Cao Bản

Dược liệu: Cao Bản

  1. Tên khoa học: Rhizoma et Radix Ligustici sinensis.
  2. Tên gọi khác: Ligusticum root, (Gaoben).
  3. Tính vị, quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào kinh bàng quang.
  4. Bộ phận dùng: Thân rễ.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Củ to bằng ngón tay cái, xù xì giống củ xuyên khung nhỏ, mùi vị giống xuyên khung, đắng, thơm không mốc mọt là tốt.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc. ở Việt Nam cây trồng ở Hà Giang.
  7. Thời gian thu hoạch: các tháng 4-10.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật Cao Bản

  • Cây thảo sống lâu năm, cao 0,5-1m hay hơn.
  • Lá mọc so le, kép lông chim 2-3 lần, cuống lá dài 9-12cm, phía dưới ôm lấy thân. Lá chét hình trứng, mép có răng cưa nhỏ.
  • Cụm hoa tán kép, có 16-20 cuống mang tán đơn; mỗi tán này mang nhiều hoa nhỏ màu trắng.
  • Quả bế đôi gồm 2 phân quả; mỗi phân quả có 5 sống chạy dọc; các sống ngăn cách nhau bởi các rãnh nhỏ; trong các rãnh nhỏ có từ 3-5 ống tinh dầu.
cao-bản
Cao Bản

2. Phân bố:

  •  Thế giới: Trung Quốc.
  • Việt Nam: Cây trồng ở Hà Giang.

3. Bộ phận dùng:

  • Thân rễ.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Thu hoạch củ vào các tháng 4-10.
  • Chế biến: Phơi hay sấy khô.
  • Bảo quản: Dễ bị mốc mọt, tránh nóng. Bào chế rồi đựng kín.

5. Mô tả dược liệu Cao bản

  • Thân rễ Cao bản khô có hình viên chùy không đều, dài khoảng 6-14cm, vỏ ngoài màu vàng đất hoặc màu vàng nâu phần trên thân rễ to hơn, phủ khít nốt duỗi sắp thành dạng đầu là dấu vết của rễ, phần đỉnh thì có bộ phận tàn dư của thân, phần dưới thân rễ nhỏ gầy, khoảng giữa cách các vết nhăn dọc đều có các đốt phình lớn. Trên đốt cũng có vết rễ có mùi thơm đặc biệt. Nhiều người cho rằng Cảo bản của Tứ Xuyên sản xuất nổi tiếng hơn sản xuất từ Thiểm Tây, được gọi là Tây khung, củ lớn hơn ngón tay cái, sù sì như củ Xuyên khung, nhưng không phải Xuyên khung như một số hàng dược đã thay thế, mùi vị giống Xuyên khung, đắng, thơm, không mốc mọt là tốt.

6. Thành phần hóa học:

  • Tinh dầu (phenola), acid hữu cơ.

7. Công dụng – Tác dụng:

  • Tác dụng: Vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, ráo thấp, lưu thông khí huyết.
  • Công dụng: Chữa cảm phong hàn, đau đầu; kinh nguyệt không đều; bán thân bất toại (liệt nửa người), chân tay co quắp. Ngày dùng 3-9g, dạng thuốc sắc. Còn dùng ngoài chữa ghẻ lở, chốc đầu, mẩn ngứa và làm sạch gầu ở đầu.

9. Cách dùng và liều dùng: Cao bản

  • Ngày dùng 3 – 6g.

10. Lưu ý, kiêng kị :

Âm hư hỏa thịnh, không có thực tà và phong hàn thì không nên dùng.

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Cao Bản

 Trị đau đầu (chủ yếu chứng đau đầu ở đỉnh, do ngoại cảm phong hàn sợ lạnh, không có mồ hôi, hoặc do viêm mũi, viêm xoang gây đau đầu):

Đau khớp do phong thấp:

  • Dùng cảo bản 12g, phòng phong 12g, bạch chỉ 12g, cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

Trị chứng đau nửa đầu:

  • Dùng cảo bản 6g, xuyên khung 3g, phòng phong 5g, bạch chỉ 3g, tế tân 2g, cam thảo 3g, đổ 3 bát nước sắc còn khoảng 1 bát (200ml) chia 2 lần uống nóng, sau bữa ăn trong ngày.

Trị ghẻ lở chốc đầu ở trẻ:

  • Dùng cảo bản sắc lấy nước tắm và gội đầu ngày 1 lần.

Chữa nhiều gàu:

  • Lấy cảo bản và bạch chỉ, hai thứ có lượng như nhau, tán bột mịn đem xát vào đầu, để qua đêm sáng hôm sau dậy gội sạch đầu. Hoặc nấu lấy nước để tắm và gội đầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  •  Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

 

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img