa,đào về rửa sạch đất, bỏ rễ con. Củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi hoặc bổ tư, phơi hay sấy khô. Nếu đồ chín rồi phơi khô thì tốt hơn. Khi thu hái cần có ý thức giâm lại để cây thuốc tiếp tục phát triển.
  • Chế biến: Lá có thể dùng làm rau ăn; dây lá cũng có thể dùng làm thuốc. Củ Hà thủ ô có thể dùng tươi, không chế hoặc chế với đậu đen, có nhiều cách làm: Đỗ đen giã nát cũng ngâm với Hà thủ ô đã thái miếng trong một đêm, sáng đem đồ lên rồi phơi nắng trong một đêm lại ngâm với đỗ đen, lại đồ và phơi, làm 9 lần. Củ Hà thủ ô ngâm nước vo gạo 24 giờ, rửa nước lại 1 lần nữa. Cho dược liệu vào nồi, rồi cho nước đỗ đen đến ngập tỷ lệ cứ 1kg Hà thủ ô, cho 100g Đỗ đen và 2 lít nước. Nấu đến khi gần cạn. Đảo luôn cho chín đều. Khi rễ củ đã mềm lấy ra bỏ lõi. Nếu còn nước đỗ đen thì tẩm, phơi cho hết. Đồ, phơi được 9 lần là tốt. Khi dùng thái lát hoặc bào thành phiến mỏng.

5. Mô tả dược liệu:

Rể củ tròn, hoặc hình thoi, không đều, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi theo chiều dọc, hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ.Vị chát.

6. Thành phần hóa học:

  • Củ chứa: 1,7% antraglucosid trong đó chủ yếu là: emodin, chrysophanola, rhein.
  • Ngoài ra còn có 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% chất béo, 4,5% chất vô cơ, 26,4% các chất tan trong nước, lecitin.
  • Lúc chưa chế, Hà thủ ô chứa 7,68% tanin, 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do, 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần.
  • Sau khi chế, còn 3,82% tanin. 0,1127%, dẫn chất anthraquinon tự do và 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần

7. Công dụng – tác dụng

  • Bổ khí huyết: Khí huyết đều hư, cơ thể mệt nhọc vô lực, thở ngắn hơi, thiếu máu, nhức đầu, râu tóc bạc sớm, ra mồ hôi trộm, tim loạn nhịp, mất ngủ,…
  • Bổ thận âm: Lưng đau, di tinh, liệt dương, phụ nữ bạch đới, dinh nguyệt không đều.
  • Giải độc chống viêm: Mụn nhọt, thấp chẩn lở ngứa, bệnh tràng nhạc, viêm gan mạn tính.
  • Nhuận tràng thông tiện: Thiếu máu vô lực dẫn tới đại tiện bí táo. Trĩ, đi ngoài ra máu cho kết quả tốt.

8. Chỉ định và liều dùng:

Ngày dùng 4-20g dạng thuốc sắc, hay tán bột uống, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác, có khi người ta dùng cả dây lá.

9. Kiêng kị

Uống Hà thủ ô đỏ thì kiêng ăn hành, tỏi, cải củ. Đối với người có áp huyết thấp và đường huyết thấp thì kiêng dùng.

Bài thuốc có Hà thủ ô Đỏ

  • Đơn thuốc bổ dùng cho người già yếu, thần kinh suy nhược, ăn uống kém tiêu: Hà thủ ô 10g, đại táo 5g, thanh bì 2g, trần bì 3g, sinh khương 3g, cam thảo 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3-4 lần uống trong ngày.
  • Chữa huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, và hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón: Dùng Hà thủ ô chế, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g sắc uống.
  • Bổ khí huyết, mạnh gân cốt: Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ với lượng bằng nhau, ngâm nước vo gạo 3 đêm, sao khô tán nhỏ, luyện với mật làm viên to bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 50 viên với rượu vào lúc đói.
  • Chữa người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con: Dùng Hà thủ ô 20g, Tầm gửi Dâu, Kỷ tử, Ngưu tất đều 16g sắc uống.
  • Điều kinh bổ huyết: Hà thủ ô (rễ, lá) 1 rổ lớn, Đậu đen 1/2kg. Hai thứ giã nát, đổ ngập nước, nấu nhừ, lấy vải mỏng lọc nước cốt, nấu thành cao, thêm 1/2 lít mật ong, nấu lại thành cao, để trong thố đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng được lâu mới công hiệu.
  • Chữa đái dắt buốt, đái ra máu (Bệnh lao lâm): dùng lá Hà thủ ô, lá Huyết dụ bằng nhau sắc rồi hòa thêm mật vào uống.

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img