Nga Truật

Dược liệu: Nga Truật

  1. Tên khoa học: Rhizoma Curcumae zedoariae
  2. Tên gọi khác: nghệ đen, nghệ tím, ngải tím, bồng truật, ngải xanh, bồng nga, bồng dược, nghệ đam, sùng meng
  3. Tính vị, quy kinh: đắng, cay, ấm. Vào các kinh can, tỳ.
  4. Bộ phận dùng: thân rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Thân rễ hình trứng, mặt ngoài màu nâu, vàng xám đến màu nâu xám, có những mấu nhô lên, hình vòng. Chất rắn như sừng, khó cắt. Mùi thơm nhẹ, đặc biệt, vị mát lạnh, hăng cay, đắng.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: vùng Đông Bắc Ấn Độ, vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á, Malaysia, Srilanca, Thái Lan, Philippin, Indonesia, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Madagasca.
    – Việt Nam: Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Cao Bằng, Hưng Yên
  7. Thời gian thu hoạch: mùa đông

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

Nghệ đen hay nga truậtbồng nga truậtngải tímtam nại (danh pháp hai phần: Curcuma zedoaria) là cây thân thảo thuộc họ Gừng. Đây là loài bản địa của Ấn Độ và Indonesia. Nghệ đen được người Arab đưa đến châu Âu từ khoảng thế kỉ thứ 6, nhưng ít được người phương Tây sử dụng làm gia vị. Đôi khi họ dùng nghệ đen để thay thế gừng. (theo wiki)

nga truật
Hình vẽ mô tả cây Nga Truật

1. Mô tả thực vật

Nga Truật – Nghệ Đen: Cây thảo cao chừng 1-1,5m có thân rễ hình nón, có khía dọc, củ tỏa ra theo hình chân vịt, đặc nạc, vỏ củ màu vàng nhạt ở bên ngoài, vỏ già có những vòng màu đen, ruột màu tím xanh. Ngoài những củ chính ra, còn có những củ phụ có cuốn trái xoan hay hình quả lê, màu trắng. Lá có bẹ dài ở gốc, phiến hình mũi mác dài tới 60cm, rộng cm, có những đốm đỏ dọc theo gân chính, không có cuốn hay có cuốn ngắn. Cán hoa ở bên cạnh hoa có lá, mọc từ rễ, dài tới 20cm thường xuất hiện trước khi ra lá. Cụm hoa hình trụ dài tới 20cm rộng 5cm lá bắc phía dưới hình trái xoan hay hình mũi mác tù, lợp lên nhau, màu lục nhạt, viền đỏ ở mép, các lá bắc bên trên không sinh sản màu vàng nhạt, điểm thêm màu hồng ở chóp. Hoa nhiều dào 4-5cm, màu vàng. Đài hình ống, có lông, có ba răng, không đều. Tràng hình ống dài hơn đài 3 lần, các thùy hình mũi mác tù. Bao phấn hình trái xoan có các ô kép dài xuống dưới  thành cựu rẽ ra, ngọn trung đới dạng bản tròn, chỉ nhị dính với các nhị kép. Cánh môi thót lại ở gốc, lõm lại ở đỉnh, màu vàng, nhị lép hình mũi mác tù hay thuôn dính nhau ở nửa dưới. Bầu có lông, nhụy lép hình đùi.

nghệ đen - nga truật
Nghệ Đen hoặc gọi là Cây Nga Truật

2. Phân bố

  • Thế giới: vùng Đông Bắc Ấn Độ, vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á, Malaysia, Srilanca, Thái Lan, Philippin, Indonesia, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Madagasca.
  • Việt Nam: Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Cao Bằng, Hưng Yên

3. Bộ phận dùng

Thân rễ đã chế biến khô của cây Nga truật (Curcuma zedoaria (Berg.) Roscoe), họ Gừng (Zingiberaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hoạch vào mùa đông, khi phần trên mặt đất khô héo. Đào lấy thân rễ, rửa sạch, đồ chín đến thấu lõi, rồi phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, sau đó loại bỏ rễ con và tạp chất.
  • Chế biến: Nga truật: Lấy Nga truật khô, ngâm qua, rửa sạch, đồ mềm, thái lát mỏng, phơi hay sấy khô. Thố Nga truật (chế giấm): Lấy lát Nga truật sạch, tẩm giấm một đêm, 600 g Nga truật, ngâm trong 160 ml giấm, 160 ml nước, đun đến thấu lõi (cạn chất lỏng), sao đến khô.
  • Bảo quản: Để nơi khô, tránh mọt.

5. Mô tả dược liệu Nga Truật

Thân rễ hình trứng, dài 4 – 6 cm, đường kính 2,5 – 4 cm, mặt ngoài màu nâu, vàng xám đến màu nâu xám, có những mấu nhô lên, hình vòng, các đốt dài khoảng 5 – 8 mm có những vân nhăn dọc nhỏ, những vết sẹo của rễ đã loại đi và vết nhô ra của nhánh ngang. Nhìn qua kính lúp, thấy mặt ngoài thân rễ phủ những lông thô. Chất rắn như sừng, khó cắt. Mặt cắt ngang màu nâu xám, có một vòng nâu xám nhạt ở giữa, phân cách trụ dày với phần vỏ dày 2 – 5mm. Mùi thơm nhẹ, đặc biệt, vị mát lạnh, hăng cay, đắng.

6. Thành phần hóa học trong Nga Truật

  • Curzerenone 44,93%, Borneol 4,28%, Germacrone 6,16%, Pinene, Camphene, Limonene, 1,8-cineol, Terpinene, Isoborneol, Caryophylene, Curcumene, Caryophyllene epoxide, Turmerone, ar-turmerone,  Curdione (Phương Hồng Cự, Dược Học Học Báo 1982, 17 (6) : 441).
  • Curcurmenole,  Isocurcurmenole (Chương Phản, Trung Thảo Dược 1986, 17 (6) : 244).
  • Difurocumenone  (Shiba K và cộng sự, C A 1990, 112 : 42559a).

7. Phân biệt thật giả

…chưa có…

8. Công dụng – Tác dụng: Nga Truật

  • Tác dụng: Hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích.
  • Công dụng: Chủ trị: Kinh nguyệt huyết khối, bế kinh, đau bụng kinh, bụng đầy trướng đau do thực tích khí trệ.

9. Cách dùng và liều dùng Nga Truật

Ngày dùng 6 – 9 g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

10. Lưu ý, kiêng kị 

Phụ nữ cú thai không nên dùng.

Cơ thể hư yếu sau khi sinh có tích trệ không nên dùng, muốn dùng phải phối hợp với Nhân sâm, Bạch truật.

11. Một số bài thuốc từ cây dược liệu: Nga Truật

  1. Trị các chứng đau do lãnh khí xung tâm: Bồng nga truật (tẩm rượu) 60g, Mộc hương (lùi) 30g, tán bột uống với giấm, mỗi lần 1,5g (Hộ Mệnh Phương).
  2. Trị tiểu trường co thắt: Nga truật tán bột, uống với rượu và Hành 3g, lúc đói (Hộ Mệnh Phương).
  3. Trị đàn bà đau do khí huyết, lưng đau: Nga truật, Can tất, 2 vị bằng nhau, tán bột, uống với rượu 6g, đau lưng uống với rượu, Đào nhân (Phổ Tế Phương).
  4. Trị trẻ nhỏ đau bụng co quắp: Nga truật 15g, A ngụy 3g, giã nát, đắp quanh bụng, sấy khô, bên trong uống với nước Tử tô (Bảo Ấu Đại Toàn ).
  5. Trị trẻ nhỏ ọc sữa: Nga truật một ít, một ít muối,  sắc với 1 chén nước, bỏ bã, thêm 1 ítù Ngưu hoàng vào uống (Bảo Ấu Đại Toàn ).
  6. Trị trẻ nhỏ bị khí thống: Nga truật đồ chín, tán bột, uống 3g với rượu  (Thập Toàn Phổ Cứu Phương).
  7. Trị bế kinh, huyết tích: Nga truật, Nghệ vàng, Nghệ trắng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  8. Trị thức ăn uống đình trệ, tích tụ: Bồng Nga truật, Nhân sâm, Quất bì, Súc sa mật, Kinh tam lăng, Nhục đậu khấu, Thanh bì, Mạch bá, Mộc hương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  9. Trị đau bụng trệ nặng xuống do bế kinh: Nga truật 6g, Xuyên khung 1,15g. Thục địa 9g, Bạch thược 9g, Bạch chỉ 9g, tán bột lần uống 9g ngày 3 lần với nước muối (Nga Truật Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  10. Trị đau sườn dưới: Kim linh tử 15g, Nhũ hương, Mộc dược, Tam lăng, Nga truật mỗi thứ 1,15g sắc uống (Kim Linh Tả Can Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  11. Trị gãy xương: Nga truật, Điền thất (nghiền riêng uống với thuốc). Đài mã dược, Đào nhân mỗi thứ 6g, Thổ miết, Tam lăng, Oai linh tiên, Xích thược, Cốt toái bổ, tục đoạn, Hồng hoa, Trạch lan, mỗi thứ 3g, Sinh địa 9g, Quy vĩ 12g, sắc với nửa cân rượu ngày uống 1 thang (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  12. Trị ăn uống tích trệ, ngực bụng đầy trướng, nôn mửa nước chua: Bồng nga truật, Tam lăng, mỗi thứ 1,15g, Trần bì 9g, Hương phụ 6g, La bặc tử 1,15g, Sa nhân 3g, Thanh bì 6g, Chỉ xác 6g, Hồ hoàng liên 3g, Lô hội 3g, Hồ tiêu 3g 5, tán bột trộn hồ làm viên mỗi lần uống 1-9g, ngày 2 lần với rượu nóng. Cữ ăn uống sống lạnh ( Nga Truật Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  13. Trị tắt kinh, bụng đau: Nga truật 8g, Xuyên khung 5g, Thục địa 10g, Bạch thược, Bạch chỉ đều 10g. Tán bột min, mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần, với nước muối nhạt (Nga Thủy Tán  – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  14. Trị đau hông sườn:  Kim linh tử 15g, Nhũ hương, Một dược, Tam lăng, Nga truật đều 5g, sắc uống (Kim Linh Tả Can Thang – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  15. Trị chấn thương gãy xương : Nga truật, Điền thất (tán hòa thuốc uống),  Ô dược, Đào nhân đều 6g, Thổ miết giáp, Tam lăng, Uy linh tiên, Xích thược, Cốt toái bổ, Tục đoạn. Hồng hoa, Trạch lan đều 3g, Sinh địa 10g, Qui vĩ 12g. Dùng nước và rượu, mỗi thứ một nửa, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  16. Trị trẻ nhỏ rối loạn tiêu hóa, đau bụng: Nga truật, Tam lăng đều 5g, Trần bì 10g, Chế hương phụ 6g, La bặc tử 5g, Sa nhân 3g, Thanh bì, chỉ thực đều 6g, Hồ hoàng liên,Lô hội đều 3g, Hồ tiêu 5g, tất cả tán bột, trộn với hồ làm hoàn, mỗi lần uống 3-6g ngày 2 lần, uống với rượu gạo ấm, kiêng các thức ăn sống lạnh (Nga Truật Hoàn – (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
  17. Trị bênh mạch vành: Dùng thuốc chích Nga Lăng Phức Phương (mỗi ống 2ml tương đương với Nga truật, Tam lăng, An diệp, Hương phụ, Giáng hương đều 2g), chích bắp, mỗi lần 1 ống, ngày 2 lần, một liệu trinh 14 ngày, đa số được đều trị trong 2 liệu trình, thấy tỷ lệ có kết quả là 82,8%, có kết quả điện tâm đồ là 66,7o/o (Báo cáo điều trị 35 ca bệnh mạch vành của Từ Tế Dân, Thông Tin Trung Thảo Dược 1979, 8:27)
  18. Trị viêm da thần kinh : Dùng Phức phương Nga truật (Tam lăng, Nga truật) chế thành thuốc chích, chích bắp hoặc chích huyệt Khúc trì, Huyết hải. Trị 48 ca, khỏi 21 ca, cơ bản khỏi 9 ca, tiến bộ 9 ca, không kết quả 9 ca. Tỷ lệ khỏi: 62%, tỉ lệ cókết quả 81,25% (Bản Thông Tin Nghiên Cứu Phòng Trị Bệnh Ngoài Da 1979, 3:152).
  19. Trị bệnh tâm thần (chứng huyết ứ bao gồm các bệnh tinh thần phân liệt, lão hóa sớm, bệnh tâm thắn thể cuồng) : Dùng Nga truật, Xích thược, Đại hoàng theo tỉ lệ 10:3:3, chế thành viên (mỗi viên có 8g thuốc sống), mỗi lần uống 6 – 8 viên, ngày 3 lần, 30 ngày là một liệu trình. Đã trị 71 ca, tỉ lệ có kết quả 5~1% (Tạp Chí Kết Hợp Trung Tây Y 1988, 10:638).

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU: Nga Truật

1. Vi phẫu

Mặt cắt ngang thân rễ: Một số lớp vỏ bao (chu bì), lớp vỏ rộng, phân hoá gỗ, với những bó mạch, nhỏ và to, rải rác, lớp tương tự nội bì hoá bần, thành mỏng, tiếp ngay sau là một đám rối những bó mạch, không đều, ở chu vi của trung trụ. Trong mô mềm rải rác có những tế bào chứa tanin và những ống dầu to, dễ thấy. Tế bào mô mềm chứa đầy những hạt tinh bột đơn, có vết chấm ở cuối và vết rốn lệch tâm.

2. Bột

Màu vàng nâu, mùi thơm nhẹ, vị hăng cay, đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh mô mềm gồm những tế bào thành mỏng chứa các hạt tinh bột đã bị hồ hoá. Nhiều hạt tinh bột đơn bị hồ hoá không còn nhìn rõ vân và rốn. Mảnh mạch xoắn, mạch vạch. Bó sợi nhỏ.

3. Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Hàm lượng tinh dầu không được ít hơn 1%.

4. Các chỉ tiêu đánh giá khác

Độ ẩm

Không quá 13% (Phụ lục 12.13). Dựng 10 g bột dược liệu.

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Gốc thân, vảy lá còn sót lại: Không quá 1%.

Tạp chất khác: Không quá 1%.

Tro toàn phần

Không quá 7,0% (Phụ lục 9.8).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_imgspot_img