Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt, chỉ huyết, vị thuốc trị huyết áp tốt

Cây Hòe - Công ty Cổ Phần Giống cây trồng Đ.H Nông Nghiệp 1

Dược liệu: Hòe Hoa

  1. Tên khoa học: Flos Styphnolobii japonici
  2. Tên gọi khác: Hòe, Hòe mễ, Lài luồng (Tày).
  3. Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính hơi hàn .Vào các kinh can, đại tràng
  4. Bộ phận dùng: Nụ hoa đã phơi hay sấy nhẹ đến khô của cây Hòe.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Nụ hoa hình trứng có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi nhọn, màu vàng xám. Đài hoa hình chuông, màu vàng xám, phía trên xẻ thành 5 răng nông. Cánh hoa chưa nở màu vàng. Mùi thơm, vị hơi đắng.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc, Việt Nam: Thái Bình
  7. Thời gian thu hoạch: Sau 3-4 năm hòe bắt đầu ra hoa và từ đó hàng năm thu hoạch. Thu hoạch từ tháng 7-9 dương lịch.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật Hòe Hoa

Hòe thuộc một cây thuốc nam quý. Cây cao 7 – 10m, có khi tới 25m, nhánh nhỏ màu xanh lục, có lông hoặc không có lông. Lá lông chim lẻ, mọc so le, dài 15 – 25cm, lá chét 7 – 15 phiến, hình trứng hoặc hình trứng hẹp, dài 3 – 6cm, mép nguyên, mặt trên có lông và phấn trắng. Hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, dài 15 – 30cm, quả đậu thắt lại ở giữa các hạt, chất nạc, chủng tử 1 – 6 hạt màu đen hình thận.Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta, có nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Trồng bằng hạt hoặc dâm cành.

Hòe Hoa
Hòe Hoa

2. Phân bố:

  • Thế giới:
  • Việt Nam: Cây Hòe được trồng Ở nhiều tỉnh trên đất nước ta. Các tỉnh có trồng nhiều hòe hoa là: Thái Bình, Nam Hà, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, v.v…

3. Bộ phận dùng:

  • Nụ hoa đã phơi hay sấy nhẹ đến khô của cây Hòe. Hoa hòe phơi khô để lâu càng tốt.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Khi trời khô ráo (thường vào buổi sáng), ngắt các chùm hoa chưa nở, tuốt lấy nụ, loại bỏ các bộ phận khác của cây, phơi nắng hoặc sấy nhẹ cho đến khô.
  • Chế biến: Phơi hay sấy khô, sao vàng, sao đen.
  • Bảo quản: Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

5. Mô tả dược liệu Hòe Hoa

Nụ hoa hình trứng có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi nhọn, dài 3 – 6mm, rộng 1 – 2mm, màu vàng xám.  Đài hoa hình chuông, màu vàng xám, dài bằng 1/2 đến 2/3 chiều dài của nụ hoa, phía trên xẻ thành 5 răng nông. Hoa chưa nở dài từ 4 – 10mm, đường kính 2 – 4mm. Cánh hoa chưa nở màu vàng. Mùi thơm, vị hơi đắng.

6. Thành phần hóa học Hòe Hoa

Thành phần hóa học của Hòe hoa chủ yếu là hợp chất glycosid, trong đó hoạt chất chính là rutin (chiếm tối 20% trở lên). Trong Hòe giác cũng có chứa rutin nhưng tỉ lệ thấp hơn so với Hòe hoa.

7. Phân biệt thật giả

Hoa hòe thường cánh hoa đã rơi rụng, nếu còn nguyên thì có 5 cánh hoa, màu trắng vàng, rất mỏng, trong số đó hai cánh hoa tương đối to, hình gần tròn, đỉnh hơi lõm, cuộn lật ra phía ngoài, các cành hoa khác hình tròn dài. Phía dưới các cánh hoa có đài hoa hình chuông màu lục. Giữa kẽ cánh hoa có các nhụy màu vàng nâu, giống như những sợi râu và một nhụy hình trụ nhưng uốn cong. Chất nhẹ, khi khô dễ bị vụn nát, không mùi, vị hơi đắng.

8. Công dụng – Tác dụng Hòe Hoa

  • Tác dụng: Lương huyết chỉ huyết, thanh can tả hỏa.
  • Công dụng: Chủ trị: Các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.

Tính chất hoa hòe theo tài liệu cổ:

Hoa vị đắng,tính bình,quả vị đắng tính hàn. Hoa vào hai kinh can và đại tràng. Quả vào kinh can, có tác dụng lương huyết thanh nhiệt, chỉ huyết(hoa). Quả tính chất gần như hoa nhưng có thể gây ra thai. Dùng chữa xích bạch lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, chảy máu cam, phụ nữ băng huyết.

Hiện nay nhân dân dùng hoa hòe làm thuốc cầm máu, dùng trong những bệnh ho ra máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu. Ngày uống 5 –  20g dưới dạng thuốc sắc.

Rutin thường dùng cho người bệnh bị cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, để đề phòng đứt mạch máu não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, còn có tác dụng đối với bệnh tăng huyết áp.

9. Cách dùng và liều dùng Hòe Hoa

  • Ngày 6 – 12g, dạng thuốc sắc.

10. Lưu ý, kiêng kị:

  • Phụ nữ có thai không dùng Hòe giác.

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Hòe Hoa

  • Trị chảy máu không cầm: Hòe hoa, Ô tặc cốt, lượng bằng nhau, để nửa sống nửa sao, tán bột thổi vào (Phổ Tế Phương).
  • Trị thổ huyết không cầm: Hòe hoa đốt tồn tính, bỏ vào một tý Xạ hương vào, trộn đều. Mỗi lần dùng 12g uống với nước gạo nếp (Phổ Tế Phương).
  • Trị lưỡi chảy máu không cầm: Hòe hoa tán bột, xức vào (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
  • Trị ho ra máu, khạc ra máu: Hòe hoa sao, tán bột. Mỗi lần uống 12g với nước gạo nếp, cúi ngửa một lát thì đỡ  (Chu Thị Tập Nghiệm Phương).
  • Trị tiểu ra máu: Hòe hoa sao, Uất kim (nướng), mỗi thứ 1 lượng tán bột lần 8g với nước sắc Đậu xị (Bí Tàng Phương).
  • Trị đại tiện ra máu: Hòe hoa, Kinh giới tuệ, các vị bằng nhau tán bột, uống lần 4g với rượu (Kinh nghiệm phương), hoặc dùng Trắc bá diệp 3 chỉ, Hòe hoa 6 chỉ sắc uống hàng ngày (Tập giản phương)
  • Trị đại tiện ra máu: Hòe hoa, Chỉ xác, các vị bằng nhau sao tồn tính tán bột, lần uống 8g với nước (Tụ Trân Phương).
  • Trị sốt cao đột ngột tiêu ra máu: Ruột heo sống 1 cái rửa sạch phơi khô, lấy Hòe hoa sao tán bột bỏ đầy vào trong ruột heo, lấy giấm gạo ngâm trong hũ sành nấu chín, làm viên bằng hạt đạn lớn phơi nắng, mỗi lần uống 1 viên lúc đói với rượu ngâm Đương quy (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
  • Trị đi tiêu ra máu do độc của rượu: Hòe hoa nửa sống nửa sao 40g, Sơn chi tử 20g,  tán bột uống lần 8g với nước (Kinh Nghiệm Lương Phương).
  • Trị lỵ ra máu, trĩ ra máu: Hòe hoa sao, tán bột, mỗi lần  uống 12g với rượu, ngày uống 3 lần hoặc dùng vỏ trắng của cây Hòe hoa sắc uống (Phổ tế phương).
  • Trị Rong kinh không cầm: Hòe hoa sao tồn tính, mỗi lần uống 8~12g với rượu nóng trước khi ăn (Thánh Huệ Phương).
  • Trị băng huyết không cầm:  Hòe hoa 120g, Hoàng cầm 80g, tán bột. Mỗi lần uống 20g với một chén rượu (Càn Khôn Bí Uẩn Phương).
  • Trị trúng phong mất tiếng: Hòe hoa sao, sau canh ba nằm ngửa nhai nuốt (Thế Y  Đắc Hiệu Phương).
  • Trị ung thư phát bối, nhiệt độc ở trong người, hoa mắt, đầu váng, miệng khô, lưỡi đắng, hồi hộp, lưng nóng, tay chân tê, có sưng ở sau lưng: Hòe hoa một mớ, sao cho thành mầu nâu đen, ngâm với một chén rượu con, lúc rượu còn đang nóng thì uống, nếu chưa đỡ, uống tiếp, sau khi uống thì nhọt sẽ nhúm mủ lại (Bảo Thọ Đường Phương).
  • Trị trĩ ngoại:  Hòe hoa sắc rửa nhiều lần và uống thì sẽ teo lên (Tập Giản Phương).
  • Trị độc nhọt lở sưng tấy, tất cả các loại ung nhọt phát bối, chẳng kể là có mủ hay chưa, nhưng có tấy sưng nóng đau: Hòe hoa sao qua, Hạch đào nhân đều 80g, Dấm 1 chén sắc uống. Nếu chưa đỡ thì uống 2 -3 lần, đã vỡ mủ thì uống 1 -2 lần thấy hiệu quả (Y Phương Trích Yếu Phương).
  • Trị phát bối tán huyết: Hòe hoa, Bột đậu xanh, mỗi thứ 40g sao như màu ngà voi, tán bột, dùng 40gTế trà sắc còn 1 chén, để ngoài sương một đêm, lấy 12g phết vào, chừa lỗ cho ra mủ (Nhiếp Sinh Diệu Dụng Phương).
  • Trị băng huyết, hạ huyết: Hòe hoa 40g, Tông lư thán 8g, Muối 1 ít, sắc với 3 chén nước còn nửa chén, uống (Trích Huyền Phương).
  • Trị bạch đới không dứt: Hòe hoa (sao), Mẫu lệ nung, các vị bằng nhau tán bột. Mỗi lần uống 12g với rượu (Trích Huyền Phương).
  • Trị độc dương mai và độc do dương minh tích nhiệt gây ra, dùng Hòe hoa 4 lượng sao qua bỏ vào 2 chén rượu sắc uống nóng, người bị hư hàn thì cấm dùng (Tập Giản Phương).
  • Trị thổ huyết: Hòe hoa 12g, Bách thảo sương 4g. Tán bột, uống với nước sắc rễ Tranh (Mao căn) (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
  • Trị trường phong hạ huyết:  Hòe hoa, Trắc bá (đốt cháy), Chỉ xác đều 12g, Kinh giới 8g. Tán bột uống với nước hoặc làm thang tể. (đại tiện ra máu) (Hòe Hoa Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị huyết áp cao: Hòe hoa, Hy thiêm thảo, mỗi thứ 20 ~ 40g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Hoa Hòe – Vị thuốc điều trị huyết áp cao

Rutin thường dùng cho người bệnh bị cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, để đề phòng đứt mạch máu não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, còn có tác dụng đối với bệnh tăng huyết áp.

Rutin là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch. Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của thành mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt, vỡ, hiện tượng này trước đây người ta chỉ cho rằng do thiếu vitamin C mà có, gần đây phát hiện sự liên quan đối với vitamin P.

  • Hòe bì có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu của gan và ở cửa động mạch, giúp phòng ngừa xơ mỡ động mạch.
  • Hoa hòe có tác dụng giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch

Cách dùng Hoa Hòe pha trà

Dùng khoảng 20 – 30g hoa hòe khô, cho vào ấm, sau đó rót nước vừa đun sôi vào, với lượng nước khoảng 300ml tức là10g hoa hòe tương đương 100ml nước. Sau đó đợi khoảng 3 – 5 phút sau khi hoa hòe ngấm nước chìm xuống là có thể dùng được. Nếu hoa hòe chưa chìm xuống là do bạn dùng nước chưa thật sôi.

Ngoài ra, có thể có thể cho hoa hòe vào ấm sau đó bạn đổ nước và đun sôi trong vòng 1 – 2 phút.

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
xuyên tâm liên

Xuyên Tâm Liên

Xuyên tâm liên còn gọi là cây Công cộng, Nhất kiến hỷ, Lãm hạch liên, Khổ đởm thảo... Xuyên tâm liên có tác dụng kháng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img