Cây Tầm Bóp

Cây tầm bóp là một loài cây mọc hoang nhiều ở nước ta. Thật không ngờ loài cây mọc hoang hóa này lại có rất nhiều tác dụng quý. Đặc biệt theo các nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ và Đài Loan, cây có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường và một số bệnh ung thư.

  1. Tên thường gọi: Tầm Bóp, Lu lu cái, Bồm bộp, lồng đèn
  2. Tên khoa học: Physalis angulata, thuộc họ cà
  3. Phân bố: Cây mọc hoang nhiều nơi

Đặc Điểm Chung Cây Tầm Bóp

Cây tầm bóp còn có tên gọi là cây thù lù cạnh, cây lồng đèn (Quả tầm bóp có hình rất giống cái đèn lồng), cây bùm bụp… Là một loài cây mọc hoang thường được người dân sử dụng làm rau ăn. Đây cũng là một vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền.

cây tầm bóp
cây tầm bóp
Cây mọc hoang trên khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay hai bên ven đường đi ở các làng quê. Cũng nhìn thấy cả ở ven rừng, từ vùng thấp đến vùng có độ cao 1.500m so với mặt nước biển.
Là loại cây thảo, cao 50 – 90cm, nhiều cành. Thân cây có góc, thường rủ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hoặc không, dài 30 – 35mm, rộng 20 – 40mm, cuống lá dài từ 15 – 30mm.

Khu vực phân bố

  • Cây mọc hoang khắp nơi, nhiều nhất ở các tỉnh miền núi nơi có độ cao trên 1000m so với mực nước biển.

Bộ phận dùng

  • Toàn cây bao gồm lá, thân và quả đều được dùng làm thuốc.

Thành phần hóa học

Trong cây có chứa các hoạt chấ: anthocyanin, đặc biệt có các whitasteroid như: physalin A-D, F, L-O, physagulin A-G (Đây là các hoạt chất có tác dụng ức chế tế bào ung thư, được dùng trong điều trị ung thư), các alcaloid.

Tính vị

  • Cây có vị đắng nhưng không có độc có tác dụng thanh nhiệt, khử đờm, lợi thấp, tán kết, tiêu viêm.

Công dụng của cây Tầm Bóp

Rau tầm bóp là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y, tổng hợp các kinh nghiệm dân gian cây tầm bóp có những công dụng sau:

  • Tác dụng tiêu đờm, điều trị ho kéo dài
  • Tác dụng điều trị 5 loại bệnh ung thư gồm: Ung thư phổi, ung thư gan, ung thư ruột, ung thư cổ tử cung, ung thư mũi – vòm họng (Nghiên cứu tại Đại học Houston (Texas) Hoa Kỳ, Đại học y khoa quốc gia Cheng Kung – Đài Loan rau tầm bóp có 2 hoạt chất physalin A-D, F, L-O, physagulin A-G có tác dụng tăng cường miễn dịch, kháng tế bào ung thư rất hiệu quả)
  • Tác dụng điều trị bệnh tiểu đường (Tác dụng này đã được nghiên cứu)
  • Tác dụng điều trị mụn nhọt

Đối tượng sử dụng Tầm Bóp

  • Bệnh nhân ho hen, viêm phế quản
  • Bệnh nhân ung thư: Ung thư phổi, ung thư gan, ung thư ruột, ung thư cổ tử cung, ung thư mũi – vòm họng
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Người bị mụn nhọt
  • Người bình thường dùng hàng ngày để phòng bệnh

Cách dùng, liều dùng Tầm Bóp

Đông y cho rằng, toàn cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả tầm bóp có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, chủ trị các chứng bệnh như cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, nhiệt, nôn, nấc, đắp ngoài trị đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn và chu sa ăn trị bệnh đái tháo đường. Ở Ấn Độ người ta còn sử dụng toàn cây tầm bóp làm thuốc lợi tiểu.
Lá cây tầm bóp được sử dụng trị chứng rối loạn của dạ dày nên cũng có người ăn thay rau hàng ngày, tuy hơi đắng nhưng vị thanh mát. Lá cây tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món như nấu canh, luộc hay xào.
  1. Điều trị ho khan, có đờm: Rau tầm bóp tươi 70g hoặc khô 30g, củ mạch môn khô 15g đun nước uống hàng ngày
  2. Điều trị ung thư: Cây tầm bóp khô 30g, cây xạ đen 40g đun với 1,5 lít nước đến khi cạn còn 700ml chia ra uống trong ngày.
  3. Điều trị bệnh tiểu đường: Dùng rễ tầm bóp tươi 30g (khô 15g) đun nước uống hàng ngày.
  4. Điều trị mụn nhọt:  Dùng cây tươi giã rồi vắt lấy nước uống hàng ngày, bã cây đem đắp ngoài da.
  5. Dùng hàng ngày phòng bệnh: Lấy lá tươi luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày, món ăn có vị đắng nhưng mang rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn dùng khoảng 2-3 lần sẽ quen và chắc chắn sẽ nghiện món ăn từ loài rau dại này cho mà xem.

Bài thuốc với cây Tầm Bóp

  • Trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 – 80gr cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.
  • Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu, bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Dùng 15 – 30gr cây tầm bóp khô (tươi 50 – 100gr) sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày liền.
  • Trị đái tháo đường: Rễ cây tầm bóp tươi (20 – 30gr) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày dùng 1 lần, uống từ 5 – 7 ngày.

Lưu ý khi sử dụng Tầm Bóp

Có 1 loài cây họ cà có tên cây Lu lu đực, hình dáng rất giống rau tầm bóp (Loài cây này có quản tròn, nhỏ hơn, thân cây mỏng manh hơn, lá không có vị đắng nhưng có độc nếu dùng tươi) Do vậy cần hết sức lưu ý khi thu hái, sử dụng làm thuốc cần có kiến thức để phân biệt cây tầm bóp với cây lu lu đực.

Phân Biệt Cây Tầm Bóp & Cây Lu Lu Đực

Loại cây hay bị nhầm lẫn với tầm bóp là lu lu đực bởi có nhiều đặc điểm về hình thái thân và lá khá giống nhau.

cây lu lu đực
cây lu lu đực

Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi, cây lu lu đực có tên khác là thù lù đực, gia cầu, nút áo, cà đen, long quỳ. Đây là cây thảo cao 30 – 100 cm, sống hằng năm hoặc lâu năm, có thân phân cành, lá nguyên, hình trái xoan nhọn, thuôn dần thành cuống; phiến hơi phân thùy hay có góc. Quả nang tròn, lúc còn non có màu lục sau chuyển sang màu vàng hay đỏ, khi chín hẳn có màu đen, chứa nhiều hạt dẹp. Cây ra hoa vào mùa thu.

Cây lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Vì có chứa các hoạt chất alkaloid như: Steroid, solanine, solasonine, solamargine, chaconine, đặc biệt là trong các quả non nên loài cây này thường được phân loại là một cây có độc. Tuy nhiên, những hoạt chất này có hàm lượng rất nhỏ, không gây chết người và các biến chứng nguy hiểm, chính vì vậy quả chín và ngọn lá non được dùng làm rau ở một số nơi. Muốn sử dụng làm rau ăn nên luộc qua nước sôi trước khi sử dụng, sẽ làm phân hủy các chất độc.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img