Tuệ Tĩnh chính tên là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu là Hồng Nghĩa, pháp hiệu (theo tên gọi của nhà chùa) là Tuệ Tĩnh (1330-1400), Ông sinh ra ở làng Nghĩa Phú (tục gọi là làng Xưa), thuộc tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng (gần Kẻ Sặt), phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương – nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thôn này ở cách ga Cao Xá trên đường sắt Hà Nội – Hải Phòng 1,5 km và cách tỉnh lỵ Hải Dương hơn 10 km. Ông được phong là ông tổ ngành dược Việt Nam và là người mở đầu cho nền y dược cổ truyền Việt Nam. Các bộ sách Nam Dược thần hiệu và Hồng Nghĩa giác tư y thư của ông không chỉ có ý nghĩa trong lịch sử y học mà cả trong lịch sử văn học Việt Nam.
Danh Y Tuệ Tĩnh
- Sinh: 1330, Cẩm Giàng
- Năm 55 tuổi (1385), với trí tuệ uyên bác trong ngành y thuật, Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh.
Sang Trung Quốc, Tuệ Tĩnh rất được vua Minh quý trọng. Mới đầu, ông giữ chức Y tư cửu phẩm và nổi tiếng là thầy thuốc giỏi. Theo Tuệ Tĩnh và nền y dược cổ truyền Việt Nam, có lần ông đã chữa khỏi bệnh sản hậu cho hoàng hậu nên được vua Minh phong là Đại y thiền sư.
Tuệ Tĩnh mất ở Trung Quốc nhưng không rõ năm nào. Bia văn chỉ làng Nghĩa Phú (do Nguyễn Danh Nho soạn năm 1697) cùng các tư liệu khác ở địa phương đều ghi như vậy.
Thiền sư Tuệ Tĩnh, hay còn được gọi là Tuệ Tĩnh hay Huệ Tĩnh được biết đến như là ông tổ của ngành dược Việt Nam và là người mở đầu cho nền y dược cổ truyền Việt Nam. Nhiều công trình nghiên cứu chuyên môn cho biết rằng, Tuệ Tĩnh tên là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu là Tráng Tử Vô Dật, quê ở làng Xưa, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Mồ côi từ năm lên 6, Nguyễn Bá Tĩnh được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy đem về nuôi cho ăn học. Năm 22 tuổi, ông đậu Thái học sinh dưới triều vua TrầnDụ Tông, nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Những ngày đi tu cũng là những ngày ông chuyên học thuốc, làm thuốc, chữa bệnh cứu người. Năm 55 tuổi (1385), Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông vẫn làm thuốc, nổi tiếng, được vua Minh phong là Đại y Thiền sư, mất ở đó, không rõ năm nào. Ngày nay, bia văn chỉ ở làng Nghĩa Phú cùng nhiều tư liệu khác đầu ghi như vậy.
Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và nhân dân đều công nhận Tuệ Tĩnh đã có công lớn trong việc xây dựng một quan niệm y học độc lập, tự chủ và sát với thực tế của đất nước. Những thành tựu của danh y Tuệ Tĩnh được ghi chép đầy đủ trong các bộ sách Nam Dược thần hiệu và Hồng Nghĩa giác tư y thư. Trong đó, bộ Nam Dược thần hiệu được ông tổng hợp các loại y dược dân tộc mà ông đã tìm tòi, nghiên cứu rồi chia thành 10 khoa. Còn bộ Hồng Nghĩa giác tư y thư, gồm 2 quyển, được ông biên soạn bằng quốc âm, viết bằng thơ Đường luật, thảo đầy đủ 500 vị thuốc Nam cùng một bài “Phú thuốc Nam” gồm 630 vị.
Tổng hợp từ internet