Rau xà lách (có nơi gọi là rau diếp) dễ ăn, ăn ngon,.. thường ăn sống hoặc làm các món salad, món trộn,.. Rau xà lách có tác dụng thanh nhiệt, an thần rất tốt
Mô tả cây rau Xà Lách
Rau Xà lách có tên khoa học là: Lactuca sativa L. var. capitate L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Cây xà lách có hệ rễ cọc ăn nông trên bề mặt đất, bởi vậy cây không chịu được ngập úng, cần đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Thân cây có loại thân tròn, ngắn như xà lách cuộn hoặc cũng có thân thẳng, dài như rau diếp.
Lá xà lách có nhiều lớp xếp lên nhau, có loại xanh đậm, xanh nhạt, hơi tím, và có loại xà lách cuộn lớp trong màu trắng non.
Hoa xà lách có dạng bầu, màu vàng, chứa số lượng lớn các loại hoa nhỏ trên cùng một đế hoa. Hoa có 5 đài, 5 nhị cái và 2 lá noãn. Hoa nở vào lúc có ánh sáng mặt trời đến trưa, họ tự thụ phấn, tốt nhất là từ 9-10h sáng.
Rau Xà Lách nhiều Vitamin & Khoáng chất
Thân lá xà lách có chứa lactucarium, tác dụng có thể so sánh với thuốc phiện nhưng không có hại như thuốc phiện vì chỉ làm dịu kích thích thần kinh. Lactucarium không gây nên táo bón, không làm mất cảm giác ngon miệng và không tổn thương các bộ máy tuần hoàn, tiêu hóa của cơ thể.
Ngoài ra, trong xà lách còn có các vitamin A,B,C, D, E, các khoáng chất Fe, Ca, P, I, Mn, Zn, Cu, Na, Cl, K, Co, As, các photsphat, sulfat…
Người ta tìm thấy trong xà lách tươi có một đơn vị vitamin E/50 g, 17,7 mg vitamin C/100 g. Rau để trong 3 ngày thì lượng vitamin C giảm còn 4 mg nếu không giữ rễ cây cẩn thận trong nước.
Trong Đông y, xà lách tính vị ngọt dịu, mát, tác dụng giải nhiệt, lọc máu, khai vị, giảm đau, an thần, lợi sữa, chủ trị suy nhược tâm thần, đánh trống ngực, co giật nội tạng, đau dạ dày, mất ngủ, ho gà, đái tháo đường, bệnh sỏi, viêm thận, táo bón…
Món ăn, bài thuốc có rau xà lách
Thân, lá xà lách sắc uống 3-5 ly cốc mỗi ngày vào giữa các bữa ăn để chữa thấp khớp, ho, hen và các rối loạn thần kinh, giúp an thần. Ngoài ra có thể kết hợp lá xà lách với dịch ở thân. Dịch thân có thể lấy bằng cách cắt ngang ngọn cây hoặc chích vát thân cây như chích nhựa thông. Liệu trình uống: 0,5 thìa cà phê trong ngày thứ nhất, một thìa cà phê trong ngày thứ hai, 1,5 thìa trong ngày thứ ba… đến 5 thìa cà phê trong ngày thứ 10, sau đó lặp lại liệu trình từ đầu.
Hoặc, có thể làm thành si rô, ngày dùng 20-100 g. Cũng có thể cắt cây lấy dịch, sau đó đem chưng cách thủy để có loại cao cứng, ngày dùng 1 g trong 6 ngày liên tục.
Xà lách trị đái tháo đường bằng cách lá xà lách tươi lượng 40 g ngâm trong 2 giờ cùng rượu 30-40 độ, uống 60 giọt trước bữa ăn. Hoặc lá xà lách 100 g ngâm trong 15 ngày, uống 60 giọt (pha loãng với nước) uống trước bữa ăn.
- Lá xà lách tươi cùng dầu dừa sắc lấy nước rửa nơi mụn, nhọt, bỏng… để chữa.
- Xà lách còn có thể trị ho bằng cách dùng lá tươi đắp liên tục vào ngực và lưng.
Wikiduoclieu – Rau xà lách là thực phẩm lành tính, dễ ăn với nhiều người. Có thể ăn sống trực tiếp, hoặc làm nhiều món ăn ngon. Rau xà lách có nhiều dinh dưỡng: vitamin các loại, chất khoáng, nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe có công dụng phòng & chữa một số bệnh…
Lưu ý đôi chút, Rau xà lách dễ ăn & là món rau ăn sống tốt nhất. Nhưng có một số người cần phải kiêng khi ăn rau sống, do tiền sử bệnh lý ! Những ai không nên ăn rau sống ?