Truyền Thuyết Hà Thủ Ô Đỏ

Hà Thủ Ô Đỏ là một loài cây dược liệu được đánh giá cao nhất trong nền y học cổ truyền. Loài cây dây leo có lá hình quả tim và nhiều tên gọi khác nhau. Nhưng tên được gọi phổ biến nhất là He shou wu (ông Hà tóc đen).

Truyền Thuyết Về Hà Thủ Ô

Cái tên Trung Quốc này liên quan đến một truyền thuyết với ông Hà. Thuở còn trẻ, ông Hà đã cố gắng để có con nhưng đều thất bại. Do chán chường nên ông lao vào rượu chè. Rượu đã bào mòn sự tráng kiện và còn khiến mái tóc của Hà sớm bạc, mặc dù vẫn đang ở tuổi thanh niên. Khi ở tuổi ngũ tuần, một đêm sau khi say xỉn, ông tỉnh dậy và sửng sốt khi thấy có 2 cái dây leo quấn ở trên đầu.

Sau đó, mỗi ngày ông lại nhấm nháp một ít củ của loại cây này. Điều kỳ diệu đã xảy đến: từ cơ thể ốm yếu suy nhược vì rượu, ông đã chuyển sang cường tráng, tuổi xuân thanh niên phơi phới đã trở về. Sau đó, ông Hà làm đám cưới với một bà góa trong làng và họ có con với nhau; mái tóc hoa râm của ông Hà đã đen trở lại…

Xem: Từ Điển Dược Liệu Wiki

Truyền thuyết thứ nhất Hà Thủ Ô

Trong dân gian lưu truyền rằng uống Hà Thủ Ô có thể trẻ mãi không già (nguyên văn: 延年不老 – diên niên bất lão), nó bắt nguồn từ một câu chuyện kỳ lạ. Truyền thuyết kể rằng, thời xưa ở huyện Nam Hà (南河 – nan he). Có người thanh niên tên Điền Nhi (田儿 – tian er), vốn sinh ra đã yếu đuối, gầy gò, hay hoa mắt chóng mặt, mắc nhiều bệnh tật. Thường đi nhiều nơi để tìm thảo dược chữa trị. Một ngày, Điền Nhi đi đến trước cửa một ngôi miếu, người đói lả, liền ngã gục xuống đất, sau bái vị đạo sĩ ở miếu nọ làm thầy. Điền Nhi chuyên tâm tu luyện đạo thuật, sau thấy cơ thể khỏe mạnh dần. Thời gian thấm thoát trôi qua, Điền Nhi lúc này đã ngoài 50 tuổi, vẫn chưa lập gia đình.

Một ngày nọ, Điền Nhi cùng gặp gỡ bạn bè uống rượu, trên đường trở về vì say quá nên nằm ngủ quên ở một con đường nhỏ, dưới anh trăng mờ, Điền Nhi thấy hai cây leo cách nhau 3 thước (三尺 – tam xích, mỗi xích (thước) = 30.3 cm, 3 xích ~ 1m) quấn với nhau, lâu lâu lại rời nhau ra rồi lại quấn với nhau, cứ mãi như vậy. Điền Nhi nhìn thấy cảnh này, thấy làm lạ lắm, đột nhiên tỉnh táo, tò mò lần tới gốc cây dây leo này, đào xuống dưới, thấy nhiều củ với nhiều kích thước to nhỏ, hình dạng dài ngắn khác nhau. Điền Nhi liền mang về miếu thỉnh giáo đạo trưởng cùng các đạo sĩ, nhưng không ai biết đến loại cây này. Một ngày, Điền Nhi lên núi, tình cờ gặp một ông già, dáng đi mau lẹ, tai tinh mắt sáng (nguyên văn耳聪目明 – nhĩ thông mục minh), râu dài tóc đen. Điền Nhi liền lại gần hỏi ông già cây nọ, và kể lại cho ông nghe sự lạ mà Điền Nhi đã gặp đêm trước. Ông già nghe xong liền nói, loài dây leo này tương giao (ý nói quấn vào rồi lạo rời nhau ra) như vậy, quả thực là sự kỳ quái, như là có rồng phượng ở trong vậy, có lẽ là điềm lành, là thần dược mà ông trời đã ban cho, nên hay cứ thử dùng nó xem. Điền Nhi nghe ông già nói thấy cũng hợp lý, liền cảm ơn ông già nọ, khi nhìn lên đã thấy ông già biến đâu mất, không khỏi kinh hãi đến toát mồ hôi.

Hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ

Khi quay về, Điền Nhi nghiền củ này ra thành bột, mỗi ngày đều uống, dùng một thời gian thấy cơ thể ngày càng khỏe mạnh, các bệnh đều tiêu tan hết, dùng liền một năm thì râu tóc liền trở lại màu đen, da dẻ hồng hào, mặt mũi đầy đặn, giống như được cải lão hoàn đồng. Đến năm 60 tuổi thì cưới một cô gái trẻ xinh đẹp, sinh liền được mấy đứa con. Điền Nhi rất sung sướng, liền đổi tên là Năng Tự (能嗣). Năng Tự truyền lại cách sử dụng cây thuốc cho con trai là Diên Tú (延秀 – yan xiu), lại truyền tiếp cho cháu nội sau này là Hà Thủ Ô (何首乌 – he shou wo). Thủ Ô dùng vị thuốc này, râu tóc đen mãi đến khi già mà không bạc, cơ thể cường tráng, còn đàn cháu đống, đến 130 tuổi mà râu tóc vẫn chưa bạc, đen bóng như bọn thanh niên. Hàng xóm của ông mới hỏi Thủ Ô là có dùng thuốc gì để trường sinh như vậy, Thủ Ô bèn mang củ này đưa cho mọi người xem, nhưng không ai biết củ này là củ gì, một người đứng đầu trong mọi người nói, đã không biết đó là củ gì thì hãy gọi củ này là Hà Thủ Ô, từ đó công dụng của Hà Thủ Ô được lưu truyền trong dân gian, sau này cũng được các thầy thuốc sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền.

Truyền thuyết thứ hai về Hà Thủ Ô

Hà thủ ô, theo y tịch cổ ghi lại, có năm tên, gồm: Dã miêu, Giao đằng, Dạ hợp, Địa tinh, Hà thủ ô. Sau ông Hà Thủ Ô dùng để uống nên mới gọi Hà thủ ô. Theo truyền thuyết dân gian, thời nhà Đường, năm Nguyên Hòa thứ 7 (năm 812), Lý Cao (李翱 – li ao) soạn “Hà Thủ Ô truyện” như sau: Hà Thủ Ô, người ở huyện Nam Hà thuộc Thuận Châu (顺州 – shun zhou), có ông tên Năng Tự, cha tên Diên Tú. Năng Tự vốn tiên Điền Nhi, sinh ra yếu ớt, năm 58 tuổi, chưa lấy vợ, thường ham đạo thuật theo các thầy ở núi. Một lần, uống rượu say nằm ở núi hoang, chợt thấy có hai cây dây leo, cách nhau hơn ba thước, quấn vào nhau, lâu lâu lại rời ra, rồi lại quấn vào nhau. Điền Nhi cảm thấy rất kinh ngạc trước sự kỳ lạ này, bèn đến đào củ của nó lên rồi mang về. Về đến nhà bèn mang ra hỏi mọi người, nhưng không ai biết. Sau có ông già trên núi (山老 – sơn lão) chợt đến, Điền Nhi liền đem hỏi. Ông lão đáp rằng “Người không có con, mà loại cây này lại kỳ lạ như vậy, có lẽ đây là vị thuốc thần tiên, tại sao lại không đem mà uống thử?”. Điền Nhi liền đem tán bột, hòa với rượu, uống mỗi lần 1 đồng cân (钱 qian = đồng cân. 1 đồng cân ở Trung Quốc = 3.125 gram, ở Hồng Kông, Đài Loan và một số nước khác thì 1 đồng cân = 3.7429 gram ~ 1 chỉ vàng/3.75g) , dùng liền 7 ngày đã nghĩ đến chuyện tình dục, dùng vài tháng thấy thân thể tráng kiện, vì thế nên uống mãi, sau tăng lên 2 đồng cân một lần. Uống qua một năm, các bệnh tật trước đây đều khỏi, tóc đen trở lại. Trong vòng 10 năm, sinh liền được mấy người con trai, bèn đổi tên thành Năng Tự. Sau uống cùng với con trai là Diên Tú, thọ sống đến 160 tuổi. Diên Tú sinh ra Thủ Ô. Thủ Ô cũng uống thứ thuốc này, sinh được vài con trai, sống đến 130 tuổi, tóc vẫn còn đen. Có Lý An Kỳ (李安其 – li an qi) lấy (trộm?) được bài thuốc này đem về dùng cũng sống trường thọ, và thuật lại truyện lạ trên.

Truyền thuyết thứ ba về Hà Thủ Ô

Truyền thuyết kể rằng, năm 110 trước công nguyên, Hán vũ đế lên núi để tế trời đất, phát hiện ra rằng ngôi làng ở gần đó đa số người dân đều trường thọ, liền tò mò hỏi dân làng. Biết được rằng dân làng ở đây đều ăn cháo trường thọ Thủ ô. Cháo trường thọ này nấu bằng Hà thủ ô mọc ở xung quanh miệng giếng chế với đậu đen (黑豆 – hắc đậu) mà thành Hán vũ đế đến bên miệng giếng. Thấy Hà thủ ô mọc tốt tươi xung quanh, liền ban cho tên là giếng trường thọ, mà ngày nay vẫn còn.

Kể từ đó, cháo trường thọ trở thành thức ăn hàng ngày cho nhà vua, Hán vũ đế thọ được 70 tuổi (từ 156 BC – 87 BC, cũng là vị vua trị vì lâu nhất trong các vua nhà Hán, 54 năm, và lâu thứ 3 trong lịch sử Trung Quốc, sau Tần Chiêu Tương vương – 56 năm, và Khang Hy – 61 năm).

Đến khi Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng đế, vì muốn trường thọ, sai Hồ Siêu (胡超 – hu chao) luyện tiên dược. Hồ Siêu đến núi Tung sơn (嵩山 – song shan, núi tọa tại Đăng Phong – Trịnh Châu – Hà Nam, bên bờ sông Hoàng Hà, là một trong năm ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc) lấy được Hà thủ ô và đậu đen. Luyện được thành tiên dược, đem cho Võ Tắc Thiên sử dụng, sống được đến 82 tuổi (624 – 705).

Ngày nay, chúng ta biết rằng, muốn dùng Hà thủ ô phải chế biến rất kỳ công. Hà thủ ô được thái lát, đồ với đậu đen, đồ xong rồi phơi rồi lại đồ, làm như vậy 9 lần đồ – 9 lần phơi (cửu chưng cửu sái) mới dùng được. Người ta đồ với đậu đen vì màu đen thuộc hành Thủy, nên dẫn thuốc vào tạng Thận, làm tăng tác dụng của vị thuốc.

St

Cách Dùng Hà Thủ Ô Đỏ Hiệu Quả

Thông thường củ cây hà thủ ô càng già thì dược tính y học càng cao. Các tài liệu y học xưa của Trung Hoa đã tuyên bố rằng những củ hà thủ ô hàng trăm tuổi có những dược tính y học cực kỳ thần diệu. Theo danh y đời Minh – Lý Thời Trân, nếu ăn một củ hà thủ ô đỏ khoảng 150 tuổi sẽ giúp người ta mọc răng mới. Nếu ăn củ hà thủ ô 200 tuổi sẽ khiến con người có sức dẻo dai, bật khỏe như ngựa. Nhưng nếu ăn hà thủ ô 300 tuổi sẽ khiến con người sống ngang bằng tuế nguyệt. Thế nhưng, đa phần hà thủ ô trồng lấy củ làm thuốc trong thời đại hôm nay chỉ khoảng 3, 4 tuổi. Mặc dù chúng không sở hữu năng lượng để khiến con người trở nên bất tử, nhưng chúng vẫn có giá trị y học. Củ hà thủ ô có thành phần giàu chất sắt, kẽm và các chất chống ôxy hóa. Một số người bán nguyên liệu ở dạng sống, song thường khi chế biến củ hà thủ ô với nước đậu đen hầm nhằm làm cho thuốc phát huy dược tính trị bệnh tối đa. Ngoài ra, hà thủ ô đỏ được bán ở dạng các lát khô, ở dạng bột, thuốc hoàn viên hay rượu thuốc.

hà thủ ô
hà thủ ô đỏ

Bạn có thể dùng đơn độc củ hà thủ ô hay kết hợp dùng nó với các dạng thảo dược khác để trị các chứng bệnh khác nhau. Hà thủ ô có lợi cho người bệnh có dấu hiệu của chứng thận hư, suy nhược dương khí, lưng đau, gối mỏi, hoa mắt chóng mặt và trí nhớ kém. Hà thủ ô cũng giúp nâng cao hệ miễn dịch và chức năng tuyến thượng thận, giảm các triệu chứng mãn kinh, mất ngủ và mệt mỏi. Nó cũng giúp chống vi khuẩn và kháng nấm, dùng để trị nhiều chứng bệnh về da chẳng hạn như mụn trứng cá, chàm… Hà thủ ô cũng làm giảm lượng cholesterol, phòng chống ung thư và bệnh Alzheimer, quan trọng hơn là tăng cường khả năng sinh sản và làm đen tóc.

Cũng giống như các cây thuốc bổ khác, muốn đạt hiệu quả trị bệnh cao thì bạn phải dùng củ hà thủ ô lâu dài, qua từng tháng năm để nhìn thấy những tác dụng chống lão hóa kỳ diệu của nó. Theo truyện xưa, ông Hà đã ăn củ hà thủ ô suốt 700 ngày để có thể làm cha của đứa con đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng dùng liều lượng lớn củ hà thủ ô với suy nghĩ nhanh đạt kết quả thì sẽ phản tác dụng ghê gớm. Nhìn chung, củ hà thủ ô không độc hại, tuy nhiên không phải là không có tác dụng phụ như ngứa ngáy hoặc đi phân lỏng. Thêm nữa, những người có tiền sử bệnh gan cũng không nên dùng củ hà thủ ô. Mỗi ngày nên dùng một liều lượng hà thủ ô vừa phải là 3gram, dùng 3 lần/ngày. Loại dược thảo này có tác dụng an thần nhẹ nên dùng tốt nhất là trước khi bạn đi ngủ. (Theo báo Suckhoedoisong – BYT)

Tham khảo thêm

17 thực phẩm giúp giảm mỡ máu hiệu quả

Thống kê 17 thực phẩm giúp giảm mỡ máu hiệu quả trong bữa cơm hàng ngày. Mỡ máu cao là hiện tượng cholesterol, triglyceride tăng...
Thực Phẩm
7
minutes
che bup tim

Chè búp tím Phú Thọ – Dược liệu tốt cho sức...

Cây chè tím (chè búp tím) được biết đến là cây chè cổ truyền có nguồn gốc trung du miền núi. Giống chè tím...
Tin Tức
8
minutes
pgsleminhha

Phổ biến bài thuốc của người Dao đỏ chữa xương khớp

Bài thuốc tắm của người dân tộc được dùng điều trị bệnh xương khớp nhưng phải nấu, ngâm mất nhiều thời gian, PGS.TS. Lê...
Tin Tức
5
minutes

Bài thuốc đông y chữa xuất tinh sớm

Các thảo dược như củ cây kháu vài lèng, rễ thân cây nàng tiên, cây co làng lình... có thể điều trị chứng xuất...
Tin Tức
4
minutes
spot_imgspot_img