Chùa Dù

 Dược liệu: Chùa Dù

  1. Tên khoa học: Elsholtzia penduliflora.
  2. Tên gọi khác: Kinh giới núi, kinh giới rừng.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Quy vào các kinh tỳ vị, phế, thận.
  4. Bộ phận dùng: Thân vuông, có lông mềm, lá mọc đối, hình mác, cụm hoa hình bông dài, toàn thân có mùi tinh dầu thơm.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Phần trên mặt đất của cây chùa dù.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc, Ấn Độ. Việt Nam: Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu.
  7. Thời gian thu hoạch: Thu hái vào mùa hè, thu lúc cây có hoa.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật

Cây thảo, sống hàng năm, cao 1-2m, mọc thành bụi nhỏ. Thân vuông, có lông mềm, phân nhánh nhiều. Lá mọc đối, có cuống ngắn, hình mác, gốc và đầu thuôn nhọn, mặt trên nhẵn, chỉ có lông ở gân, mặt dưới có lông mịn, mép khía răng không đều, đôi khi có viền màu tím nhạt.

chùa dù

Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành bông dài 10-20cm, hoa nhiều màu trắng đục mọc cong xuống và xếp dày đặc thành nhiều vòng sít nhau ở phía ngọn; đài hoa hình chuông ngắn, mặt ngoài có lông, mặt trong nhẵn, khi thành quả, đài có hình trứng hơi phình ở giữa; tràng hoa có ít

  • Quả hình bầu dục dẹt, nhẵn, vỏ ngoài màu nâu đen.

2. Phân bố:

  • Thế giới: Phân bố rải rác ở Trung Quốc và Ấn Độ.
  • Việt Nam: Có 7 loài, 5 loài được dùng làm thuốc, trong đó có cây chùa dù. Mới được phát hiện ở vùng núi cao từ 1450 đến 1600m ở Sìn Hồ (Lai Châu), Sa Pa, Bát Xát (Lào Cai); Đồng Văn, Quản Bạ( Hà Giang) và ở Mường Lồng- Kỳ Sơn ( Nghệ An).

3. Bộ phận dùng:

  • Phần trên mặt đất.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Vào mùa hè, thu, lúc cây có hoa. Hoặc thu hái vào tháng 7-8 cho đến lúc cây tàn lụi ( tháng 11-12) nhưng chủ yếu là tháng 7-8.
  •  Chế biến: Hái toàn cây về phơi khô dùng làm thuốc hoặc cất tinh dầu. Không phải chế biến gì đặc biệt.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mốc mọt.

5. Mô tả dược liệu Chùa Dù

Bao gồm phần trên mặt đất của cây. Thân vuông, lông mềm, phân nhiều nhánh. Lá mọc đối. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành bông dài 10-20cm, hoa nhiều màu trắng đục mọc cong xuống và xếp dày đặc thành nhiều vòng sít nhau ở phía ngọn.

6. Thành phần hóa học:

Tinh dầu: trong đó cinenol chiếm chủ yếu (56-62%). Ngoài ra, còn có α-pinen, β-pinen, α-terpineol, α-phellandren, cauphen, geranyl acetat….

7. Tác dụng – Công dụng:

  • Làm thuốc chữa cảm, cúm, sốt, ho, tiểu tiện khó do bị viêm, tiểu tiện ra máu.
  • Xoa bóp, giảm đau.
  • Tinh dầu điều trị chứng đau và tiêu chảy.
  • Rễ dùng chữa sốt rét.

8. Cách dùng và liều dùng:

  • Ngày dùng 10-16g cây khô, uống dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm cho người và ngựa.
  • Rễ chữa sốt rét, mỗi ngày 8-10g dưới dạng thuốc sắc.
  • Dùng cây tươi xông chữa cảm sốt hoặc giã nát đắp vào ngực hay xoa bóp vào chỗ đau. Cũng có thể dùng cây tươi làm nguyên liệu cất tinh dầu, dùng để uống hoặc xoa bóp

10. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu:

  • Một số địa phương dùng tinh dầu chùa dù thay thế tinh dầu khuynh diệptinh dầu tràm trong một số công thức dầu xoa, cao xoa.
  •  Giảm đau, giải nhiệt, sát khuẩn: dùng tinh dầu chùa dù kết hợp với tinh dầu bạc hà bào chế thành dạng dầu xoa lấy tên “dầu xoa Sìn Hồ”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
  •  Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 1), Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img