Hải Mã

Hải mã là  loài cá  sống ở các  vùng biển của nhiều nước trên thế giới. Nước ta hải mã cũng có nhiều ở những vùng ven biển, đó là loại có gai (Thích hải mã – Hippocmpus histrix Kaup), loại có ba khoang (Tam ban hải mã – Hippocmpus trimaculatus Leach) và loại to (Đại hải mã – Hippocmpus trimaculatus kuda Bleeker), trong đó, thứ to là tốt hơn cả.

Dược liệu Hải Mã

  1. Tên khoa học: Hippocampus.
  2. Tên gọi khác: Hải mã, thủy mã.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính ôn. Vào kinh thận.
  4. Bộ phận dùng: Cả con.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Cá ngựa có thân hình hơi dẹt, dài và cong. Toàn thân dài khoảng 15 – 20cm, có khi hơn; phần phình to ở giữa thân rộng từ 2 – 4cm; màu vàng nhạt hoặc nâu đen. Đầu hơi giống hình đầu ngựa, giữa đầu có các gai to nhô lên. Thể nhẹ, chất xương, cứng rắn, hơi có mùi tanh, vị hơi mặn. Cá ngựa loại to, đầu đuôi đầy đủ, không có sâu mọt là loại tốt.
  6. Phân bố vùng miền: Ở Việt Nam, cá ngựa thường gặp ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và dọc bờ biển các tỉnh phía nam từ Quảng Nam-Đà Nẵng đến Kiên Giang, nhiều nhất ở vịnh Hạ Long, Bình Thuận, Khánh Hòa.
  7. Thời gian thu hoạch: Mùa hạ, thu.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả :

Hải Mã
Hải Mã

2. Phân bố:

  • Thế giới: Trung Quốc.
  • Việt Nam: cá ngựa thường gặp ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và dọc bờ biển các tỉnh phía nam từ Quảng Nam-Đà Nẵng đến Kiên Giang, nhiều nhất ở vịnh Hạ Long, Bình Thuận, Khánh Hòa.

3. Bộ phận dùng:

  • Cả con cá đã phơi hay sấy khô của một số loài Cá ngựa, hoặc họ Cá chìa vôi.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Hai mùa hạ, thu, bắt cá ngựa về rửa sạch, loại bỏ màng da, bỏ ruột, uốn cong đuôi rồi phơi khô, thường buộc lại từng đôi một (1 con đực, 1 con cái).
  • Chế biến: Loại bỏ tạp chất, vụn nhỏ, khi dùng giã nát, tán bột. Thường vặt bỏ gai trên đầu, tẩm rượu, hơ hoặc sao kỹ với cám, tán nhỏ để dùng hoặc ngâm rượu với thuốc khác để uống.
  • Bảo quản: Để nơi khô, mát, trong lọ, hộp kín có chứa một ít long não hay hồ tiêu để phòng sâu mọt.

5. Mô tả dược liệu Hải Mã

Cá ngựa có thân hình hơi dẹt, dài và cong. Toàn thân dài khoảng 15 – 20 cm, có khi hơn; phần phình to ở giữa thân rộng từ 2 – 4cm; màu vàng nhạt hoặc nâu đen. Thân và đuôi chia thành các ô hình chữ nhật, các ô này được tạo bởi các đốt xương vòng song song; ở đỉnh các đốt thân có các gai nhọn, thân có 7 gờ dọc, đuôi cuộn lại ở cuối và chỉ có 4 gờ. Đầu hơi giống hình đầu ngựa, giữa đầu có các gai to nhô lên. Miệng dài như một cái vòi, không có răng, hai mắt lõm sâu. Thể nhẹ, chất xương, cứng rắn, hơi có mùi tanh, vị hơi mặn.  Cá ngựa loại to, đầu đuôi đầy đủ, không có sâu mọt là loại tốt.

6. Thành phần hóa học: Protid, lipid.

7. Công dụng – Tác dụng:

  • Tác dụng: Ôn thận tráng dương, tán kết tiêu sưng.
  • Công dụng: Chủ trị: Liệt dương, di niệu, thận hư, trưng hà, u cục ở trong bụng.

8. Cách dùng và liều dùng:

  • Ngày dùng 3 – 9g, dạng thuốc uống.

9. Lưu ý, kiêng kị:

  • Phụ nữ mang thai kiêng dùng.

Một số bài thuốc từ Dược liệu Hải Mã

Chữa nam giới liệt dương, nữ giới chậm có con ta có thể dùng đơn thuốc sau đây:

  • Hải mã một đôi, sấy khô vàng, tán bột ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g, dùng rượu mà chiêu thuốc.
  • Hoặc dùng: Cá ngựa 30g, Bàn long sâm 30g, Cốt toái bổ 20g, Long nhãn 20g. Tất cả ngâm trong 1 lít rượu, thời gian ít nhất là một tuần lễ. Ngày uống 20-40ml. Nếu không uống được rượu, pha thêm nước và mật ong mà uống.

Hải Mã Vị Thuốc Trị Yếu Sinh Lý

Theo Đông y, hải mã có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ôn, không độc, đi vào thận kinh. Có công năng làm tráng dương, kích thích sinh dục, gây hưng phấn, làm ấm thủy tạng, trị đau bụng do khí huyết. Tác dụng làm cường dương, tăng sinh dục, và dễ sinh. Chủ trị yếu sinh lý ở nam giới, liệt dương, phụ nữ chậm có con do dương khí suy. Ngoài ra còn dùng trong chữa hen suyễn, thở khò khè, tiểu són, trị viêm thận mãn tính… Không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai. Ngoài ra với người âm hư, nội nhiệt, cảm mạo cũng không nên dùng. Dạng sử dụng thông thường là bột, viên hoàn hoặc rượu ngâm.

Theo ngư dân cho rằng, lấy hải mã còn sống tươi nhất là được, loại đang quấn nhau và mắt vẫn còn nguyên cho ngay vào rượu ngâm thì tác dụng trị liệu yếu sinh lý còn tuyệt vời hơn nhiều. Người ta còn tán bột hải mã rồi rắc lên chỗ mụn, nhọt lở loét để chữa trị.

Hải mã một đôi (1 đực, 1 cái), sấy khô tán vàng, tán nhỏ rây bột mịn, ngày uống 2-5g chiêu với rượu. Hoặc dùng phối hợp gồm: hải mã 30g, bàn long sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả thái nhỏ cho vào 1 lít rượu gạo cao độ (40-450), ngâm chiết lạnh từ 7-10 ngày (đây là phương pháp chiết lạnh nên hàng ngày cần lấy chai hay lọ ngâm thuốc và lắc nhẹ từ 1- 2 lần trong suốt thời gian ngâm) mới dùng, nếu để lâu càng tốt. Mỗi ngày uống từ 20-40ml chia làm 2 lần.

  • 01 đôi hải mã (đực và cái), ngài tằm đực 5 con, tôm càng 20g, tất cả sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần từ 2-5g chiêu với nước ấm.
  • 01 đôi hải mã, chim bìm bịp 1 con, tắc kè 1 con, củ sâm cau 30-50g, ngâm trong 5 lít rượu thời gian 30-60 ngày là được, tuy nhiên để càng lâu càng tốt. Mỗi lần uống từ 25-30ml, ngày uống 2-3 lần trước bữa ăn làm khai vị, đồng thời có thể kết hợp nhắm các món ăn.

Chữa viêm thận mãn tính:

  • hải mã 1 con to, rang chín vàng giòn, tán bột mịn, bổ đôi bầu dục lợn 2 quả, nhét bột đã tán mịn vào trong gấp lại buộc chặt cho vào hấp cách thủy cho chín rồi mang ra ăn hết trong ngày. Cần ăn liền nửa tháng (15 ngày).

Trị suyễn, thở khò khè, tiểu són:

  • hải mã 5g, đương quy 10g, cho vào 200ml nước sắc còn lại 50ml, uống 1 lần trong ngày.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img