Thổ Hoàng Liên

Thổ hoàng liên là cây thân thảo, có thân mỏng. Thổ hoàng liên được quy vào Can, Tỳ, Vị, Đởm, Tâm và Đại tràng.

Dược liệu: Thổ Hoàng Liên

  1. Tên khoa học: Rhizoma Thalictri
  2. Tên gọi khác: Mesadow-rue, pigamon, rhubarbc des pauvres
  3. Tính vị, quy kinh: Đắng , lạnh. Quy vào các kinh can, tâm, tỳ, vị, đởm, đại tràng.
  4. Bộ phận dùng: thân rễ
  5. Đặc điểm sản phẩm: Dược liệu là đoạn thân rễ có kèm theo rễ. Đoạn thân rễ màu nâu sẫm, thường cong queo, có nhiều đốt khúc khuỷu to. Rễ, mặt ngoài màu nâu nhạt, có các nếp nhăn dọc. Vị rất đắng.
  6. Phân bố vùng miền:
    Thế giới: Bắc bán cầu, một số ít ở Nam Mỹ , Nam Phi hoặc vùng nhiệt đới núi cao của châu Á : Trung Quốc, Đài Loan , Ấn Độ.
    Việt Nam: Lào Cai, Hà Giang
  7. Thời gian thu hoạch: tháng 6 – 8

THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật Thổ Hoàng Liên

Thổ Hoàng Liên thuộc loại cây thảo, sống nhiều năm, cao 40-100cm, thân mỏng mảnh. Lá kép 3 lần lông chim, có cuống dài, lá chét hình trứng hoặc bầu dục, mép lá chét có khía răng cưa thưa, gân lá chét hình chân vịt. Cụm hoa hình cờ, phân nhánh nhiều, màu phớt tím, cuống hoa nhỏ dài. Quả nhỏ hình thoi, đầu hơi có mỏ. Thân rễ to, có nhiều mấu, bẻ ngang thịt rễ có màu vàng tươi.

thổ hoàng liên
dược liệu thổ hoàng liên

2. Phân bố

  • Thế giới: Trung Quốc, ấn Độ cũng có Thổ hoàng liên mọc.
  • Việt Nam: Cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh vùng núi Tây Bắc nước ta

3. Bộ phận dùng

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Thổ hoàng liên (Thalictrum foliolosum DC.), họ Hoàng Liên (Ranunculaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thường thu hoạch rễ vào tháng 6 – tháng 8. Lúc trời khô ráo, đào lấy rễ và thân rễ, rửa nước thật nhanh cho sạch đất cát, cắt bỏ rễ con và gốc thân, rồi phơi hay sấy khô.
  • Chế biến: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái mỏng phơi khô hoặc tẩm rượu sao khô.
  • Bảo quản: Để nơi khô, mát, trong bao bì kín, tránh mốc mọt.

5. Mô tả dược liệu Thổ Hoàng Liên

Dược liệu là đoạn thân rễ có kèm theo rễ. Đoạn thân rễ màu nâu sẫm dài 2 – 8 cm, đường kính 0,3 – 1,1 cm, thường cong queo, có nhiều đốt khúc khuỷu to. Dễ bẻ gẫy, vết bẻ có màu vàng nhạt, không phẳng. Mặt cắt ngang có 2 phần rõ rệt: Phần vỏ màu nâu sẫm, phần gỗ màu vàng, ruột màu xám. Rễ dài 3 – 15 cm, đường kính 0,1 – 0,4 cm, mặt ngoài màu nâu nhạt, có các nếp nhăn dọc. Rễ mềm hơn thân rễ và mặt cắt ngang cũng có hai phần rõ rệt, phần ngoài màu vàng nhạt, lõi gỗ phía trong màu vàng đậm. Vị rất đắng.

6. Thành phần hóa học Thổ Hoàng Liên

  • Rễ chứa khoảng 3% berberine, 0,3% palmatine, 0,02 jatrorrhizine; còn có thalictrine.

7. Phân biệt thật giả

…chưa có..

8. Công dụng – Tác dụng Thổ Hoàng Liên

  • Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc.
  • Công dụng: Chủ trị: Lỵ, nục huyết, tâm quý, sốt cao, đau mắt, hoàng đản, đầy hơi, viêm họng.

9. Cách dùng và liều dùng Thổ Hoàng Liên

  • Ngày dùng 4- 12 g, dạng thuốc bột, thuốc viên và thuốc sắc.
  • Dùng ngoài (nước sắc, ngậm) trị lở loét ở miệng. Tán Thổ hoàng liên với đậu đỏ, đắp trị trĩ.

10. Lưu ý, kiêng kị

  • Thiếu máu, khó tiêu, chứng hàn.

Bài thuốc từ cây Dược liệu Thổ Hoàng Liên

Bài thuốc chữa xơ gan, cải thiện chức năng gan, gan suy kiệt do ung thư:

Dùng 15 gram Thổ hoàng liên, 20 gram Hoàng kỳ, Tích tuyết thảo, Phục linh, Sinh cái sam mỗi vị 12 gram cùng với Uất kim và Xa tiền tử mỗi vị 10 gram. Sắc các vị thuốc trên để uống mỗi ngày, nên dùng thuốc còn nóng, nếu nguội nên hâm lại trước khi dùng.

Bài thuốc chữa trĩ:

Dùng Thổ hoàng liên và đậu đỏ với liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, trộn đều rồi đắp lên vị trí bị thương đều đặn mỗi ngày.

Bài thuốc kích thích tiêu hóa:

Dùng 0.5 gram Thổ hoàng liên, 1 gram Đại hoàng và 0.75 gram Quế chi, đem tất cả nguyên liệu trên thái nhỏ rồi tán thành bột mịn. Chia hỗn hợp bột trên thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa tưa lưỡi, sưng lưỡi, viêm miệng, lở môi:

Dùng Thổ hoàng liên đem thái nhỏ rồi trộn một ít mật ong, dùng để ngậm mỗi ngày.

Bài thuốc chữa lỵ trực khuẩn:

Dùng 12 gram Thổ hoàng liên, đem tán thành bột mịn. Sử dụng 2 gram cho mỗi lần uống, uống mỗi ngày 2 lần. Hoặc có thể dùng Thổ hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm với liều lượng bằng nhau để sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa lở loét do độc nhiệt:

Dùng Thổ hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm mỗi vị 8 gram cùng với 12 gram Chi tử đem sắc lấy nước dùng.

Tìm kiếm bài thuốc có Thổ Hoàng Liên trong wikiduoclieu

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img