Phụ Tử Chế

Phụ tử là rễ củ con của cây Ô đầu (Aconitum Camichaeli Debx.) còn có tên khoa học là Aconitum sinense Paxt, thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae).

Cây thuốc Phụ tử

Dược liệu Phụ Tử Chế

  1. Tên khoa học: Radix Aconiti lateralis praeparata
  2. Tên gọi khác: cây ô đầu, ấu tầu, phụ tử, thảo ô, xuyên ô, co u tàu, ú tàu, cổ y
  3. Tính vị, quy kinh: Cay, đắng, nóng, có độc. Vào các kinh tâm, thận, tỳ.
  4. Bộ phận dùng: rễ củ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Rễ củ hình con quay, có vết nối với củ mẹ, không có vết của thân cây, phía dưới nhỏ dần. Mặt ngoài màu nâu đen, có nhiều nếp nhăn dọc, vòng quanh phần trên củ có một số nhánh lồi lên như cái bướu. Chất cứng chắc, khó bẻ. Vết cắt màu nâu xám. Vị nhạt, sau hơi chát và hơi tê lưỡi.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Phân bố rải rác ở vùng ôn đới ấm Bắc bán cầu, Ấn Độ, Trung Quốc.
    – Việt Nam: Sa Pa, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang
  7. Thời gian thu hoạch: mùa thu

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Cỏ cao 0,6-1m, thân mọc thẳng đứng, có lông ngắn. Lá chia 3 thùy, đường kính 5-7mm, hình trứng ngược có răng cưa ở nửa trên. Hoa lớn màu xanh tím, mọc thành chùm dày, dài 6-15cm. Lá bắc nhỏ. Bao hoa gồm 5 bộ phận trong đó có 1 cái hình mũ, 2-5 tuyến mật. Quả có 5 đại mỏng như giấy, dài 23mâm, hạt có vảy ở trên mặt.

ô đầu

Ô đầu (Radix Aconiti) còn gọi Xuyên ô, Thảo ô là rễ củ mẹ của cây Ô đầu. Tính vị qui kinh cùng tác dụng gần như nhau. Phụ tử mạnh về trừ hàn, Ô đầu mạnh về trừ phong. Cho nên với mục đích ôn thận tráng dương thường dùng Phụ tử, còn với mục đích trị chứng đau khớp, trừ phong hàn thấp thường dùng Ô đầu.

ô đầu

2. Phân bố

  • Thế giới: Phân bố rải rác ở vùng ôn đới ấm Bắc bán cầu, Ấn Độ, Trung Quốc.
  • Việt Nam: Sa Pa, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang

3. Bộ phận dùng

  • Phụ tử là rễ củ con đã phơi hay sấy khô của cây Ô đầu (Aconitum fortunei Hemsl. hoặc Aconitum carmichaeli Debx.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

Thu hái:

  • Thu hoạch vào mùa thu, khi trời nắng ráo, đào về, loại bỏ rễ củ mẹ và rễ tua, thu lấy rễ củ con (phụ tử), rửa sạch chế biến thành diêm phụ tử, hắc phụ tủ, bạch phụ tử.

Chế biến:

A. Diêm phụ tử (con gọi là Sinh phụ tử): Rễ củ con, loại to, rửa sạch bỏ vào vại, thêm magnesi clorid, muối ăn và nước (cứ 100 kg Phụ tử dùng 40 kg magnesi clorid, 30 kg muối ăn, 60 lít nước), ngâm 10 ngày, lấy ra phơi khô rồi lại cho vào vại. Cứ thế, ngày phơi, tối ngâm nước bao giờ cũng sâm sấp trên củ. Thỉnh thoảng thêm magnesi clorid, muối ăn, nước để đảm bảo nồng độ ban đầu. Cuối cùng vớt ra phơi nắng để muối thấm tới phần giữa củ. Mặt ngoài thấy kết tinh trắng là được. Trước khi dùng thái lát mỏng 5 mm, rửa nước đến hết vị cay tê, đem phơi hoặc sấy khô (độc bảng B).

B. Hắc phụ tử: Rễ củ con loại trung bình, rửa sạch, cho vào vại, thêm magnesi clorid, nước ngâm vài ngày (100 kg Phụ tử dùng 40 kg magnesi clorid, 20 lít nước). Sau đó đun sôi 2 – 3 phút, lấy ra rửa sạch, để cả vỏ, thái lát mỏng theo chiều dọc, dày khoảng  5 mm. Lại ngâm trong nước magnesi clorid. Cuối cùng thêm đường đỏ và dầu hạt cải để tẩm đến khi lát mỏng có mầu nước chè đặc. Sau đó rửa nước đến hết vị cay, phơi hoặc sấy khô.

C. Bạch phụ tử: Rễ củ con loại nhỏ, rửa sạch cho vào vại, ngâm trong nước  magnesi clorid vài ngày (pha như trên). Sau đó đun tới chín đến giữa củ, lấy ra bóc vỏ bỏ. Thái lát mỏng theo chiều dọc, dày khoảng 3 mm, rửa hết vị cay tê, hấp chín, phơi khô, xông hơi diêm sinh, rồi phơi đến khô.

Bảo quản:

  • Để nơi khô mát, trong bình kín, tránh ẩm.
  • Phụ tử là thuốc độc Bảng A.
  • Diêm phụ, hắc phụ, bạch phụ là thuốc độc Bảng B.

5. Mô tả dược liệu Phụ Tử Chế

Rễ củ hình con quay, dài 3,5 – 5 cm, phía trên to, đường kính 1,5 – 2,5 cm, có vết nối với củ mẹ, không có vết của thân cây, phía dưới nhỏ dần. Mặt ngoài màu nâu đen, có nhiều nếp nhăn dọc, vòng quanh phần trên củ có một số nhánh lồi lên như cái bướu. Chất cứng chắc, khó bẻ. Vết cắt màu nâu xám. Vị nhạt, sau hơi chát và hơi tê lưỡi.

6. Thành phần hóa học

  • Mesaconitine, Hypaconitine (Dược Học Học Báo 1965, 12 (7) : 435).
  • Higenamine, Demethylcoclaurine, Coryneinechloride, Methyldopa hydrochloride (Nhật Bản Dược Học Hội 1978, (5) : 163).
  • Isodephinine, Aconitine, Benzoylmesaconine, Neoline, Fuziline, 15a-Hydroxyneoline  (Trương Địch Hoa, Trung Thảo Dược 1982, 13 (11) : 481).
  • Salsolinol (Trần Địch Hoa, Dược Học Học Báo 1982, 17 (10) : 792).
  • Karakoline, Beiwutine, 10-Hydroxymesaconitine (Vương Cát Chi, Dược Học Học Báo 1985, 20 (1) : 71).

7. Phân biệt thật giả

..

8. Công dụng – Tác dụng 

  • Tác dụng: Hồi dương cứu nghịch, bổ hoả trợ dương, tán hàn, chỉ thống.
  • Công dụng: Chủ trị: Chứng vong dương, thoát dương; chân tay lạnh, đau nhức xương khớp, lưng gối đau lạnh, chân tay phù nề

9. Cách dùng và liều dùng

  • Ngày 4 – 12 g, dạng thuốc sắc.

10. Lưu ý, kiêng kị 

  • Phụ nữ có thai, âm hư nội nhiệt, trẻ em dưới 15 tuổi không được dùng. Không nên phối hợp với Bán hạ, Qua lâu, Bối mẫu, Bạch cập, Bạch liễm.

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Phụ Tử Chế

Trị nôn, tiêu chảy, ra mồ hôi, tay chân co rút, tay chân lạnh:

  • Chích thảo 80g, Can khương 60g, Phụ tử 1 củ (dùng sống, bỏ vỏ, cắt làm 8 miếng). Sắc với 3 thăng nước, còn 1 thăng 2 hợp, bỏ bã, chia ra uống ấm (Tứ Nghịch Thang – Thương Hàn Luận).

Trị âm độc thương hàn, mặt xanh, tay chân lạnh, bụng đau, cơ thể lạnh, các chứng lãnh khí:

  • Phụ tử 3 trái (bào chế, bỏ vỏ, cuống). Tán bột. Mỗi lần uống 9g với ½ chén nước cốt Gừng, ½ chén rượu lạnh (Hồi Dương Tán – Tế Sinh Phương).

Trị lậu phong, ra mồ hôi không ngừng:

  • Phụ tử 45g (chế, bỏ vỏ, , cuống), Thục tiêu (bỏ mắt, sao cho ra hơi nước) 15g, Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao cho ra hơi nước) 15g, Bạch truật 60g. băm nát như hột đậu, sắc với 5 thăng nước còn 2 thăng, bỏ bã, chia làm 4 lần uống ấm (Phụ tử Thang – Thánh Tế Tổng Lục).

Trị quan cách, mạch Trầm, tay chân lạnh:

  • Thục phụ tử (tẩm Đồng tiện), Nhân sâm đều 4g, Xạ hương 1 ít. Tán nhuyễn, trộn hồ làm viên, to bằng hạt Ngô đồng, lấy Xạ hương bọc ngoài. Mỗi lần uống 7 viên với nước sắc Đăng tâm (Ký Tế Hoàn – Y Môn Pháp Luật).

Trị ngực đau, giữa ngực có hàn khí uất kết không tan, ngực có hòn khối:

  • Phụ tử (bào, bỏ vỏ, cuống), Nga truật (nướng) đều 30g, Hồ tiêu, Chỉ thực (sao trấu) đều 15g. tán bột. Mỗi lần uống 9g với rượu nóng (Tứ Ôn Thang – Phổ Tế phương).

Trị răng đau do âm hư:

  • Phụ tử (sống), nghiền nát, trộn với nước miếng, đắp vào giữa lòng bàn chân, rất công hiệu (Hoa Đà Thần Y Bí Truyền).

Trị hàn tà nhập lý, chân tay lạnh, run, bụng đa, thổ tả, không khát, thân nhiệt và huyết áp tụt, mạch Vi muốn tuyệt:

Trị thận viêm mạn, dương khí không đủ, lưng mỏi, chân lạnh, phù thủng:

  • Thục phụ tử 12g, Nhục quế 4g, Thục địa, Sơn dược đều 16g, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả đều 12g. Tán bột, trộn mật làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g (Bát Vị Địa Hoàng Hoàn).

Trị hàn thấp thấm vào bên trong, khớp xương đau, cơ thể đau, lưng lạnh, chân tay mát, không khát:

  • Thục phụ tử, Phục linh, Đảng sâm, Bạch truật, Thược dược đều 12g. Sắc uống (Phụ tử Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Phụ tử có độc tính cao nhưng chỉ gây phản ứng phụ (nếu thuốc chế chưa kỹ hoắc thời gian sắc chưa đủ) chứ không nguy hiểm và không gây tử vong.

Khi bị ngộ độc Phụ tử, Ô đầu thường có những triệu chứng sau: sùi bọt mép, buồn nôn, nôn, miệng khô, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, chân tay và cơ thể có cảm giác tê, tim hồi hộp, thân nhiệt giảm, huyết áp tụt, mạch chậm, khó thở, chân tay co giật, bất tỉnh, tiêu tiểu không tự chủ.

Dùng các bài thuốc sau có thể giải độc:

  • Hãm 5 đến 10g Nhục quế cho uống. Nếu sau 15 phút không thấy bớt, cho uống thêm liều nữa.
  • Kim ngân hoa 80g, Đậu xanh 80g, Cam thảo 20g, Sinh khương 20g. sắc, pha thêm đường uống.
  • Nếu có triệu chứng tim đập loạn, sắc Khổ sâm 20g, Cam thảo 10g uống
  • Nếu có triệu chứng lạnh run, mạch yếu, khó thở, dùng Nhân sâm, Cam thảo và Can khương sắc uống.

Kiêng kỵ:

  • Tất cả các chứng dương, chứng hỏa, chứng nhiệt, âm hư nội nhiệt, huyết dịch suy đều không nên dùng.
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú không dùng.
  • Một số tài liệu y học cổ cho rằng Phụ tử khắc với Bối mẫu, Bán hạ, Qua lâu, Bạch cập, Bạch liễm.
  • Không uống rượu trước hoặc sau khi dùng Phụ tử

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Vi phẫu

Lớp bần màu nâu xám. Mô mềm vỏ gồm 3 – 4 hàng tế bào thành mỏng.  Nội bì gồm một hàng tế bào rõ. Trụ bì gồm 2 – 3 hàng tế bào đều đặn sát với nội bì. Trong mô mềm rải rác có những đám mạch rây. Tầng phát sinh libe-gỗ gồm 2 hàng tế bào xếp thành vòng khá rõ. Libe khá phát triển, những bó gỗ cấp II và cấp I xếp thành hình chữ V rộng. Tia ruột rộng và mô mềm ruột phát triển.

2. Bột

Mảnh bần tế bào hình chữ nhật, thành dày. Mảnh mô mềm tế bào gần tròn hoặc hơi dài, thành mỏng, chứa các hạt tinh bột. Rất nhiều hạt tinh bột hình đĩa, hình chuông, hình nhiều cạnh, đường kính 2 – 25 m, có nhiều hạt kép đôi, kép ba. Mảnh mạch mạng, mạch vạch.

3. Định tính

A. Cho khoảng 2 g bột dược liệu vào một bình nón có nút mài, dung tích 50 ml, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc (TT). Sau 10 phút thêm 20 ml ether (TT), lắc đều, nút kín và để yên 30 phút, thỉnh thoảng lắc. Gạn lấy lớp ether, làm khan bằng natri sufat khan (TT), lọc và bốc hơi trên cách thuỷ tới khô. Hoà tan cắn với 5 ml dung dịch acid sulfuric loãng (TT). Dùng dịch chiết này để làm các phản ứng sau:

Lấy 1 ml dịch chiết, thêm 2 giọt thuốc thử Mayer (TT) sẽ xuất hiện tủa trắng.

Lấy 1 ml dịch chiết, thêm 2 giọt thuốc thử Bouchardat (TT) sẽ xuất hiện tủa nâu.

Lấy 1 ml dịch chiết, thêm 2 giọt thuốc thử Dragendorff (TT) sẽ xuất hiện tủa đỏ cam.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G đã hoạt hoá ở 110 oC trong 1 giờ hoặc bản mỏng silica gel tráng sẵn.

Dung môi khai triển: Cloroform – methanol (9 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thấm ẩm bằng amoniac đậm đặc (TT), để yên 20 phút, chiết bằng cloroform (TT) trong bình Soxhlet đến kiệt alcaloid. Cất thu hồi dung môi. Cắn còn lại hoà tan trong 2 ml methanol (TT) dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hoà tan aconitin trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 1 mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 l mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để bay hết hơi dung môi ở nhiệt độ phòng. Phun thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký đồ, dịch thử có 7 vết, trong đó phải có vết cùng màu và cùng giá trị Rf với vết aconitin của dung dịch đối chiếu.

4. Định lượng

Cân chính xác khoảng 10 g bột dược liệu đã xác định độ ẩm, cho vào bình nón có nút mài dung tích 250 ml. Thêm 50 ml hỗn hợp ether – cloroform (3 : 1) và 4 ml amoniac đậm đặc (TT). Đậy nút, lắc kỹ, để qua đêm, gạn, lấy dịch lọc. Cho vào bã 50 ml hỗn hợp ether – cloroform (3 : 1), lắc kỹ, để 1 giờ, lọc, thu dịch lọc. Rửa bã 4 lần, mỗi lần với 15 ml  hỗn hợp ether – cloroform (3 : 1), thu dịch rửa. Gộp dịch lọc và dịch rửa. Bốc hơi cách thuỷ ở nhiệt độ 50 – 60 oC. Hoà tan cắn bằng 5 ml ethanol (TT). Thêm chính xác 15 ml dung dịch acid sulfuric 0,02 N (CĐ) và 15 ml nước cất mới đun sôi để nguội, 3 giọt đỏ methyl (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) đến khi xuất hiện màu vàng.

1 ml dung dịch acid sulfuric 0,02 N tương đương với 12,9 mg alcaloid toàn phần tính theo aconitin (C34H47O11N).

Hàm lượng phần trăm alcaloid toàn phần (X%) của dược liệu khô kiệt tính theo công thức:

 

p: Khối lượng dược liệu khô kiệt (g).

n: Số ml dung dịch natri hydroxyd 0,02 N đã dùng.

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,6% alcaloid toàn phần tính theo aconitin (C34H47O11N).

5. Các chỉ tiêu đánh giá khác

Độ ẩm

Không quá 13% (Phụ lục 9.6, 1 g, 100 oC, 4 giờ)

Tro toàn phần

Không quá 6% (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1% (Phụ lục 12.11).

Kim loại nặng

Không quá 1 ppm Pb; 0,1 ppm Cd; 0,2 ppm Hg, 3,0 ppm As (Phụ lục 9.4.8, phương pháp 3, dùng 1 g mẫu thử).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

– Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006

– Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010

– Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006

– Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_imgspot_img