Lộc Nhung

Lộc Nhung – Nhung Hươu

  1. Tên khoa học: Cornu Cervi pantotrichum
  2. Tên gọi khác: mê nhung
  3. Tính vị, quy kinh: ngọt, mặn, ấm. Vào các kinh thận, can.
  4. Bộ phận dùng: Sừng non có lông nhung và chưa bị xương hóa của Hươu sao đực
  5. Đặc điểm sản phẩm: Nhung hươu sao (còn gọi là Hoa lộc nhung): Có hình trụ, phân nhánh. Lớp da mặt ngoài có màu đỏ nâu hoặc màu nâu, thường bóng, được phủ một lớp lông dày, mềm, có màu vàng đỏ hoặc vàng nâu. Thể chất nhẹ. Có mùi hơi tanh, vị hơi mặn.
    Lộc nhung vào mùa thu cũng tương tự như mùa hè, nhưng nhánh lớn dài hơn và không tròn hoặc phần dưới dày hơn phần trên và có nhiều gân dọc. Da màu vàng xám, lông mềm tương đối thô. Thể chất tương đối nặng. Không có mùi tanh.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Châu Âu, Trung Quốc.
    – Việt Nam: vùng rừng núi Việt Nam.
  7. Thời gian thu hoạch: Mùa xuân

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

nhung hươu
Lộc Nhung hay là Nhung Hươu

2. Phân bố

  • Thế giới: Châu Âu, Trung Quốc
  • Việt Nam: vùng rừng núi Việt Nam.

3. Bộ phận dùng

Sừng non có lông nhung và chưa bị xương hóa của Hươu sao đực (Cervus nippon Temminck), họ Hươu (Cervidae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hoạch vào mùa xuân, cưa lấy Lộc nhung, cưa xong khâu mép mặt cắt lại, treo trên bếp than hồng, vẩy nước nóng vừa phải, quay trở luôn, để khô dần, nhung sẽ không bị nứt. Sấy liên tục 3 – 4 ngày đêm đến khi khô hẳn, cũng có thể sấy nhung đến khô dẻo, lấy dao sắc thái ra từng miếng, tiếp tục sao nhỏ lửa cho khô hẳn.
  • Chế biến: Lộc nhung phiến: Lấy lộc nhung khô, đốt cháy hết lông, cạo sạch, lấy băng vải cuốn quanh thân nhung. Đổ rượu trắng đã đun nóng vào các lỗ nhỏ mặt miệng nhung đã cưa đến khi nhung mềm hoặc tẩm rượu rồi đồ cho mềm, đem thái ngang thành lát tròn, mỏng, ép phẳng, sấy khô.
    Bột lộc nhung: Lấy Lộc nhung hươu, đốt bỏ lông, cạo sạch, cắt thành mảnh nhỏ, nghiền thành bột mịn.
  • Bảo quản: Để nơi khô, trong bao bì kín, có kèm chất hút ẩm, tránh mọt.

5. Mô tả dược liệu

Nhung hươu sao (còn gọi là Hoa lộc nhung): Có hình trụ, phân nhánh. Loại có 1 nhánh phụ thường được gọi là “nhánh đôi”, nhánh chính (nhánh lớn) dài khoảng 17 – 20 cm, đường kính mặt cắt ngang từ 4 – 5 cm; nhánh mọc ra cao hơn mặt cắt khoảng 1cm được gọi là “nhánh phụ” dài từ 9 – 15 cm, đường kính hơi nhỏ hơn nhánh chính. Lớp da mặt ngoài có màu đỏ nâu hoặc màu nâu, thường bóng, được phủ một lớp lông dày, mềm, có màu vàng đỏ hoặc vàng nâu, phần đầu trên lông dày hơn phần phía dưới, có một gân màu đen xám ở đế giữa nhánh chính và nhánh phụ, da và lông dính sát vào nhau. Mặt cắt có màu trắng hơi vàng, phía ngoài không có xương, phần giữa có nhiều lỗ nhỏ dày đặc. Thể chất nhẹ. Có mùi hơi tanh, vị hơi mặn.

Loại sừng có 2 nhánh phụ thường được gọi là “nhánh ba”, nhánh chính dài 23 – 33 cm và có đường kính nhỏ hơn nhánh chính của loại nhánh đôi, hình hơi cong và dẹt, đỉnh hơi nhọn, phần dưới thường có các gân dọc nổi và các u lồi lên. Da có màu vàng hơi đỏ, lông mềm hơi thưa và mập.

Lộc nhung vào mùa thu cũng tương tự như mùa hè, nhưng nhánh lớn dài hơn và không tròn hoặc phần dưới dày hơn phần trên và có nhiều gân dọc. Da màu vàng xám, lông mềm tương đối thô. Phần ngoài của mặt cắt thường bị xương hóa. Thể chất tương đối nặng. Không có mùi tanh.

6. Thành phần hóa học

Calci phosphat, calci carbonat, protid, chất keo, chất nội tiết kích thích sinh trưởng – pantocrin…

7. Phân biệt thật giả

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Bổ thận dương, ích tinh huyết, mạnh gân cốt, trừ nhọt độc.
  • Công dụng: Chủ trị: Liệt dương, hoạt tinh, tử cung lạnh, khó thụ thai, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, chóng mặt, tai ù, tai điếc (cơ năng), trẻ chậm liền thóp, lưng gối đau lạnh, gân xương mềm yếu, rong huyết, nhọt lâu ngày không liền miệng.

9. Cách dùng và liều dùng

Ngày dùng 1 – 2 g, tán bột hoà vào nước thuốc uống. Đầu tiên uống liều nhỏ rồi sau đó tăng dần, không nên uống ngay liều lớn.

10. Lưu ý, kiêng kị 

Thực nhiệt âm hư dương thịnh không nên dùng.

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu

..

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Định tính

A. Lấy khoảng  0,1 g bột dược liệu, thêm 4 ml nước, đun nóng 15 phút, để nguội, lọc. Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 3 giọt thuốc thử ninhydrin (TT), trộn đều, đun sôi vài phút, màu tím hơi xanh xuất hiện. Lấy 1 ml dịch lọc khác, thêm 2 giọt dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), trộn đều, thêm từng giọt dung dịch đồng sulfat 0,5% (TT), xuất hiện màu tím hơi xanh.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

  • Bản mỏng: Silica gel G trộn với natri carboxymethylcellulose (dung dịch 0,2 – 0,5%)
  • Dung môi khai triển:  Hỗn hợp dung môi n-butanol – acid acetic băng – nước (3 : 1 : 1).
  • Dung dịch thử: Lấy 0,4 g bột dược liệu, thêm 5 ml ethanol 70% (TT), lắc siêu âm 15 phút, lọc, dịch lọc để chấm sắc ký.
  • Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,4 g bột Lộc nhung (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử được dung dịch đối chiếu Lộc nhung. Hòa tan glycin chuẩn trong ethanol 70% (TT) để được dung dịch có nồng độ 2 mg/ml làm dung dịch đối chiếu glycin.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 8 l mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu Lộc nhung và 1 l dung dịch đối chiếu glycin, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12- 13 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch ninhydrin 2% trong aceton (TT), sấy ở 105 C cho đến khi hiện rõ vết.

Trên sắc ký đồ của dung dịch mẫu thử phải có vết cùng màu, cùng Rf với vết trên sắc ký đồ mẫu đối chiếu lộc nhung và mẫu đối chiếu glycin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img