Tam Thất Gừng hay còn gọi là Tam Thất Nam có đặc tính chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên tam thất nam dược tính chữa bệnh không bằng tam thất bắc
Dược liệu: Cây Tam Thất Gừng
- Tên khoa học: Rhizoma Stahlianthi thoreli
- Tên gọi khác: tam thất gừng, khương tam thất, tam thất nam.
- Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ôn, quy kinh thận
- Bộ phận dùng: Rễ củ
- Đặc điểm sản phẩm: Thân rễ phân nhánh có nhiều củ nhỏ bằng trứng chim, xếp thành chuồi, có nhiều ngấn ngang.
- Phân bố vùng miền:
– Thế giới: Trung Quốc, Lào
– Việt Nam: Tây Nguyên và trồng rải rác ở vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ như Hưng Yên, Hải Dương - Thời gian thu hoạch: mùa đông xuân
Mô tả dược liệu Tam Thất Gừng
Tam Thất Gừng hay Tam Thất Nam: Cây thảo không có thân, có thân rễ dày bao bởi những vết của lá đã rụng thường phân nhánh mang nhiều củ nhỏ bằng quả trứng chim xếp thành chuỗi, có rễ con dạng sợi.
- Lá: Lá cây tam thất nam mọc rời, 3-5 cái, có cuống dài, xuất hiện sau khi cây ra hoa. Phiến lá thuôn dài, chóp nhọn, màu lục, lục pha nâu hay nâu tím, mép nguyên, lượn sóng.
- Hoa: Cụm hoa ở gốc, nằm ở bên lá; cuống hoa dài 6-8cm, ở phía cuối có một lá bắc hình ống, bao lấy hoa. Hoa 4-5 cái, có lá bắc và lá bắc con dạng màng. Tràng hoa màu trắng, họng vàng. Bầu nhẵn, chia 3 ô.
- Củ: Củ tam thất nam có hình trứng hoặc hình trong thuôn một bên. Phần vỏ có màu trắng vàng. Dùng dao cắt vào bên trong ta thấy có màu trắng ngà. Nếm một ít thì cảm thấy cay nóng và có mùi như gừng.
Tam thất nam có vị cay, hơi đắng, mang tính ấm. Có tác dụng tốt trong việc tán ứ tiêu thũng, hoạt huyết chỉ huyết, hành khí chỉ thống. Thường được dùng trong dân gian để chữa đòn ngã sưng đau, phong thấp đau nhức xương khớp, hay thổ huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt quá nhiều.
Bộ phận dùng
- Bộ phần dùng làm thuốc là củ tam thất nam.
- Đặc tính điều trị bệnh dược tính của tam thất nam không bằng tam thất bắc .
Cách chế biến và thu hái
- Cây thu hái vào tháng 10 hàng năm, củ được thu và phơi khô làm thuốc,
- Củ tam thất nam rất cứng, củ nhẵn chứ không sần sùi như tam thất bắc
Phân biệt thật giả
Vì tam thất gừng đặc tính trị bệnh không bằng Tam Thất Bắc nên cần lưu ý phân biệt giữa hai loại này: Phân biệt Tam thất bắc – Tam thất nam
Công dụng
Tam thất nam có vị đắng nhẹ, tính bình có tác dụng rất tốt đối với bệnh phụ nữ.
- Điều trị trấn thương, phong thấp đau nhức xương.
- Điều trị Thổ huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt quá nhiều.
- Điều trị Trùng độc cắn và rắn cắn.
- Điều trị hành kinh chậm kỳ, máu xấu lởn vởn không tươi.
- Điều trị ăn kém tiêu, nôn đầy.
- Điều trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, loạn kỳ, vòng kinh dài ngắn không chừng.
Đối tượng sử dụng
- Phụ nữ sau khi sinh rong huyết kéo dài, kém ăn, chóng mặt, đau đầu mỏi mệt
- Bệnh nhân phong thấp đau nhức xương
- Phụ nữ kinh nguyệt không đều
- Người bị chảy máu cam
- Người bị rắn độc cắn
Cách dùng, liều dùng
Tán bột: dùng mỗi lần 4-5g, ngày uống 2-3 lần
Vị thuốc trên không dùng ngâm rượu vì rượu sẽ làm mất đi dược tính của vị thuốc này