Vừng Đen

Dược liệu Vừng Đen – Mè Đen

  1. Tên khoa học: Semen Sesami
  2. Tên gọi khác: mè, hồ ma, chi ma, kén ma nga.
  3. Tính vị, quy kinh: vị ngọt, tính bình, qui kinh : tỳ, can, thận.
  4. Bộ phận dùng: hạt
  5. Đặc điểm sản phẩm: Hạt nhỏ màu vàng , trắng hoặc đen
  6. Phân bố vùng miền: Thế giới: Campuchia, Lào, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Tiểu Á, miền nam Liên Xô cũ. – Việt Nam: trung bộ
  7. Thời gian thu hoạch: tháng 7, 8, 9
mè đen
Mè đen hay Vừng đen

Mô tả Cây Vừng Đen

Vừng Đen còn gọi là Hắc chi ma, Cự thắng tử, Hồ ma, Du tử miêu, được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo với tên Hồ ma, Mè đen hay Vừng đen ( Semen Sesami) là hạt của cây Mè đen ( Sesamum indicum L, Sesamum indicum Dc, Sesamum orientale L) thuộc họ Vừng ( Pedaliaceae).

Mè đen hay Vừng đen
Mè đen hay Vừng đen

Thành phần hóa học

Sesami indicin, sesamolin, sesamol, oleic acid, linoleic acid, palmitic acid, arachic acid, glycerol, vitamin E, calcium.

Tác dụng của Vừng Đen

  • Dầu Mè bôi lên niêm mạc có tác dụng làm giảm kích thích, chống viêm.
  • Có tác dụng giảm lượng cholesterol máu, phòng trị xơ cứng động mạch.
  • Dầu mè đen có tác dụng nhuận trường.
  • Là thức ăn nhiều chất dinh dưỡng đối với cơ thể.

Bài thuốc với dược liệu Vừng Đen

1.Trị đạm niệu:

  • dùng 500g Mè đen, Hạch đào nhân 500g, tán bột mịn, mỗi lần uống 20g với nước ấm và ăn 7 quả táo, ngày 3 lần, uống hết thuốc là 1 liệu trình. Đã trị nhiều ca viêm thận mạn, thận hư nhiễm mỡ, thường là hết đạm niệu sau 1 liệu trình ( Mã chiêm Thúc, Chi ma đào nhân trị đạm niệu, Báo Trung y Hà bắc 1985,6:21).

2.Trị các bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch, suy nhược thần kinh:

có triệu chứng can thận âm hư như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, huyết hư, chân tay tê dại, âm hư hiếp thống, tiện táo, dùng bài:

  • Tang chi ma: Tang diệp 1 cân ( tán bột mịn), Mè đen 4 lạng ( chưng chín giã nát), dùng nước làm hoàn, mỗi lần uống 6 – 12g.

3.Trị táo bón do khí hư:

  • Mè đen sao tán bột 1 – 2 muỗng canh, trứng gà 1 quả, trộn đều, đỏ nước sôi thành hồ, thêm ít đường mật trộn vào uống. Trị chứng thận hư.

4.Giới thiệu một số bài thuốc kinh nghiệm:

  • Trị cao huyết áp: Mè đen, Hà thủ ô, Ngưu tất lượng bằng nhau, tán nhỏ, dùng mật viên, ngày uống 10g x 3 lần.
  • Thuốc lợi sữa: Mè đen sao qua, giã nhỏ cho thêm ít muối ăn hàng ngày cho lợi sữa, Có thuốc gia Hoàng kỳ, Đương qui, Đảng sâm, Xuyên sơn giáp, Vương bất lưu hành.
  • Trị trẻ con Xích bạch lî: Dầu mè 5 – 10g tùy theo tuổi, hòa với mật ong uống.

Liều lượng và cách dùng:

  • Liều: 12 – 40g thuốc thang hoặc hoàn tán.
  • Trường hợp tiêu chảy không nên dùng.

Chữa chân tay đau buốt:

  • Rang 40g hạt vừng đen đến khi có mùi thơm. Sau đó, tán vừng đã rang thành bột và đổ 40g rượu vào ngâm trong một đêm. Chia đều uống nhiều lần, bệnh sẽ giảm dần.

Chữa viêm mũi mãn tính:

  • Lấy một ít dầu vừng đem đun sôi (giữ nhỏ lửa cho sôi nhẹ 15 phút). Ngày nhỏ mũi 3 lần, mỗi lần 2-3 giọt sẽ làm giảm bệnh viêm mũi mãn tính nhanh chóng.

Kiểm soát bệnh tiểu đường:

  • Các sản phẩm từ hạt vừng đen có tác dụng ngăn chặn và kiểm soát bệnh tiểu đường ở mọi tình trạng khác nhau do có chứa hàm lượng magie và khoáng chất cao

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img