Rễ Nhàu

Dược liệu Rễ Nhàu

  1. Tên khoa học: Radix Morindae citrifoliae
  2. Tên gọi khác: cây ngao, nhầu núi, giầu
  3. Tính vị, quy kinh: Vị chát, tính bình, vào kinh thận, đại tràng.
  4. Bộ phận dùng: rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Dược liệu là từng đoạn rễ dài ngắn, to nhỏ không đều. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt có nhiều nếp nhăn dọc và lớp bần bong ra. Mặt bẻ lởm chởm không đều, mặt cắt ngang có màu vàng. Cũng có thể là phiến mỏng màu vàng sẫm.
  6. Phân bố vùng miền: Thế giới: phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới như Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Phillipin, Australia. Việt Nam: ở miền Nam như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
  7. Thời gian thu hoạch:

Mô Tả Dược Liệu Dễ Nhàu

Dễ nhàu là bộ phận được dùng làm thuốc nhiều hơn cả trong các bộ phận của cây nhàu. Nhàu thuộc họ cà phê, mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông, suối, mương rạch.

re nhau
Hình ảnh cây dược liệu Dễ Nhàu – Wikipedia

Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi

Cây nhàu hay còn gọi cây ngao, nhàu núi, giầu… Cây cao chừng 6-8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp, dọc bờ sông, bờ suối, xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Nam. Bộ phận dùng làm thuốc gồm: Quả, rễ, lá, hạt của cây nhàu.

Theo dân gian, quả nhàu ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, đau gân, đái đường; nướng chín ăn để chữa lỵ. Rễ nhàu, ngoài công dụng nhuộm màu đỏ quần áo vải lụa, người Việt Nam đào về thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu uống chữa nhức mỏi, đau lưng (có khi dung quả nhàu non, thái mỏng, sao khô thay rễ). Lá nhàu giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non; sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ, lá nhàu còn dùng nấu canh lươn ăn bổ. Vỏ cây nhàu: Nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh uống bổ máu.

  • Bài thuốc chữa huyết áp cao: Rễ nhàu 30-40g/ngày, sắc uống thay nước chè, sau 2 tuần là có kết quả, sau đó giảm bớt liều, uống liên tục 2,3 tháng.
  • Chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng: Quả nhàu non thái mỏng sao khô, 300g ngâm trong 2 lít rượu 30-400 sau 2 tuần, uống ngày 2 lần, lần 1 ly con 30-40ml.
  • Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: Lá nhàu tươi 3-6 lá tươi rửa sạch nấu với 500ml nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 2-5 ngày.

Bài thuốc với Dược liệu Dễ Nhàu

Dưới đây là một số bài thuốc theo Báo Sức Khỏe Đời Sống ( DS Mai Thu Thủy) đưa ra tham khảo:

Keyword đầu tiên có dấu

Chữa nhức đầu, đau nửa đầu:

  • Rễ nhàu 24g, muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm) 8g. Sắc uống, chia làm 2 lần trong ngày, uống ấm. Dùng liền 7-10 ngày.

Trị tăng huyết áp:

  • Rễ nhàu khô: 30g, sắc uống như trà hàng ngày; Có thể sử dụng 2-3 tuần là một liệu trình. Tùy theo chỉ số huyết áp cơ thể (đã hạ), có thể giảm liều 8-12g/ngày.

Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh:

Trị đau nhức xương:

  • Rễ nhàu khô, sao vàng 200g, ngâm với 1.000ml rượu 35 độ, sau 6-8 tuần có thể dùng được. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20ml trước bữa ăn.

Trị chấn thương, huyết ứ, bầm tím:

  • Rễ nhàu 24g, rễ mía dò 10g; củ tầm sét 10g. Sắc uống trong ngày, uống trước bữa ăn. Có thể uống 7- 10 ngày liền đến hết các triệu chứng.

Kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, điều kinh:

  • Quả nhàu chín ăn với muối.

Trị kiết lỵ, mệt mỏi, chóng mặt:

  • Lá nhàu tươi 12g. Lá cỏ sữa 10g, sắc uống.

Chữa mụn nhọt:

  • Lá nhàu tươi, giã nát, đắp lên vết thương.

 

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img