Cây cành giao còn có một số tên gọi khác như cây càng cua, cây xương khô, san hô xanh, thập nhị…
Cây có thể cao đến 3m, thân nhánh tròn, màu xanh lục, khi bẻ cành có nhiều mủ trắng chảy ra.
Dược Liệu Cây Giao
- Tên khoa học: Euphorbia tirucalli L., họ Thầu dầu.
Trong nhân dân thường dùng cây thuốc này trị một số bệnh như đau nhức, côn trùng đốt, chấn thương… Cây thuốc này thường được trồng cùng với cây hoa quỳnh nên thường gọi là cây quỳnh cành giao.
Cây Cành Giao Chữa Bệnh Gì ?
Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng:
Dùng khoảng 15 đốt cành cây càng cua, cắt nhỏ từng đoạn 5mm, cho vào túi nilon đập nát rồi cho vào ấm có vòi với lượng nước vừa đủ, đun sôi, dùng giấy cuộn thành ống lắp vào đầu vòi, cho vào mũi để hít hơi nước, hơi thuốc vào mũi, thỉnh thoảng hít cả vào miệng. Thời gian xông 10-15 phút. Xông liên tục 3-5 ngày, bệnh nặng có thể xông 7-10 ngày. Cần chú ý không dùng cho phụ nữ có thai.
Chữa côn trùng, ong đốt, rắn cắn, bò cạp đốt…:
Dùng cành cây càng cua giã nhỏ, đắp lên tổn thương.
Chữa chấn thương, đau nhức:
Dùng cành cây càng cua giã nhỏ, băng đắp lên tổn thương ở cơ bắp, khi khô lại dùng rượu nhạt nhỏ thêm vào bã thuốc.
Chữa mụn cơm:
Dùng nhựa mủ cây càng cua đắp lên mụn cơm.
- Chú ý: không được để nhựa mủ cây thuốc này bắn vào mắt.