Cây chè tím (chè búp tím) được biết đến là cây chè cổ truyền có nguồn gốc trung du miền núi. Giống chè tím đã được một số nước trên thế giới lai tạo, phát triển và sử dụng như một loại thảo dược vi nó có hàm lượng chất chống ô xy hóa anthocyanin và polyphenol cao hơn chè thông thường.
Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis, là loài cây mà lá và chồi được sử dụng để sản xuất chè uống. Có nhiều loại chè quý ở các tỉnh phía Bắc nước ta như: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên… Trong các loại này có chè tuyết và chè tím là loại chè quý.
Ngọn chè tím có màu tím giống như màu mận chín, cuống lá non màu đỏ, có khi búp lá cũng đỏ hoặc tím.
Loại chè này mọc chủ yếu ở những nơi núi cao như Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang nhưng số lượng rất ít.
Chè búp tím nước vàng sóng sánh, vị đượm. Chè búp tím mới uống có vị chát, sau thì ngọt và lưu lại vị ngọt đặc trưng sau khi uống từ 20 – 30 phút.
Dược tính tuyệt vời từ Chè Búp Tím
Trên thế giới, Nhật Bản có nhiều công trình nghiên cứu về đặc tính của chè tím đối với sức khỏe cộng đồng, Nhật Bản cũng là nơi nhân giống & trồng chè búp tím diện tích lớn.
Trong chè búp tím rất giàu chất antoxian có tác dụng chống ôxy hóa, thường dùng trong các loại thuốc chữa bệnh, phòng chống ung thư. Người ta kể rằng trước đây ở Nhật Bản đã có một báo cáo gây chấn động về cây chè, đó là khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật năm 1945, cứ nơi nào trồng chè, uống nước chè tím nhiều thì ở đó lượng phóng xạ ít hơn hẳn những nơi khác.
Mặt khác, chè tím còn có tác dụng trong y học phòng chữa một số bệnh như đường ruột, béo phì, sâu răng, hôi miệng, phòng chống huyết áp cao, chống lão hóa…
Trong y học cổ truyền dược liệu, chè tím là một trong những thảo dược có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt cho cơ thể. Đông y cũng thừa nhận chè tím có rất nhiều hoạt tính dược học, tác dụng chống các bệnh như ung thư, các bệnh về tim mạch và bệnh tiểu đường.
Các nhà khoa học đã phân tích thành phần hóa học trong chè tím, trong đó nhiều chất có lợi cho sức khỏe.
Chất catechin trong chè tím có tác dụng giảm nguy cơ gây ung thư, giảm kích thước khối u, tác dụng chống phóng xạ, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, diệt khuẩn, diệt virus cúm, chống hôi miệng.
- Chất cafein có tác dụng chống buồn ngủ, giảm mệt mỏi và lợi tiểu.
- Vitamin C làm tăng sức đề kháng, chống ôxy hóa các gốc tự do, chống cúm.
- Vitamin nhóm B trợ giúp cho quá trình trao đổi carbohydrate.
- Flavonoid có tác dụng giảm huyết áp, tăng độ bền vững thành mạch.
- Polysaccarides làm giảm đường máu, flouride chống sâu răng.
- Vitamin E tác dụng chống ôxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa.
- Chất theamin tạo cho chè tím có hương vị đặc biệt…
Chè tím được sử dụng trong điều trị hệ thống miễn dịch và giúp giảm cân.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống chè tím (có thể dùng các loại chè khác như chè xanh), giúp kiềm chế sự thèm ăn tốt hơn nhiều so với các loại thuốc, đồng thời giúp nâng cao tỉ lệ trao đổi chất của cơ thể và điều này sẽ giúp cơ thể đốt cháy chất béo với một tốc độ nhanh hơn rất nhiều.
Chè tím chứa hàm lượng catechin và epigallocatechin gallate (EGCG) đặc biệt cao. Những chất này có liên quan đến việc giảm mờ cơ thể và chống lại các bệnh như ung thư, tim mạch và đái tháo đường. Chè tím có chứa hàm lượng anthocyanin cao hon 15 lần so với quả việt quất (1,5% so vói 0,1%). Các anthocyanin trong lá chè tím có các chức năng sinh học khác nhau liên quan đến sức khỏe, như chất chống oxy hóa và chất chống vi sinh vật gây hại, giảm mỡ máu và ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, khắc phục tinh trạng tắc nghẽn mạch máu não.
Ngoài ra, anthocyanin là chất chuyển hóa thư cấp, cũng góp phần bảo vệ cây chống lại các cãng thẳng vô sinh và hữu sinh khác nhau, như stress do lạnh, do mặn và do hàm lượng phosphate thấp
Cây chè búp tím ở Phú Thọ
Ở Việt Nam, chè Trung Du búp tím được biết đến như một loại chè dược liệu có tác dụng ngăn ngừa, kim hãm ung thư và có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, diện tích trồng chè Trung Du búp tím ở Phú Thọ còn lại rất ít, chỉ chiếm chưa đến 1% diện tích chè Trung Du và 0,2%-0,3% diện tích trồng chè nói chung của tỉnh Phú Thọ. Nguyên nhân được cho là chè búp tím chủ yếu được trồng bằng hạt nên năng suất chưa cao và chất lượng chưa ổn định.
Hiện nay, cây chè búp tím đang nhận được quan tâm & phát triển vùng nguyên liệu chè sạch tại Thanh ba Phú Thọ. Cty UTea đang phát triển vùng nguyên liệu cây chè tìm cổ tại Vân Lĩnh (Thanh ba, Phú thọ), với sản phẩm chất lượng cao, đã đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.