Can Khương

Dược liệu: Can Khương

  1. Tên khoa học: Rhizoma Zingiberis.
  2. Tên gọi khác: Gừng.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị cay, tính ôn.Vào sáu kinh tâm, phố, tì, vị, thận và đại trường.
  4. Bộ phận dùng: Củ gừng khô.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Củ gừng khô, to, già, chắc, vỏ sắc vàng nhợt, ít nhăn, sạch rễ con, thịt trong vàng đậm là tốt.
  6. Phân bố vùng miền:  Việt Nam: cây được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc.
  7. Thời gian thu hoạch: Thu hoạch rễ gừng vào mùa đông.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật:

  • Gừng thuộc loại cây thảo, sống lâu năm, cao 0,5 – 1m, thân rễ phát triển thành củ, phân nhánh.
  • Lá mọc cách, không cuống, phiến lá hình mác to, mặt lá nhẵn bóng.
  • Hoa mọc thành bông từ gốc, có cuống dài, màu vàng xanh.
gừng tươi
Gừng tuoi có tác dụng giảm cơn đau nhức tức thời

2. Phân bố:

  •  Thế giới: Trung Quốc
  •  Việt Nam: Cây được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc.

3. Bộ phận dùng:

  • Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Gừng.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Thu hoạch rễ gừng vào mùa đông.
  • Chế biến: Đào lấy củ gừng già, rửa sạch, phơi hoặc sấy đến khô (can khương). Khi dùng có thể sao vàng hoặc sao cháy (thán khương).
  • Bảo quản: Để nơi khô ráo, kín, tránh ẩm nóng làm mất tinh dầu thơm.

5. Mô tả dược liệu Can Khương

Can Khương
Dược liệu Can Khương _ Gừng Khô
  • Thân rễ (quen gọi là củ) không có hình dạng nhất định, thường phân nhánh, dài 3 – 7 cm, dày 0,5 -1,5 cm.
  • Mặt ngoài màu trắng tro hay vàng nhạt, có vết nhăn dọc.
  • Đỉnh các nhánh có đỉnh sinh trưởng của thân rễ. Vết bẻ màu trắng tro hoặc ngà vàng, có bột, vân tròn rõ.
  • Mặt cắt ngang có sợi thưa.
  • Mùi thơm, vị cay nóng.

6. Thành phần hóa học:

  • Thân rễ có tinh dầu, thành phần của tinh dầu gồm D-camphen,β-phellandren, zingiberen, sesquiterpen alcol, borneol, gefaniol, citral; chất cay zingeron, shogaon, zingerol; chất nhựa.

7. Công dụng – Tác dụng:

  • Tác dụng: Ôn trung tán hàn, hồi dương, thông mạch, táo thấp tiêu đàm.
  • Công dụng: Chữa: Đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm, ho suyễn. Thán khương tăng cường chỉ huyết.

8. Cách dùng và liều dùng:

  • Ngày dùng 4 – 8 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
  • Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

9. Lưu ý, kiêng kị :

  • Âm hư nội nhiệt, biểu hư ra mồ hôi nhiều hoặc mất máu không nên dùng.

10. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Can Khương

  • Ấm vị cầm mửa: Trường hợp hàn uất xâm phạm vào vị, nôn mửa ra nước trong: can khương, nhân sâm, bán hạ, liều lượng bằng nhau. Nghiền thành bột, dùng nước gừng làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8-12g.
  •  Ấm kinh cầm máu: Dùng cho chứng hư hàn mà thổ huyết, đái ra máu, băng huyết: can khương đốt tồn tính, nghiền mịn thành bột. Mỗi lần 2-4g, uống bằng nước ấm.
  •  Trị phụ nữ băng huyết: Can khương 8g, tông bì 12g, ô mai 12g. Tất cả đốt thành tro, nghiền mịn. Uống với nước.
  • Ấm phổi dịu ho: Dùng khi khí lạnh vào phổi gây ho hen: phục linh 12g, cam thảo 4g, ngũ vị tử 4g, can khương 4g, tế tân 2g. Sắc uống.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU:

1. Vi phẫu:

  • Biểu bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật, nhỏ xếp tương đối đều đặn.
  • Dưới lớp biểu bì là lớp suberoid gồm 5 – 6 hàng tế bào tròn hoặc gần tròn nhuộm màu xanh, xếp xen kẽ nhau. Phía dưới lớp suberoid là lớp bần gồm những tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm và đồng tâm.
  • Mô mềm vỏ đạo.
  • Phía trong lớp nội bì tạo thành vòng không liên tục, sát lớp nội bì là lớp trụ bì.
  • Các bó libe gỗ rải rác trong phần mô mềm vỏ và mô mềm ruột, tập trung nhiều nhất ở sát lớp nội bì. Mỗi bó hình tròn hay hình trứng có 1-6 mạch gỗ ở giữa, libe chồng lên gỗ, rải rác có các mạch gỗ bị cắt dọc. Những tế bào tiết tinh dầu rải rác khắp mô mềm ruột và mô mềm vỏ.

2. Bột:

  • Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình nhiều cạnh, rải rác có chứa tế bào tiết tinh dầu màu vàng nhạt.
  • Tinh bột hình trứng, có vân rõ.
  • Mảnh bần gồm các tế bào hình chữ nhật, vách dày, màu vàng nâu.
  • Sợi có thành mỏng.
  • Mảnh mạch vạch, mạch vòng, mạch điểm.

3. Định tính:

  • A.  Lấy khoảng 5 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol 70% (TT), đun sôi, lắc đều, lọc.

Lấy  1 ml dịch lọc, thêm 5 giọt dung dịch natri nitroprusiat 1% (TT), thêm 3 giọt dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), xuất hiện màu đỏ. Thêm 2 giọt acid acetic băng (TT), có tủa chuyển sang màu vàng.

Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 3 giọt dung dịch paranitroanilin (TT), thêm 0,5 ml dung dịch natri hydrocarbonat 5% (TT), 4 ml nước, đun sôi, để nguội, dung dịch có màu nâu đỏ.

  • B. Phương pháp sắc kí lớp mỏng (Phụ lục 5.4):

Bản mỏng:

Silicagel GF254

Dung môi khai triển:

Hexan – aceton – acid acetic băng ( 7,5: 2,5: 4 giọt)

Dung dịch thử:

Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 5 ml aceton (TT), lắc trong 3 phút, lọc , lấy dịch lọc làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu:

Lấy 2 g bột Gừng (mẫu chuẩn) chiết như dung dịch thử.

Cách tiến hành:

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 μl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng rồi phun thuốc thử vanilin – sulfuric (Trộn đồng lượng dung dịch vanilin 1% trong ethanol 96% và dung dịch H2SO4 5 % trong cồn 96%, chỉ pha khi dùng). Sấy bản mỏng ở 110 oC cho đến khi xuất hiện vết. Sắc kí đồ của dung dịch thử phải có ít nhất 10 vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc kí đồ của dung dịch đối chiếu.

4. Chỉ tiêu đánh giá khác:

  • Độ ẩm: Không quá 13%.( Phụ lục 12.13).
  • Tro toàn phần: Không quá 6% (Phụ lục 9.8).
  • Tro không tan trong acid hydrocloric: Không quá 3% ( Phụ lục 9.7).
  • Tạp chất: Tạp chất: Không quá 1% . Tỉ lệ non xốp: Không quá 1%
  • Chất chiết được trong dược liệu: Chất chiết được trong nước: Không ít hơn 14,0%. Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10), dùng  nước làm dung môi. Chất chiết được trong ethanol 90%: Không ít hơn 6,0%. Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10), dùng  ethanol 90% (TT) làm dung môi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  •  Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006.
  •  Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010.
  •  Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img