Rau Đắng Biển

Rau Đắng Biển – Loài thực vật này có tên khoa học là Bacopa monniera. Nó được sử dụng trong nền Y học cổ truyền Ấn Độ cách đây 3.000 năm. Những dược tính chữa bệnh hết sức kỳ diệu của loài thực vật này đã khiến người dân cổ xưa Ấn Độ dành cho nó một thái độ tôn kính. Những người Hindu giáo (Bà La Môn) còn gọi cây này là Brahmi, vốn là một từ có nguồn gốc từ “Brahma”. Nếu những ai có biết về Hindu giáo, tôn giáo hết sức thịnh hành ở Ấn Độ, thì rất dễ dàng biết rằng Brahma là đấng sáng tạo, đó là một trong những ngôi trong tam vị nhất thể bên cạnh hai ngôi còn lại là Vishnu (Đấng bảo tồn) và Shiva (Đấng hủy diệt).

Dược liệu : Rau Đắng Biển

  1. Tên khoa học: Bacopa monnieri (L.) Wettst.
  2. Tên gọi khác: sam trắng
  3. Tính vị, quy kinh: vị đắng, tính mát, quy kinh tâm, can, thần kinh, tỳ
  4. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất,
  5. Đặc điểm sản phẩm: cây có thân nhẵn, rễ có ở các mấu, lá mọc đối, hình trái xoan, hai mặt nhẵn\Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: tập trung nhiều ở Trung và Nam Mỹ, Nam Trung Quốc và Đông Nam Á
    – Việt Nam: phân bố khắp các vùng đồng bằng, trung du miền Bắc và Nam.
  6. Thời gian thu hoạch: quanh năm

Theo các tài liệu Y học cổ truyền, rau đắng có tính mát, vị đắng, có khả năng thanh nhiệt tiêu độc, thường dùng trong các trường hợp kiết lỵ, sưng mắt đỏ, viêm gan, suyễn, trợ thần kinh, trợ tim, động kinh, sử dụng làm thuốc xổ, ho, dùng ngoài trị ghẻ… Các nhà khoa học hiện đại còn phát hiện rau đắng biển có tác dụng giảm đau, kháng viêm, ức chế tế bào ung thư, dùng tốt cho hội chứng ruột kích thích, cho bệnh nhân Alzheimer, những bệnh nhân sau khi bị đột quỵ…

Mô Tả Thực Vật Rau Đắng Biển

Rau đắng biển (danh pháp khoa học: Bacopa monnieri) là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được (L.) Wettst. mô tả khoa học đầu tiên năm 1891.

rau đắng biển

  • Cây thảo, sống lâu năm, cao 10 – 20 cm. Thân nhẵn, phần gốc mọc bò, bén rễ ở những mấu, phần trên mọc đứng. Lá mọc đối, không cuống, hình trái xoan, mọng nước, dài 0,8 – 1,2 cm, rộng 3-5 mm, gốc thuôn, đầu tù, hai mặt nhẵn, chỉ gân giữa rõ.
  • Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá trên một cuống dài; lá bắc dạng lá, lá bắc con hình sợi; đài 5 răng không bằng nhau, 3 cái hình trái xoạn, 2 cái hình chỉ; tràng dài gấp hai lần đài, 5 cánh gần bằng nhau; nhị 4, chỉ nhị nhẵn.
  • Quả nang, hình trứng nhẵn, có đài tồn tại; hạt nhỏ, có cạnh.
  • Mùa hoa quả : tháng 4-9.

Thành phần của rau đắng biển

Rau đắng biển có chứa các thành phần như brahmin, herpestin, bacoside A và bacoside B, β1-oxalat, β2-oxalat, β3-chloroplatinate, sterol, axit betulic, stigmastarol, D-Mannitol, β-sitosterol.

Tác dụng Rau Đắng Biển

Rau đắng biển còn gọi là brahmi, là loại cây đã được dùng trong y học cổ truyền Ấn Độ. Brahmi là thuốc bổ não. Rau đắng biển được dùng để thúc đẩy sức khỏe tinh thần toàn thể bằng cách làm trẻ hóa chức năng tối ưu của não.

  1. Điều trị bệnh Alzheimer;
  2. Cải thiện trí nhớ;
  3. Giảm lo lắng;
  4. Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD);
  5. Chữa dị ứng;
  6. Điều trị hội chứng ruột kích thích;
  7. Chống stress;
  8. Nhận thức;
  9. Nâng cao sự tập trung;
  10. Chữa bệnh tâm thần;
  11. Điều trị co giật;
  12. Điều trị động kinh;
  13. Hiệu quả gây mê (không làm giảm cảm giác).

Người ta cũng dùng rau đắng biển để điều trị chứng đau lưng, khàn giọng, bệnh tâm thần, chứng động kinh, đau khớp và vấn đề về tình dục ở cả nam và nữ.

… rau đắng biển đâu chỉ là một loài cây mang nặng hồn quê và có thể bất chợt một phút giây nào đó trong cuộc sống mưu sinh tất bật lại hướng tâm hồn người ta tìm về “khung trời kỷ niệm, chợt thèm rau đắng nấu canh”, mà còn là một dược thảo vô cùng quý giá trong việc chăm sóc cho sức khỏe con người.

Lưu ý Phân Biệt

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_imgspot_img