Liên Nhục – Hạt Sen

Dược liệu: Liên Nhục

  1. Tên khoa học: Semen Nelumbinis.
  2. Tên gọi khác: Sen, tương liên, liên thực, liên tử.
  3. Tính vị, quy kinh: Cam, sáp, bình. Vào các kinh tỳ, thận, tâm.
  4. Bộ phận dùng: Hạt sen.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Hạt hình trái xoan. Mặt ngoài còn màng mỏng màu nâu, có nhiều đường vân dọc. Ở đầu trên có núm màu nâu sẫm. Bóc màng ngoài màu nâu để lộ hai lá mầm bằng nhau và xếp úp vào nhau, màu trắng ngà, hạt chứa nhiều tinh bột. Giữa hai lá mầm có hai đường rãnh dọc đối xứng nhau. Chồi mầm màu xanh lục, nằm ở giữa đường rãnh dọc của hai lá mầm.
  6. Phân bố vùng miền:
    Thế giới : Vùng nhiệt đới châu Á và châu Mỹ như Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc,
    Việt Nam: các tỉnh phía Nam của Việt Nam như vùng Đồng Tháp Mười, An Giang, nơi có nhiều ao hồ…
  7. Thời gian thu hoạch: Mùa hè – thu

Mô tả Hạt Sen – Liên Nhục

Dược liệu này có hình bầu dục tròn hoặc hình trứng tròn, màu nâu đỏ hoặc nâu vàng, vỏ hạt rất khó bóc, có 3 đường vân thuận màu nâu, một đầu gồ lên, có màu gụ sẫm, phần lớn có kẽ nứt, bỏ vỏ ngoài đi, bên trong có màu trắng vàng, nhân hạt hai lá mầm, có tính bột, ở giữa lõm xuống thành hình lòng máng, có tám sen màu lục, không có mùi. vị ngọt đạm, hơi chát.

hat sen
Hạt Sen – Liên Nhục

Loại nào hạt đều, mẩy, hạt to là loại tốt.

Tính vị và công hiệu hạt sen- liên nhục

Vị thuốc tính bình, vị ngọt chát, lợi về kinh tâm, tỳ, thận.

Có công hiệu dưỡng tâm bổ tỳ, ích thận, sáp tinh. Chủ trị các chứng tim đập hốt hoảng mất ngủ, di tinh, bệnh lậu, tỳ hư ỉa chảy, khí hư quá nhiều v.v…

Theo các nghiên cứu thời nay, hạt sen hàm chứa các chất albumin, chất mỡ, chất đường, calci, phospho, sắt v.v… Có tác dụng hạ huyết áp, chống sự thất thường trong qui luật hoạt động của tim, chống sự thiếu máu trong cơ tim, ức chế sức co thắt của tim v.v…

Bảo quản hạt sen

  • Để trong chum vại, giữ cho khô ráo, chống mốc, chống mọt, chuột.

Theo “Dược phẩm vựng yếu”

  • Khí vị: Vị ngọt, khí bình, không độc vào kinh Túc thái âm, Túc dương minh và Thủ thiếu âm.

Chủ dụng Liên Nhục

Bổ trung khí, nuôi thần minh, thanh Tâm, thanh hỏa, cố tinh, thông huyết mạch, sáng tai mắt, mạnh Tỳ, Vị, ngăn tả lỵ, khỏi băng đới, làm cho Tâm Thận giao thông nhau, trừ nóng, yên Tâm, chỉ khát, trừ phiền, uống lâu thì nhẹ mình, trẻ lâu, thêm tuổi thọ.

Hợp dụng:

Cùng với Nhân sâm 5đ, Hoàng liên 5đ, Liên nhục 1 lạng, chữa lỵ cấm khẩu. Cùng với Thỏ ty, Ngũ vị, Sơn thù, Sơn dược, Xa tiền, Nhục đậu khấu, Sa nhân, Quất hồng, Khiếm thực, Nhân sâm, Bổ cốt chi, Ba kích, chữa chứng quanh năm đi tả do Tỳ, Thận đều hư. Cùng Long cốt, ích trí liều lượng bằng nhau chữa bạch trọc, di tinh, Cùng chích Thảo (Liên nhục 6, chích Thảo 1) tán bột, chiêu với nước sắc Đăng tâm chữa xích trọc thuộc Tâm hư.

Cách chế: bỏ vỏ và ruột, phơi khô dùng.

Cây sen mọc từ bùn, sinh hóa không ngừng, được khí thơm trong của trời, bẩm thụ mùi vị xung hòa của đất cho nên củ, tua, hoa, quả, lá, mắt, vỏ, một đều là thuốc hay, khí thơm, vị ngọt hợp với giống lúa, là loài quả của tạng Tỳ, làm cho thủy hỏa giao nhau, Mộc Kim hòa hợp, khiến cho Thổ vượng thì yên ổn chỗ quy tàng. Công của Liên nhục thật là lớn vậy.

PHỤ LỤC VỀ SEN
  1. Thạch liên: Sách Y học nói: Thạch Liên là sen rụng trãi qua mùa Thu, trong thì khô, ngoài vỏ đen, chìm dưới nước, rất có khả năng thanh Tâm
  2. Hà ty: Là cuống Sen, yên thai rất tốt, có thể trục huyết ứ, giữ huyết mới, kiêm chữa chứng huyết lỵ.
  3. Liên phòng: Là gương Sen, đốt ra than thì chi huyết rất nhanh, để sống sắc với nước và Rượu uống thì có thể đẩy thai ra, chữa sót rau.
  4. Hà diệp: Là lá Sen, làm mạnh Tỳ, chỉ huyết, cố tinh, yên thai, chỉ tả, phá huyết, chỉ khát, trong thuốc chữa chứng lôi đầu phong người ta cũng dùng nó. Sách “Phụ nhân lương phương” viêt: sinh ra thanh khí của kinh Thiếu dương, ngừa lên như cái chậu, giống hình thể quẻ Chấn, người ăn nó thì thăng được Vị khí, yên định Tâm thần, nhẹ mình, đẹp lâu, kiêng dùng chung với Tỏi và Đại hoàng. Hiện thường dùng chữa chứng mỡ máu cao, có hiệu nghiệm (GTTK).
  5. Liên tu: Là tua Sen, vị ngọt, chát, tính ôn mà bình, vào kinh Túc thiếu âm, Thủ thiếu âm, bổ ích cho Thận, chữa được di tinh, giữ vững tinh khí, đen râu tóc, chỉ nôn ra máu, chữa đại tiện lỏng.
  6. Ngẫu tiết: Là ngó Sen, bẩm thụ khí của đất mà sinh ra, vị ngọt. Để sống thì hàn, nấu chín thì ôn.

Dùng sống có khả năng mát huyết, chỉ huyết, trừ nhiệt, mát Dạ dày, cho nên chủ tiêu tan ứ huyết, sau khi sinh máu xấu gây ra buồn bực, chườm đắp chữa các vết thương do đâm chém, gãy xương, ngăn chứng nhiệt khát, chữa chứng hoắc loạn, giải độc Rượu. Dùng chín thì ngọt ấm, mạnh Tỳ, khai Vị, thêm huyết, bổ Tâm, cho nên chữa được bệnh của 5 tạng, làm chắc Hạ tiêu, ngăn ỉa chảy, giải độc cua, cá, chữa cả chứng lâm lậu và khô khát sau khỏi bệnh. Cùng giã với Sinh địa, vắt lấy nước, uống với Đồng tiện và Rượu chữa thổ huyết, nục huyết.

THAM KHẢO “Huyền tẫn phát vi”- Hải Thượng Lãn Ông Bài Song bổ thận khí thang

Thục địa 8đ, Hoài sơn 4đ, Sơn thù 4đ, Bạch linh 3đ, Đơn bì 3đ,Trạch tả 3đ, Thỏ ty 4đ, Liên nhục 6đ, (sốt thêm Sài hồ, Bạc hà, bụng đầy thêm Nhục quế), sắc, chia uống nhiều lần trong ngày. Chữa Thận hư, khí huyết đều hư, hiếm muộn, mạch 2 bộ xích tế nhươc (nhất là bô Xích bên tả).

“Hòa tễ cục phương”

Bài Thanh tâm liên tử thang

Thạch liên nhục (bỏ tâm), Bạch linh, Hoàng kỳ, Nhân sâm đều 12g, Hoàng cầm, Mạch môn, Địa cốt bì, Xa tiền tử, chích Cam thảo đều 8g. Có tác dụng ích khí âm, giao thông Tâm Thận. Những người Tâm, Thận nhiệt, Tỳ, Phế hư thì miệng khô, mệt mỏi, người đi tiêu rát như không hết, lao Thận đái đục, đái nóng, có ra máu, người di tỉnh, mộng tinh, liệt dương, phì đại Tiền liệt tuyến, suy nhược thần kinh tình dục, bệnh Bàng quang, bế Thân mạn tinh, khó chịu trong niệu đaọ dùng thuốc này rất hiệu quả. Thuốc này chỉ chữa các chứng hư.

“Y phương tập giải”

Bài Kim tỏa cố tinh hoàn

Khiếm thực 40g, Liên tu 40g, Long cốt 40g, Mẫu lệ 40g, Sa uyển tật lê 40g, Liên tử 40g. Cùng tán nhỏ, thêm Mật làm hoàn, liều uống 20-30g, ngày 2 lần. Có tác dụng bổ Thận, cố tinh.

Chữa Thận khí không bền, di tinh tảo tiết.

“Thẩm thị tôn sinh thư”

Bài Thỏ ty tử hoàn

Thỏ ty tử 100g, Liên tử nhục 60g, Bạch linh 80g, Câu kỷ tử 50g, Sơn dược 80g. Cùng tán nhỏ, thêm Mật làm hoàn, liều uống 16-20g, ngày vài lần. Có tác dụng bổ Thận ích tinh. Chữa Thận hư, tinh ít.

Các bài thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Liên tử sơn dược chúc (cháo hạt sen, sơn dược)

  • Hạt sen (bỏ tâm) 40g – Hoài sơn dược 20g
  • Vỏ mề gà 10g – Gạo nếp vừa phải
  • Gạo nếp vo đãi sạch, bỏ vào nồi đất, cho nước vào, hạt sen và hoài sơn dược rửa sạch, cho vào nấu cháo cùng gạo nếp, vỏ mề gà. Sau khi chín, pha đường trắng cho vừa mà ăn.
  • Dùng cho người tỳ hư sinh ra đầy bụng đi ngoài, không thiết ăn uống.

Liên tử khiếm thực hà diệp chúc (cháo hạt sen, khiếm thực, lá sen)

  • Hạt sen (bỏ tâm) 60g – Khiếm thực 60g
  • Lá sen tươi 1 tầu – Gạo nếp vừa phải
  • Hạt sen, khiếm thực, lá sen rửa sạch, gạo nếp vo đãi sạch, bỏ cả vào nồi đất, cho nước vào nấu cháo, khi nào gạo và hạt sen chín đánh thêm đường cát vào ăn cho ngọt.
  • Dùng cho người tỳ hư ỉa chảy, mất ngủ, tim đập hoảng hốt, khí hư quá nhiều v.v…

Liên tử thanh bổ thang (thang hạt sen thanh nhiệt bổ âm)

  • Hạt sen 50g
  • Thịt nạc 100g
  • Phụ trúc 100g
  • Phụ trúc: món ăn Trung Quốc: đâụ phụ cán mỏng như bánh tráng, phơi khô, cuộn lại thành từng thanh. Rất phổ biến, chợ nào cũng có bán
  • Phất thái vừa phải
  • Nấu thang theo cách thông thường. Tốt nhất là nấu ăn vào mùa hè. Cũng có thể dùng cho người khí âm bất túc và người âm hư.
  • Bài thuốc này thanh nhiệt mà không thương khí, bổ ảm mà không ngấy, là giai phẩm về thanh bổ.

Liên lệ canh (món hạt sen cùi vải)

  • Cùi hạt sen 60g – Cùi vải 20g
  • 2 vị rửa sạch, cho 1 bát to nước, cho vào nồi hấp, hấp chín.
  • Dùng cho phụ nữ bị băng lậu, ra khí hư, thân thể yếu đuối.

Liên tử bách hợp đồn trư nhục (hạt sen bách hợp hầm thịt lợn)

  • Hạt sen 30g – Bách hợp 30g
  • Thịt nạc 250g
  • Cả 3 rửa sạch, cho nước vừa phải, ninh nhỏ lửa cho chín, cho gia vị vào mà ăn.
  • Dùng cho người thần kinh suy nhược, tim đập hoảng hốt, bị lao phổi thân nhiệt thấp, ho khan, viêm phế quản mạn tính và người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược.

Liên thảo thang (thang hạt sen cam thảo)

  • Hạt sen (bỏ tâm) 60g – Cam thảo 10g
  • 2 vị cho 1 bát nước, đun nhỏ lửa cho hạt sen chín nhừ, cho đường phèn vừa phải, ăn hạt sen uống thang.
  • Dùng cho người đái nhiều, đái gấp, nước đái đỏ và đục.

Liên tử phân chúc (cháo bột sen)

  • Bột hạt sen vừa phải – Gạo tẻ vừa phải
  • Gạo vo đãi sạch, cho vào nấu cháo chín dở, cho bột hạt sen vào, nấu tiếp cho chín là ăn được.
  • Dùng cho người tỳ hư, ỉa chảy, thận hư di tinh v.v… Người khoẻ mạnh ăn thường xuyên cháo này, sẽ thấy thèm ăn hon, tránh mọi bệnh tật, thân thể khoẻ mạnh.

Liên tử bồ đào can thang (thang hạt sen, nho khô)

  • Hạt sen 90g – Nho khô 30g
  • Hạt sen bỏ vỏ, tâm sen rửa sạch, bỏ chung với nho khô vào liễn sành, cho 700 – 800ml nước, đun cách thuỷ to lửa cho tới khi hạt sen chín nục là được. Mỗi ngày 1 lần. Chỉ 5 – 10 lần là thấy ngay kết quả rõ rệt.
  • Dùng cho người động thai do tỳ hư, thận hư.

Liên tử long nhăn thang (thang hạt sen long nhãn)

  • Hạt sen 30g – Khiếm thực 30g
  • Hạt ý dĩ 30g – Cùi long nhãn 8g
  • Mật ong vừa phải
  • 4 vị trên cho 500ml nước, đun nhỏ lửa ninh 1 giờ, sau đó cho mật ong vào quấy đều. Ăn hết cả trong 1 lần.
  • Dùng cho người da đen xù xì, có nhiều nếp nhăn.

Liên tử phạn tiêu chúc (cháo hạt sen cơm cháy)

  • Liên nhục 50g – Đường trắng vừa phải
  • Phạn tiêu (cháy cơm) vừa phải
  • Cùi hạt sen (liên nhục), cơm cháy, cho nước vào, đun nhỏ lửa nấu cháo, khi nào hạt sen nhừ thì cho đường vào. Ản nóng ngày 2 lần: sớm, tối.
  • Dùng cho người tỳ vị hư nhược, không thiết ăn uống, rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy v.v…

Liên tử bách hợp mạch đông thang (thang hạt sen, bách hợp, mạch môn đông)

  • Bách hợp 30g – Mạch môn đông 12g
  • Hạt sen (để cả tâm) 30g
  • Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
  • Dùng cho người sau khi sốt nóng dậy, người còn chưa hết nóng, tâm dương bất túc, tâm phiền miệng khô, tim đập hoảng hốt mất ngủ v.v…

Liên thực chúc (cháo liên thực)

  • Liên thực (bỏ vỏ quả) 15g
  • Gạo lức 50 – 100g
  • Liên thực nấu trước, sau cho gạo vào nấu cháo, ăn lúc đói.
  • Dùng cho người đau mắt đỏ, nhìn mờ, tỳ hư ỉa chảy, người già tri nhớ suy giảm.

Liên tử tiểu mễ chúc (cháo kê, hạt sen)

  • Hạt sen (bỏ tâm) 25g – Tiểu mễ (kê) 50g
  • Đường đỏ vừa phải
  • Hạt sen và ké cho vừa nước, đun nhỏ’lửa nấu cháo, cháo chín pha đường đổ vào. Ăn 1 ngày 3 bữa.
  • Dùng cho người tỳ vị hư nhược ăn ít, ỉa chảy, người có bệnh ngoài da như phát ban, nổi mẩn v.v…

Liên ngẫu trá nhan phương (bài thuốc giữ nhan sắc bằng sen ngó)

  • Hạt sen 9g – Ngó sen 8g
  • Hoa sen 7g
  • Phơi âm can (hong khô trong bóng dâm), nghiền bôt, rây kỹ, trộn đều, đựng trong lọ sứ bịt kín. Mỗi ngày uống hai lần: sớm, tối, uống lúc đói, mỗi lần lg, uống với rượu hâm nóng, hoặc với nước sôi.
  • Dùng cho người to béo mà dung nhan có phần sút kém.

Liên tử câu kỷ nhưỡng trư tràng (hạt sen câu kỷ tử nhồi ruột lợn)

  • Hạt sen 30g
  • Câu kỷ tử 30g
  • Ruột non lợn 2 đoạn ngắn
  • Trứng gà 2 quả
  • Ruột lợn rửa sạch, hạt sen ngâm xong bỏ vỏ tâm sen, cẩu kỷ tử ngâm, rửa sạch. Hạt sen, cầu kỷ tử với trứng đã đập vỏ nhồi vào ruột lợn, buộc chặt hai đầu, cho 1000ml nước lã, luộc cho ruột lợn chín, thái miếng. Làm món ăn, ăn nóng với com ăn liền 7 – 10 lần.
  • Dùng cho người thận hư đới hạ, dầm dề không dứt, lưng đau, như dần, bụng dưới đau và giá lạnh, nước tiểu trong, đái mãi không ngót…

Khư ban tán (thuốc tiêu tàn nhang)

  • Hạt sen 15g – Bạch chi 15g
  • Nhân hạt bí đao 250g
  • Nghiền chung thành bột mịn. Sau khi ăn, uống 1 thìa canh với nước sôi.
  • Dùng cho người bị tàn hương và trầm sắc tô.

Những cấm kỵ khi dùng thuốc: Người bị khí uất kết báng trong bụng, đái đỏ, bí ỉa, người bị sốt rét và sản phụ mới đẻ kiêng dùng.

  • Tham khảo tác dụng của TRÀ LÁ SEN với phòng & chữa bệnh.

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img