Băng Phiến

Dược liệu: Băng Phiến

  1. Tên khoa học: D-Borneol.
  2. Tên gọi khác: 
  3. Tính vị, quy kinh: Hăng cay, đắng và hơi hàn. Vào tâm, tỳ và phế.
  4. Bộ phận dùng: Thân của cây long não được hầm và sau đó làm lạnh thành các tinh thể.
  5. Đặc điểm sản phẩm: 
  6. Phân bố vùng miền: 
  7. Thời gian thu hoạch:

Mô tả dược liệu Băng Phiến

băng phiến

Băng phiến dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo còn gọi là Long não hương, Phiến não, Mai hoa não, Mai phiến, Ngãi nạp hương, Ngãi phiến, Từ bi. Băng phiến được chế từ 3 nguồn:

  1. Gỗ cây Long não hương (Dryobalanops aromatica Guaetn) thuộc họ Dầu hoặc họ Dong dực quả ( Dipterocarpaceae), chưa thấy có ở nước ta.
  2. Cây Đại bi hay Từ bi hoặc Từ bi xanh ( Blumea balsamifera DC.) thuộc họ Cúc ( Compositae), có mọc ở nước ta.
  3. Chế bằng phương pháp hóa học.

Bài này chủ yếu giới thiệu loại Băng phiến chế từ gỗ cây Long não hương.

Tính vị qui kinh:

Băng phiến vị cay, đắng tính hơi hàn, qui kinh Tâm tỳ phế.

Theo các sách thuốc cổ:

  • Sách Tân tu bản thảo: vị cay đắng, hơi hàn, có quyển nói: ôn, bình, không độc.
  • Sách Hải dược bản thảo: vị cay, đắng, hơi ôn, không độc.
  • Sách Bản thảo phùng nguyên: cay đắng, ôn, có độc.
  • Sách bản thảo cương mục: khí của Băng phiến trước hết vào Phế rồi truyền vào Tâm tỳ.
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh Phế can.

Thành phần chủ yếu:

Borneol ( có thể tổng hợp từ tinh dầu thông).

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Băng phiến có tác dụng khai khiếu, tịch uế chỉ thống. Chủ trị chứng trúng phong đàm quyết, kinh giản, bụng ngực đau lạnh.

Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Tân tu bản thảo: ” chủ tâm phúc tà khí, phong thấp tích tụ, nhĩ lung minh mục, trị mắt đỏ có mộng thịt”.
  • Sách Bản thảo diễn nghĩa: ” Đại thông lợi, quan cách nhiệt tắc, là thuốc đứng trước các loại thuốc thơm thanh khiếu, trường hợp người lớn trẻ em bị phong điên ủng tắc, sốt kinh giật cấp đều dùng. dùng độc vị, tác dụng yếu, dùng phối hợp có hiệu lực hơn”.
  • Sách Bản thảo cương mục: ” liệu hầu tý, não thống, tý tức, xỉ thống, mắc bệnh thương hàn lưỡi thè ra (thương hàn thiệt xuất), tiểu nhi đâïu hãm, thông các khiếu, tán uất hỏa”.
  • Sách Bản thảo kinh sơ: ” khí thơm trừ được ác tà, tính cay nóng có thể tán phong thấp. Vì thế mà thuốc chủ trị chứng tâm phúc tà khí và phong thấp tích tụ”.

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Đối với hệ thần kinh ngoại vi: thuốc có tác dụng kích thích nhẹ thần kinh cảm giác ngoại vi, làm giảm đau thần kinh.
  • Thuốc được hấp thu nhanh qua màng ruột, tích tụ ở não thời gian tương đối lâu với lượng tập trung cao. Cho thuốc bằng đường tĩnh mạch, thời gian thải nửa lượng thuốc khoảng 2 – 8 phút, nếu cho uống thì thời gian thải nửa lượng khoảng 5,3 giờ. Những kết quả thực nghiệm trên đây là căn cứ nói lên tác dụng khai khiếu của thuốc.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Băng phiến có tác dụng ức chế đối với các loại tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu phế viêm, trực khuẩn đại tràng và một số nấm gây bệnh ngoài da.
  • Thuốc có tác dụng dục sản đối với chuột nhắt có thai giữa kỳ cũng như cuối kỳ.
  • Thuốc được hấp thu qua da và niêm mạc cũng tốt như uống. Thuốc được chuyển hóa ở gan kết hợp với acid glucuronic và được thải ra bằng đường tiểu.

Bài thuốc với Băng Phiến

1. Trị chứng huyễn vựng (đau đầu, chóng mặt): dùng Nhĩ châm, mỗi lần chọn 2 bên huyệt Thần môn, Não, Dưới vỏ não, Tâm, Giao cảm 2 – 3 huyệt. Lấy Băng phiến bằng hạt gạo, bỏ giữa 1 miếng cao dán 0,5 x 0,5cm dán vào huyệt, 3 ngày thay 1 lần, 4 lần là một liệu trình. Tác giả đã trị 77 ca bệnh nhân từ 1 đến 2 liệu trình. Kết quả khỏi 53 ca ( 68,8%), tiến bộ 22 ca (28,6%), tỷ lệ kết quả chung 97% ( Tôn Quốc Chương, Tạp chí Trung y Hà nam 1986,4:14).

2. Trị nhiễm trùng ngoại khoa: Đối với trường hợp chưa thành mủ hoặc chưa vỡ mủ, dùng Băng phiến, Mang tiêu theo tỷ lệ 1:10 tán bột trộn đều, mỗi lần dùng lượng vừa đủ bôi vào giữa miếng gạc dày 0,5cm dán vào chỗ đau, mỗi 2 – 3 ngày thay 1 lần. Trị 230 ca, bình quân thay thuốc 3 lần đều khỏi ( Trương Liên Xuân, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1984,5:272).

3. Trị viêm tai giữa có mủ cấp và mạn tính: Lấy Băng phiến 2,5g, Xạ hương 0,5g, Chương đơn 10g, Long cốt 15g, Hoàng liên 10g, Mẫu lệ 10g, đều tán bột mịn, mỗi lần thổi ít thuốc vào tai. Trị 324 ca gồm 366 lỗ tai. Tỷ lệ khỏi 64,7%, tỷ lệ có kết quả 93,4% tốt hơn rõ rệt so với lô chứng dùng thuốc tây, trụ sinh nhỏ tai ( Tôn Việt, Học báo Trung y dược 1986,1:31).

4. Trị Zona: Băng phiến 10 – 30g tán bột, cho nước cơm lạnh làm thành hồ 40% bôi vào vùng đau, ngày 3 – 4 lần, liên tục trong 3 – 5 ngày. Trị 30 ca kết quả tốt ( Vương thúc Mai và cộng sự, Báo Y học Hoài nam 1978,10:56).

5. Trị bệnh nhiễm sốt cao hôn mê, co giật:

  • Chỉ bảo đơn (Hòa tể cục phương): Nhân sâm, Xạ hương, Thiên trúc hoàng, Băng phiến, Hổ phách, Đại mao, Chu sa, Chế Nam tinh, Tê giác, Ngưu hoàng, Hùng hoàng, An tức hương, liều lượng tham khảo sách, chế thành thuốc tán hoặc hoàn. Thuốc tán mỗi lần uống 2 – 4g, ngày 1 – 2 lần, trẻ nhỏ giảm liều với nước ấm.
  • An cung Ngưu hoàng hoàn (Oân bệnh điều biện) Ngưu hoàng, Uất kim, Tê giác, Hoàng cầm, Hùng hoàng, Băng phiến, Trân châu, Chu sa, Hoàng liên, Sơn chi, Xạ hương. Tất cả tán bột mịn trộn mật làm hoàn. Mỗi lần uống 4g ( 1 viên)ngày 2 lần, trẻ em tùy theo tuổi giảm liều.
  • Tinh não đơn: Băng phiến 6g, Chu sa 10g, Hùng hoàng 30g, Tạo phàn 60g, Hỏa tiêu 250g. Tất cả tán bột mịn trộn đều, cất vào lọ kín. Mỗi lần dùng 0,03g điểm vào khóe mắt trong (Nội Tinh minh), ngoài ra dùng 1g uống với nước sôi nguội hoặc hòa tan cho uống bằng sonde. Trị các chứng hôn mê do trọng thương hoặc bạo bệnh.

6. Trị chứng họng lợi, mồm lóet đau: Băng bằng tán: Băng phiến, Bằng sa, Nguyên minh phấn (Mang tiêu), Chu sa phối hợp làm thuốc tán. Trị răng lợi sưng đau, lóet mồm, nga khẩu sang (tưa), có thể thổi thuốc vào hoặc bôi vào, chảy nước miếng thì sau vài phút nhổ đi.

7. Trị mắt đỏ có mộng thịt: Băng phiến tán bột thật mịn điểm mắt.

8. Trị viêm họng mạn tính, viêm amidale:  Băng phiến 1g, Khô phàn (Phèn phi khô) 2g, Hoàng bá 2g, đốt thành than, Đăng tâm 3g đốt than, tất cả tán nhỏ trộn đều, mỗi lần dùng 3 – 4g thổi vào họng.

Liều lượng thường dùng và chú ý:

  • Liều: uống 0,02 – 1g cho thuốc vào hoàn tán, không cho vào thuốc sắc. Dùng ngoài lượng vừa đủ, tán bột khô bôi vào hoặc đắp.
  • Dùng thận trọng đối với phụ nữ có thai, không cho vào lửa và nhiệt độ cao.

Ghi chú:

Băng phiếnXạ hương đều là thuốc hương thơm chuyên về khiếu tỉnh thần, trên lâm sàng thường dùng chung. Về mặt khai khiếu tỉnh thần thì Băng phiến không bằng Xạ hương. Ngoài ra Băng phiến có tác dụng thanh nhiệt chỉ thống, còn Xạ hương mạnh về hoạt huyết chỉ thống.

Băng phiến dùng ngoài tốt đối với các bệnh về mồm lợi răng, hầu họng, mắt tai. Chất lượng của Băng phiến nhân tạo kém hơn Băng phiến thiên nhiên, phần nhiều dùng trị các chứng nhọt lở ở trong ngoại khoa. Ngoài ra có một loại Ngãi phiến được chế biến từ cây Ngãi nạp hương Blumea Balsamifera DC. (lá tươi).

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam của Đỗ tất Lợi viết với tên là Đại bi mọc hoang khắp nơi ở nước ta và Trung quốc (Quảng đông, Quảng tây và Vân nam) thường được dùng thay Băng phiến có tác dụng mạnh về hoạt huyết tiêu sưng giảm đau.

BĂNG PHIẾN

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img