Ngải cứu : một loại rau, một dược liệu, thuốc được dân gian sử dụng nhiều hàng ngày với các món ăn thực dưỡng và chữa bệnh.. Bài viết này Wikiduoclieu xin đưa thêm vài thông tin hữu ích về rau ngải cứu
Bài thuốc chữa bệnh bằng Rau Ngải Cứu
Ngoài các bài thuốc phổ biến đã được sử dụng trong cuộc sống. Lá ngải cứu còn có những phương pháp sử dụng sau đây:
Dùng lá ngải cứu để ngâm chân
Nguyên liệu: Dùng 50 g lá ngải cứu tươi hoặc 30 g lá đã phơi khô.
Cách làm: Lấy số lượng lá ngải phù hợp, cho vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ ngâm chân, nấu sôi trong khoảng 15 phút, cho vào chậu chờ nước ấm vừa thì ngâm chân.
Thông thường, chỉ cần ngâm chân trong khoảng từ 15-20 phút là được. Cũng không nên ngâm chân quá nhiều, chỉ cần mỗi tuần ngâm không quá 3 lần là phù hợp.
Tác dụng:
- Ngâm chân có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, loại bỏ khí lạnh ẩm đang tích tụ trong cơ thể, đồng thời, tinh dầu có trong lá ngải cứu có thể mang lại tác dụng ức chế nhất định lên các giống tụ cầu khuẩn, từ đó có thể loại bỏ mùi hôi chân. Những người thường xuyên mắc chứng mồ hồi chân, chân nặng mùi thì nên thử.
Dùng lá ngải để châm cứu
Đông y không chỉ áp dụng phương pháp châm cứu bằng kim, mà còn sử dụng giải pháp châm cứu bằng ngải cứu. Rất nhiều người đang áp dụng giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động thông qua việc dùng lá ngải.
Người ta sẽ dùng lá ngải cứu để hấp nóng và hơ vào các vùng cơ thể. Ví dụ như các huyệt vị quan trọng liên quan đến vùng bệnh mà người bệnh muốn điều trị, hoặc chăm sóc sức khỏe khi chưa có bệnh. Nếu bạn cần áp dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia Đông y.
Làm trắng da bằng ngải cứu
Những điều cần lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu
1, Không nên ngâm chân ngải cứu trong thời gian quá dài
Mặc dù việc sử dụng lá ngải để ngâm chân sẽ giúp cơ thể cảm thấy thư giãn thoải mái, nhưng nếu ngâm chân quá lâu, máu sẽ chảy đến chi dưới nhiều hơn sẽ gây thiếu máu trên não, đồng thời, tốt nhất là không nên ngâm hàng ngày, nếu không dễ dẫn đến hiện tượng chóng mặt.
2, Những người âm hư, máu nóng thì nên cẩn thận khi sử dụng
Theo Đông y, lá ngải tính ấm áp, vì vậy những người âm hư máu nóng thì tốt nhất không nên ăn nhiều, nếu không bệnh sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.
3, Không nên sử dụng quá nhiều
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lá ngải cứu có một mức độ độc nhất định đối với thận. Nếu sử dụng ngải cứu quá nhiều có thể dẫn đến cơ thể mất năng lượng, chóng mặt, ù tai, và thậm chí là tổn thương thận.
Tóm lại, lá ngải cứu không chỉ là một món rau bổ dưỡng hàng ngày trong gia đình, mà nó còn là một vị thuốc Đông y. Vì thế, việc ăn uống và sử dụng lá ngải cứu nên để ý một chút. Để vừa tận dụng được những công dụng tuyệt vời của nó mà lại không làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Với Wikiduoclieu, thì món ngải cứu rán với trứng gà là một thức ăn chơi dễ chịu !
Một số Bài thuốc hay từ Ngải Cứu Dại
Ngải dại có tên khác là ngải hoang, mẫu hao, cùng loài với ngải cứu nhưng là thứ khác, tên khoa học là Artemisia vulgaris L. var. indica (Willd.) DC., thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây có hình dáng rất giống ngải cứu, chỉ khác là mặt trên lá màu lục nhạt, mặt dưới ít lông; lông không có màu trắng mà xám nhạt. Còn ở ngải cứu thì mặt trên lá màu sẫm đen, mặt dưới phủ đầy lông trắng mịn như nhung. Mùi của lá ngải dại khi vò ra cũng hắc hơn.
Ngải dại mọc hoang thành đám liên tục trên đất ẩm ở ven đường đi, ven rừng, trên nương rẫy gần bờ khe suối. Những tỉnh có nhiều ngải dại là Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Lai Châu với trữ lượng rất lớn.
Nhân dân vẫn dùng ngải dại làm thuốc chữa bệnh thay ngải cứu để chữa đau đầu, đau bụng, chảy máu, rối loạn kinh nguyệt. Một số cơ sở dược phẩm ở các tỉnh có nhiều dược liệu này cũng khai thác thu mua ngải dại thay ngải cứu để sản xuất thuốc điều kinh dùng trong tỉnh và xuất cho các tỉnh khác. Nhưng không thể dùng ngải dại làm mồi cứu được vì chỉ có lá ngải cứu phơi khô, tán nhỏ mới rây lấy được phần lông trắng và tơi xốp gọi là ngải nhung để làm mồi cứu.
Có thể dùng ngải dại trong những trường hợp sau:
- Chữa kinh nguyệt không đều: Lấy 10 g lá ngải dại phơi khô, thái nhỏ, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống làm một lần trong ngày trước khi có kinh một tuần. Hoặc phối hợp ngải dại với củ gấu, ích mẫu, mần tưới, nhọ nồi, mỗi thứ 3 lạng, tán thành bột, trộn với bột gạo nếp và đường đã nấu thành sirô để làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 viên.
- Chữa cảm cúm, nhức đầu: Lá ngải dại, lá cúc tần mỗi loại 20 g, gừng tươi 10 g. Tất cả sắc uống lúc nóng, rồi đắp chăn cho ra mồ hôi.
1-Đắp ngải dại và muối chữa sưng đau khớp
Đem lá ngải dại rửa sạch, trộn chung với muối rồi đổ nước nóng lên. Chờ nguội bớt thì đem đắp vào khớp bị sưng đau. bài thuốc này có tác dụng giảm đau, giảm sưng khớp hiệu quả. Người cao tuổi, người bị béo phì cũng có thể đắp ngải dại hàng ngày để phòng ngừa đau khớp.
2- Chữa bong gân, bầm tím, sưng phù bằng ngải dại
Đem ngải dại rửa sạch, giã nát, hơ nóng rồi đắp lên vết thương nhiều lần sẽ giúp giảm đau và làm tan vết bầm, chữa bong gân hiệu quả.
3- Bài thuốc chữa đau lưng bằng lá ngải dại
Đem 1 nắm lá ngải dại rang chung với muối cho nóng rồi bọc trong 1 chiếc khăn mỏng và đắp lên vùng lưng bị đau. Khi hỗn hợp nguội thì rang lại cho nóng rồi đắp tiếp. Thực hiện như vậy 2-3 lần trong mỗi lần đắp để giảm đau lưng và ngủ ngon. Nên thực hiên buổi tối để có hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, cách này còn có thể áp dụng cho các mẹ bầu cũng cho tác dụng nhanh chóng và hiệu quả, an toàn, không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
4- Chữa đau nhức cột sống lưng do vôi hóa cột sống
Chuẩn bị 1 nắm lá ngải dại đã rửa sạch, cho vào cối giã nát rồi trộn chung với chút giấm, cho lên bếp xào nóng. Bọc hỗn hợp này vào 1 chiếc khăn sạch rồi xoa dọc theo xương cột sống bị đau khoảng 15 phút vào buổi tối trước khi đi ngủ. Khi thuốc nguội thì làm nóng lại rồi xoa tiếp. Áp dụng cách này liên tục 10-15 ngày, nếu thấy hết đau thì ngưng, còn đau lại tiếp tục cho đến khi khỏi hẳn.
5- Dùng ngải dại chữa đau thần kinh tọa
Đem 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch rồi xay nguyễn với 200ml nước lọc. Chắt lấy nước cốt ngải cứu rồi pha với 2 thìa mật ong nguyên chất, chia uống 2 lần vào buổi sáng và chiều. Thực hiện liên tục từ 1-2 tuần sẽ giúp cơn đau giảm dần.
Tham khảo thêm thông tin ngải cứu dại trong từ điển dược liệu