Sơn Tra

Sơn tra là quả chín thái mỏng phơi hay sấy khô của cây Bắc Sơn tra Crataegus pinnatifida Bunge, var major N.E.Br hoặc Nam Sơn tra Crataegus cuneata sieb et Zucc. Dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách ” Bản thảo kinh tập chú” thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).

Dược liệu Sơn Tra

  1. Tên khoa học: Fructus Mali
  2. Tên gọi khác: bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, aubepine
  3. Tính vị, quy kinh: Chua, ngọt, ấm. Vào các kinh tỳ, vị, can.
  4. Bộ phận dùng: quả chín
  5. Đặc điểm sản phẩm: Dược liệu khô là quả được cắt thành từng phiến. Phiến có dạng tròn hay bầu dục, hơi cong queo, một số phiến được cắt dọc hay cắt ngang còn mang cuống quả. Một số phiến có hoặc không có hạch cứng tùy theo vị trí cắt. Hạt màu nâu đen, hình trứng nhăn, vỏ hạt khá cứng, nhân hạt màu trắng ngà. Thịt quả có vị chua, chát.
  6. Phân bố vùng miền: Thế giới: tỉnh Hoa Nam, Trung Quốc
  7. Thời gian thu hoạch: mùa hè – thu

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Bắc sơn tra là một loại cây cao 6m, cành nhỏ thường có gai. Lá dài 5-10cm. Rộng 4-7cm, có 3-5 thuỳ, mép có răng cưa, mặt dưới dọc theo các gân có lông mịn, cuống lá dài 2-6cm. Hoa mẫu 5, hợp thành tán. Đài có lông mịn, cánh hoa màu trắng, 10 nhị. Quả hình cầu, đường kính 1-1m5cm, khi chín có màu đỏ thắm.

Sơn Tra

Cây nam sơn tra hay dã sơn tra cao 15m, có gai nhỏ 5-8mm. Lá dài 2-6cm. Rộng 1-4,5cm, có 3-7 thuỳ , mặt dưới lúc đầu có lông, sau nhẵn. Hoa mẫu 5, hợp thành tán. Cánh hoa trắng, 20 nhị. Quả hình cầu đường kính 1-1,2cm, chín có màu vàng hay đỏ.

dược liệu Sơn Tra
dược liệu Sơn Tra
  • Ở Việt Nam hiện nay đang khai thác với tên sơn tra hay chua chát, của hai loại cây khác nhau.  hoặc quả Táo Mèo làm sơn tra. Còn phần lớn nhập khẩu từ Trung Quốc.
  • Quả Táo mèo và Chua chát (Docynia Indica (Mall) và Chua chát còn gọi là Sán sá (Tày) Malus doumeri (Bois) hay Docynia doumeri (Bois) có giống Sơn tra Trung quốc không cần được nghiên cứu thêm.

Cây chua chát, còn gọi la cây sán sá (Tầy) có tên khoa học là Malus doumeri (Bois) Chev, thuộc họ Hoa hồng Rosaceae. Cây này cao 10-15m, cây non có gai. Lá nguyên hình bầu dục dài 6-15cm, rộng 3-6cm, mép khứa răng cưa. Hoa hợp thành tán từ 3-5 hoa. Hoa mẫu 5, cánh màu trắng. Quả tròn hơi dẹt, khi chín ngả màu vàng lục, đường kính 5-6cm, cao 4-5cm, vị hơi chua hơi chát. Mùa hoa tháng 1-2, mùa quả thags 9-10, cây này thường được khai thác ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Nhân dân ở đay cũng bán sang Trung Quốc với tên sơn tra.

Cây táo mèo, còn gọi là chi tô di (Mèo) có tên khoa học Docynia indica (Mall.) Dec. cùng thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây nhỡ cao 5-6m, cây non cành có gai. Lá đa dạng, ở cây non lá mọc so le, xẻ 3-5 thuỳ, mép có răng cưa không đều. Ở thời kỳ cây trưởng thành lá hình bầu dục dài 6-10cm, rộng 2-4cm, mép nguyên hoặc hơi khía răng. Hoa họp từ 1-3 hoa, mẫu 5, cánh hoa màu trắng. Nhị 30-50. Quả hình cầu thuôn, đường kính 3-4cm, khi chín màu vàng lục, có vị chua hơi chát. Mùa hoa tháng 3, mùa quả tháng 9-10. Táo mèo mọc hoang và được trồng ở Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai độ cao trên 1000m. Ngoài ra còn cây Docynia delavayi (Fanch.) Schneid mùa hoa tháng 3 mùa quả tháng 6-7. Lá cây này cứng hơn cây trên, mặt dưới lá có lông cũng dày hơn. Quả cũng tương tự nhưng có cuống dài hơn. Cũng được thu mua với tên táo mèo hay sơn tra.

2. Phân bố

  • Thế giới: tỉnh Hoa Nam, Trung Quốc
  • Việt Nam:

3. Bộ phận dùng

Quả chín đã thái phiến được phơi hay sấy khô của cây Sơn tra (Malus doumeri Bois. A. Chev.) họ Hoa hồng (Rosaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hái quả vừa chín
  • Chế biến: cắt thành lát dầy khoảng 0,3 – 0,7 cm, phơi hoặc sấy khô.
  • Bảo quản: Để nơi khô, thoáng mát, tránh mốc mọt.

5. Mô tả dược liệu Sơn Tra

Quả thịt hình cầu, vỏ quả ngoài màu nâu bóng, nhăn nheo, phần thịt quả màu nâu, cứng chắc, ở giữa có 5 hạch cứng. Dược liệu khô là quả được cắt thành từng phiến dầy khoảng 0,2 – 0,5 cm, đường kính khoảng 1,5 – 3,0 cm. Phiến có dạng tròn hay bầu dục, hơi cong queo, một số phiến được cắt dọc hay cắt ngang còn mang cuống quả. Một số phiến có hoặc không có hạch cứng tùy theo vị trí cắt. Hạt màu nâu đen, hình trứng nhăn, vỏ hạt khá cứng, nhân hạt màu trắng ngà. Thịt quả có vị chua, chát.

sơn tra
dược liệu Sơn Tra

6. Thành phần hóa học

Theo nghiên cứ của sơn tra Trung Quốc, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thấy có axit xitric, vitamin C, thấy hydrat cacbon và protit (Dược hoàng liên sơn) thấy có 2,76% tamin, 16,4% chất đường, 2,7% axit hữu cơ.

Các chất tan trong nước là 31%, độ trpo 2,25% tan hoàn toàn trong HCL.

Theo nghiên cứu của các nhà dược học Liên Xô cũ về quả sơn tra loài Crataegus oxyacantha L. và Crataegus sanguina Pall. ngoài chất tamin, fructoza còn có các chất cholin, axtylcholin và phytosterin. Mới đây người ta lại còn thấy các axit oleanic, ursolic và craraegic.

Trong hoa các loại sơn tra kể trên, có quexetinm quexitrin, tinh dầu và một số chất khác. Trong vỏ cây Crataegus oxyacantha người ta còn thấy 2 chất đắng craraegin và oxyacanthin.

7. Phân biệt thật giả

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Tiêu thực tích, hành ứ, hóa đàm. 
  • Công dụng: Chủ trị: ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ợ chua, đàm ẩm, bụng kết hòn cục, sản hậu ứ huyết, đau bụng.

9. Cách dùng và liều dùng

Ngày dùng 8 – 20 g, dạng thuốc sắc, bột hoặc viên. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

10. Lưu ý, kiêng kị 

..

11. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Sơn Tra

Trị chứng thực tích bụng đầy đau, rối loạn tiêu hóa:

 

  • Quân khí tán: Sơn tra, Thanh bì, Mộc hương lượng bằng nhau tán bột mịn. Mỗi lần 3g, ngày 2 lần uống với nước sôi nguội.
  • Sơn tra sống, Sơn tra sao mỗi thứ 15g sắc uống trị ợ hơi, rối loạn tiêu hóa.
  • Sơn tra sao cháy 10g tán bột mịn uống với nước sôi nguội trị tiêu chảy, có thể gia đường đỏ vừa đủ cho dễ uống.
  • Trị trẻ em tiêu chảy: Lưu đại Phát dùng Xirô Sơn tra cho trẻ uống, mỗi lần 5 – 10ml, ngày uống 3 lần. Đã trị 212 ca, kết quả đều khỏi, trong 2 – 3 ngày khỏi có 176 ca (Tạp chí Trung y Hồ bắc 1985,4:28).
  • Sơn tra 10g, chỉ thực 6g, trần bì 5g hoàng liên 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia ba lần uống trong ngày.

Trị tắt kinh do ứ huyết hoặc sau sanh bụng đau do ứ trệ dùng:

  • Sơn tra 30g sắc bỏ xác cho trộn 25g đường mía uống. Kinh nghiệm của Chu Đan Khê chỉ dùng độc vị Sơn tra, trường hợp đau kinh, sau sanh đau bụng, nước ối ra không dứt có thể gia thêm Đương qui, Xuyên khung, Ích mẫu thảo. Trường hợp sán khí (sa ruột) bụng đau căng tức, có thể cùng dùng với Hồi hương, Quất hạch.

Trị kiết lî cấp, viêm đại tràng cấp :

Dùng Sơn tra 60g sao cháy nhẹ gia 30g rượu trắng trộn đều sao lại cho khô rượu, cho nước đun trong 15 phút (cho 200ml nước) bỏ xác cho đường đỏ 60g sắc sôi, uống lúc thuốc còn nóng ngày 1 thang, thường chỉ 1 thang là đủ. Trị 100 ca đều khỏi (Báo Tân y học 1975,2:111).

Với phương pháp trên một báo cáo khác dùng trị 51 ca lî cấp khỏi 41 ca, kết quả tốt hơn dùng Clorocid (Báo cáo của Chu Kiến Viễn, Báo Tân y học 1977, bìa 3).

Có tác giả dùng thang thuốc có Sơn tra sao cháy 120g và Hoa đậu ván trắng 30g, ngày 1 thang sắc uống trị lî cấp và viêm đại tràng cấp 91 ca, có kết quả 97,80% và có nhận xét Sơn tra trị lî tốt hơn, còn Hoa đậu ván trắng đối với viêm đại tràng tốt hơn (Thông tin trung thảo dưọc 197,3:31).

  • Sơn tra 30g, sắc nước cho vào đường mía 30g, lá trà nhỏ vào nước thuốc sôi nóng khuấy đều 30 phút, uống trị lî mới bắt đầu.

Trị chứng lipid huyết cao:

  • Dùng Sơn tra, Mạch nha cô chế thành dạng trà, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói 30g, mỗi liệu trình 2 tuần. Trị cholesteron cao 127 ca có kết quả 92% (Tạp chí Trung y Liêu ninh 1979,5:23).

Trị cơn đau thắt tim, bệnh mạch vành:

  • Dùng chiết xuất lá Sơn tra chế thành viên, mỗi viên 25mg, mỗi lần uống 4 viên, ngày 3 lần, một liệu trình 4 tuần. Dùng trị 219 ca cơn đau thắt ngực. Kết quả khỏi triệu chứng tỷ lệ 92,2%, điện tâm đồ được cải thiện 47,1% (Báo cáo của Ông Duy Lương, Báo Y học Bắc kinh 1986,2:101).

Trị viêm thận bể thận:

  • mỗi ngày dùng Sơn tra sống 100g sắc với nước lạnh sôi trong 15 – 20 phút, sắc 3 lần, mỗi lần 500ml (lượng người lớn, trẻ em dùng 1/3 – � lượng người lớn), một liệu trình 14 ngày, đã trị 105 ca, trong đó có 45 ca cấp tính, kết quả chung là 91,1%, số mạn tính 60 ca, tỷ lệ kết quả 88,3% (Báo cáo của Lôi chấn Giáp, Báo Tân trung y Thiễm tây 1975, 1:35).

Trị nấc cụt:

  • uống nước sắc Sơn tra sống, người lớn mỗi lần 15ml, ngày 3 lần. Đã trị 85 ca nấc cụt khó khỏi, phần lớn trong một ngày khỏi.( Đoạn quần Lục và cộng sự, Báo Tạp chí Trung tây y kết hợp 1984,5:315).

Trị Polip thanh đới:

  • mỗi ngày dùng lượng Tiêu Sơn tra 24 – 30g sắc 2 lần được 1500ml nước thuốc, để nguội từ từ uống hết. Tác giả đã trị 10 ca kết quả đều tốt (Trương hữu Quyền, Báo Y dược Thiên tân 1977,6:281).

Trị hóc xương cá:

  • Sơn tra 15g sắc đặc với 200ml nước ngâm một lúc lâu rồi nuốt. Còn dùng nấu nước tắm trị ghẻ lở, lở sơn dị ứng.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Vi phẫu

Quả: Vỏ quả ngoài gồm một lớp tế bào biểu bì với lớp sáp dầy bao bọc phía ngoài. Kế đến là nhiều lớp tế bào thành mỏng hình khối đa giác hay hơi thuôn dài. Trong phần thịt quả rất dầy, xen lẫn với các tế bào mô mềm, rải rác có nhiều tế bào mô cứng thành rất dầy, ống trao đổi rõ tụ thành đám gồm 2 – 3 tế bào hay từng tế bào riêng lẻ. Một số lát cắt có thể nhìn thấy bó libe gỗ bị cắt ngang hay cắt dọc trong phần thịt quả. Gần đến vùng tiếp giáp với hạt có nhiều đám mô cứng to và xếp sát nhau gần như tạo thành vòng liên tục. Tiếp theo phía trong của vùng mô cứng là lớp mô mềm chỉ bao gồm tế bào thành mỏng. Vỏ quả trong, chỗ dính với hạt, có vòng tế bào mô cứng liên tục gồm các tế bào hình chữ nhật nằm ngang hoặc dọc, đan xen với nhau, thành dày, ống trao đổi rõ, khoang hẹp hơn tế bào mô cứng ở vùng vỏ quả giữa.

Hạt: ngoài cùng của vỏ hạt là một lớp gồm nhiều tế bào hình chữ nhật, xếp theo hướng xuyên tâm. Tiếp theo là 3 – 5 lớp tế bào hình chữ nhật xếp theo hướng tiếp tuyến, thành mỏng chứa nội chất màu nâu. Trong cùng là vài lớp tế bào mô mềm hình đa giác. Nhân hạt gồm 2 lá mầm xếp úp vào nhau, mỗi lá mầm có lớp biểu bì bao bọc ở mặt ngoài. Phần mô mềm ở vùng tiếp giáp của hai lá mầm gồm các tế bào hình giậu gồm 3 – 5 hàng tế bào và kế tiếp là tế bào hình đa giác. Bó libe gỗ chưa phát triển rõ rệt, xếp rời nhau trên một hàng ở giữa lá mầm.

2. Bột

Bột màu nâu đỏ, khô tơi, có ít xơ, mùi thơm, vị chua, chát.

Tế bào vỏ quả ngoài hình chữ nhật nhỏ, thường tách rời. Tế bào mô mềm thịt quả hình đa giác, thường dính thành đám, chứa nội chất màu nâu. Tế bào mô cứng của thịt quả gồm từng tế bào riêng lẻ hoặc chụm 2 – 3 tế bào, đám tế bào mô cứng của hạch quả gồm nhiều tế bào hình chữ nhật khoang hẹp, thuôn dài hơn. Đám vỏ hạt gồm các tế bào hình chữ nhật xếp khít nhau như mô giậu. Mô mềm lá mầm thường chứa giọt dầu béo. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn nhỏ và hiếm.

3. Các chỉ tiêu đánh giá khác

Độ ẩm

Không quá 13% (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 oC, 4 giờ).

Tỷ lệ vụn nát (Phụ lục 12.12).

Phần bột vụn nát và mảnh vở có đường kính nhỏ hơn 1,5 cm không quá 2 %.

Tro toàn phần

Không quá 8% (Phụ lục 9.8).

Tỷ lệ nâu đen

Không quá 1% (Phụ lục 12.11).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img