Là một trong 4 loại thuốc quý “Sâm – Nhung -Quế – Phụ”. Hồng sâm chính là nhân sâm màu đỏ, thường được chế biên bằng cách giữ nguyên vỏ, hấp cách thủy và sấy khô nên có thể bảo quản được trong thời gian dài. Hồng sâm là loại thuốc quý, giá thành thường rất cao. Nhiều người có điều kiện sử dụng hồng sâm nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được tác dụng của nó để sử dụng một cách hiệu quả.
Tác dụng chính của Hồng Sâm
Dược liệu Hồng Sâm – Là loại Nhân Sâm đã qua chế biến, nó được lựa chọn từ những củ sâm tươi tốt nhất và đạt đủ 6 năm tuổi được trồng ở những vùng đất tốt nhất và được chăm sóc kỹ lưỡng.
Hồng Sâm với bệnh ung thư
Với những bệnh nhân ung thư, Hồng Sâm giúp tăng cường miễn dịch, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, gián đoạn quá trình truyền tín hiệu, thông tin RNA trong nhân tế bào bệnh. Nhờ đó, giúp làm suy yếu và hạn chế khả năng sinh sản của tế bào ung thư, giúp giảm hẳn những triệu chứng mệt mỏi, suy giảm miễn dịch.
Hồng Sâm còn có tác dụng giúp khắc phục các triệu chứng đau nhức, tăng hiệu quả của quá trình xạ trị, nhờ vậy, giúp người bệnh có tinh thần tốt hơn.
Hồng Sâm với bệnh tiểu đường
Đối với cơ thể người bình thường, tụy sẽ sản sinh Isulin giúp phân giải đường, hạn chế đường trong máu để cân bằng, đáp ứng vừa đủ nhu cầu sử dụng. Nếu bị tác động hoặc quá tải sẽ khiến tụy suy yếu, khả năng sản sinh Isulin kém dẫn đến lượng đường máu cao.
- Tham khảo bài viết: Cách kiểm soát bệnh tiểu đường
Những thí nghiệm khoa học cho thấy, Hồng Sâm làm tăng chuyển hóa đường trong máu, tăng khả năng hấp thụ đường vào tế bào dự trữ trong gan. Hồng Sâm có tác dụng tương tự như Isulin nhưng tốt hơn ở chỗ giúp thúc đẩy dự trữ đường như cơ chế hoạt động ở người bình thường.
Hồng Sâm với bệnh lí của hệ thần kinh, gan, huyết áp
Những người có vấn đề về thần kinh, tâm thần, trầm cảm, viêm gan, lao, huyết áp cao… sử dụng Hồng Sâm khi đang dùng thuốc điều trị thì nên uống cách nhau ÍT NHẤT 2h đồng hồ. Bởi Hồng Sâm có thể gây ức chế enzyme chuyển hóa dược chất ở gan, làm tăng nồng độ dược chất tích lũy ở gan dẫn đến gây độc cho gan nên người bệnh không thể kiểm soát được tình trạng bệnh mà còn khiến bệnh nặng hơn.
Hồng Sâm với bệnh tai biến, nhồi máu não
Khoảng 80% tai biến mạch máu não là nhồi máu não (hình thành cục máu đông). Hồng Sâm có tác dụng giảm kết tập tiểu cầu (tiểu cầu là yếu tố hoạt hóa quá trình đông máu), từ đó ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông nên có tác dụng tương tự như dược chất chống đông máu.
Cách dùng Hồng Sâm
Tổng hợp một số cách dùng Hồng Sâm hiệu quả & mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể…
Hồng Sâm tẩm Mật Ong
Hồng Sâm tẩm Mật Ong là món ăn bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể thái lát mỏng hoặc để nguyên củ ngâm cùng mật ong. Có thể dùng trực tiếp hoặc ăn cùng với sữa chua. Ngoài ra Mật Ong Sâm có thể dùng trực tiếp hoặc chế biến cùng các món sinh tố, uống cùng sữa tươi, cho vào trà.
- Liều dùng: Ngày dùng 2-3 lát Hồng Sâm, chia 1-2 lần sang- trưa, ăn lúc đói.
- Lưu ý, người tiểu đường không được dùng Mật Ong quá 10g/ lần. Không nên ăn Hồng Sâm vào buổi tối vì dễ gây mất ngủ.
Hiện nay trên thị trường, các loại hồng sâm được bán tràn lan nhưng không phải chõ nào cũng bán hàng chính hãng.
Hồng Sâm pha trà
Hồng Sâm thái lát mòng, mỗi lần dùng 1-2g cho nước sôi vào pha như pha trà. Có thể hãm vài lần như vậy cho đến khi mùi nhạt thì lấy bã ra ăn. Hồng Sâm tán mịn dùng pha trà uống phục hồi sức khỏe cho người mệt mỏi, hay vã mồ hôi, thở yếu, chuyển hóa cơ kém.
Ngậm tan
- Hồng Sâm thái lát mỏng, cho vào miệng ngậm đến khi mềm thì nuốt, ngày dùng 2-3 lát.
Cháo Hồng Sâm
- Cho 1-2 g Hồng Sâm thái lát, sắc với nước một lúc, thêm gạo vào nước nấu thành cháo ăn.
- Cháo đường Hồng Sâm: cho 1-2 g bột hồng sâm, gạo tẻ 100g, đường phèn lượng vừa đủ nấu cháo ăn như bình thường.
Tham khảo bài viết dược liệu Hồng sâm