A Giao – Cao Da Lừa

A Giao là chế phẩm được làm từ da lừa cạo sạch lông nấu thành cao. A Giao hay còn gọ là cao da lừa là vị thuốc dân gian chữa một số bệnh…

Dược liệu: A Giao

  1. Tên khoa học: Colla Corii Asini
  2. Tên gọi khác: Gelatina nigra
  3. Tính vị, quy kinh: vị hơi ngọt, tính bình. Vào ba kinh phế, can và thận.
  4. Bộ phận dùng: chất keo da cô thành miếng
  5. Đặc điểm sản phẩm: A giao Trung Quốc nấu bằng da lừa, màu đen láng trong, rắn, loại tốt thường gọi là cống giao, cũng có thứ nấu bằng da trâu, bò, ngựa là loại xấu.
  6. Phân bố vùng miền: Thế giới: Trung Quốc.  Ở Việt Nam: tỉnh Hà Bắc, Hưng Yên, Nghệ An đã có nấu a giao bằng da trâu bò để tự túc cho địa phương,
  7. Bảo quản: Nơi thoáng mát

Mô tả Dược liệu A Giao

A giao là keo chế từ da con lừa (EquusAsinus L.). Thường A giao được làm dưới dạng miếng keo hình chữ nhật, dài 6cm, rộng 4cm, dầy 0,5cm, mầu nâu đen, bóng, nhẵn và cứng. Khi trời nóng thì mềm, dẻo, trời khô thì dòn, dễ vỡ, trời ẩm thì hơi mềm. Mỗi miếng nặng khoảng 20g. vết cắt nhẵn, mầu nâu đen hoặc đen, bóng, dính (Dược Tài Học).

a giao
A Giao

A giao Trung Quốc nấu bằng da lừa, màu đen láng trong, rắn, loại tốt thường gọi là cống giao, cũng có thứ nấu bằng da trâu, bò, ngựa là loại xấu.

Thành phần hóa học

  • Trong A giao chủ yếu là chất keo (Collagen). Khi thủy phân Collagen sẽ cho ra các Axit Amin bao gồm: Lysin 10%, Acginin 7%, Histidin 2%, Xystin 2%, Glycin 2%.
  • Lượng Nitơ toàn phần là 16.43 – 16.54% , Can xi 0.079 – 0,118%, Sunfua 1,10 – 2,31%, độ tro 0,75 – 1,09%

Công dụng – Tác dụng  A Giao

  • Tác dụng: tư âm, dưỡng huyết, bổ phế thuận táo, chỉ huyết, an thai.
  • Công dụng: Trị nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiêu ra máu, lỵ; phụ nữ bị các chứng về huyết gây ra đau, huyết khô, kinh nguyệt không đều, không có con, đới hạ, các chứng trước khi có thai và sau khi sinh; khớp xương đau nhức, phù thũng, hư lao, ho suyễn cấp, ho khạc ra máu, ung nhọt thủng độc.

Cách dùng và liều dùng

  • Ngày dùng 6-12g. có khi dùng sống, có khi sao với bột vỏ sò, hoặc bồ hoàng rồi mới dùng.
  • Kiêng kị: Tỳ vị hư yếu, tiêu chảy không nên dùng. Không dùng chung với Đại hoàng.

Một số bài thuốc với Dược liệu A Giao

  • Bài thuốc an thai

A giao 8g, ngải cứu 8g, sắc với 600ml nước, cô đặc còn 200ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày.

  • Chữa kinh nguyệt ra mãi không ngừng

A giao sao với bồ hoàng, tán nhỏ ngày uống 8-16g. Nếu uống được rượu thì dùng rượu mà chiêu.

  • Chữa lỵ ra máu

A giao 10g (để riêng không sắc), hoàng liên 3g, can khương 2g, sinh lục địa 5g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Lọc bỏ bã, nước thuốc còn đang nóng, thái nhỏ a giao cho vào. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img