Dược liêu Bụp Giấm
- Tên khoa học: Hibiscus sabdariffa L.
- Tên gọi khác: Cây giấm. Đay nhật.
- Tính vị, quy kinh: Vị chua, tính mát. Quy vào Can, tỳ, phế.
- Bộ phận dùng: Lá, hạt, đài hoa.
- Đặc điểm sản phẩm:
- Phân bố vùng miền: Được trồng nhiều nơi ở Việt Nam
- Thời gian thu hoạch: Hoa (tháng 12).
I. THÔNG TIN CHI TIẾT:
1. Mô tả thực vật:
- Cây sống một năm, cao 1,5 – 2m, phân nhánh gần gốc, mầu tím nhạt.
- Lá hình trứng, nguyên, mép lá có răng.
- Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng.
- Quả nang hình trứng, có lông thô mang đài mầu đỏ sáng tồn tại bao quanh quả.
- Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10.
2. Phân bố:
- Thế giới:
Cây này có nguồn gốc ở Tây Phi.
- Việt Nam:
Cây này trồng nhiều ở miền Trung, có đặc tính không kén đất, ưa đất đồi núi, khí hậu nóng ẩm ở Đông Nam bộ.ở miền Bắc, cây này được trồng thí điểm ở vùng Hà tây và Bắc thái. Từ đầu thập niên 90 đến nay, Bụp giấm (giống lấy từ Đức) được Công ty Dược liệu TW 2 trồng nhiều ở Bà Rịa, Đồng Nai, Sông Bé, Bình Thuận (với diện tích khoảng 400 ha) để xuất khẩu.
3. Bộ phận dùng:
- Đài quả, lá.
4. Thu hái, chế biến và bảo quản:
- Thu hái:
Vào mùa thu, lúc các lá đài còn mềm, không nhăn héo và có màu đỏ sẫm. Và cũng chỉ thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở vì để lâu, dược liệu sẽ kém phẩm chất.
- Chế biến:
- Bảo quản:
5. Mô tả dược liệu Bụp Giấm
6. Thành phần hóa học:
- Cả lá, đài hoa Bụp giấm giầu về axit và protein. Các axit chính tan trong nước là acid citric, acid malic, acid tartric, acid hibiscus. Chúng cũng chứa gossypetin và clorid hibiscin là những chất có tính kháng sinh.
- Hoa chứa một chất mầu vàng loại flavonol glucosid là Hibiscitrin; Hibiscetin; Gossypitrin và Sabdaritrin. Quả khô chứa canxi oxalat, Gossypetin, Anthocyanin (có tác dụng kháng sinh) và Vitamin C.
- Hột chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ, 7% chất khoáng. Dầu hột bụp giấm tương tự như dầu hột bông vải có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da. Dầu chứa vitamin và các chất béo không no, có tác dụng tốt đối với người cao tuổi và người kiêng ăn.
7. Công dụng – Tác dụng:
- Tác dụng: Nước hãm đài hoa chứa nhiều acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát. Quả chống scorbut…
- Công dụng: Lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, dùng chế nước giải khát, làm mứt.
Có nơi dùng chế siro, hoặc đem phơi khô và nấu lên lấy nước uống. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa và quả dùng trị bệnh scorbut. Đài hoa mọng nước sắc lấy nước uống hay hãm uống giúp tiêu hoá và trị các bệnh về mật; cũng dùng trị bệnh về tim và thần kinh, huyết áp cao và xơ cứng động mạch.
8. Cách dùng và liều dùng:
- Sử dụng dưới dạng rượu vang, trà và nước sắc, hãm.
9. Lưu ý, kiêng kị:
…
10. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu:
Theo tài liệu nước ngoài, những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh hoạt chất từ bụp giấm có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, chống oxy hóa (sự già hoá của cơ thể), giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường chức năng tiêu hoá, nhuận tràng, hạ huyết áp, làm giảm cholesterol trong máu, chống xơ vữa động mạch, giảm sự đọng lipit ở gan và bảo vệ tế bào gan.
- Thường phối hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh gan mật, cao huyết áp. Liều dùng 9 – 15g đài hoa, sắc hoặc hãm nước uống.
- Chống béo phì, bụp giấm có tác dụng ức chế men amylase, vì vậy uống một chén trà bụp giấm sau bữa ăn sẽ làm giảm sự hấp thu đường và tinh bột nhờ đó góp phần giảm cân.
- Chống cảm lạnh, cúm, chính nhờ hàm lượng vitamin C rất cao và sự hiệp đồng của các acid hữu cơ nên bụp giấm có tác dụng kháng khuẩn và giúp cơ thể tăng sức đề kháng và hoạt động hệ miễn dịch, ít bị nhiễm các bệnh cảm cúm và các bệnh thông thường.
- Chống táo bón, ngừa bệnh trĩ, nhờ hàm lượng chất xơ cao trong bụp giấm. Lá non dùng làm rau ăn, cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát.
- Giải rượu với trà Bụp Giấm
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006.
- Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010.
- Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
- Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006.