Cỏ Mần Trầu

Mần trầu dùng toàn cây tươi hay khô. Có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, Bổ huyết, hành huyết, lợi tiểu, giải độc, mát gan. Dùng ở các trường hợp hư tổn, chướng bụng, tiểu tiện không thông, phong thấp, sốt rét, sốt, gan nóng, huyết áp cao.

Dược Liệu Cỏ Mần Trầu

  1. Tên khoa học: Herba Eleusines Indicae
  2. Tên gọi khác: ngưu cân thảo, sam tử thảo, tất suất thảo, cỏ mần trầu, cỏ chỉ tía, cỏ dáng, cỏ bắc
  3. Tính vị, quy kinh: tính mát
  4. Bộ phận dùng: toàn cây
  5. Đặc điểm sản phẩm: Thân mọc thẳng. Lá mềm, hình dải, dài 10 – 30 cm, rộng 3 -7 mm, bẹ lá có lông.
  6. Phân bố vùng miền:
    – Thế giới: Campuchia, Lào, Trung Quốc và các nước nhiệt đới và á nhiệt đới khác.
    – Việt Nam: mọc hoang ở bãi cỏ, vệ đường ở khắp nước ta.
  7. Thời gian thu hoạch: quanh năm

Mô tả dược liệu Cỏ Mần Trầu

Dược Liệu Cỏ Mần Trầu
Cỏ Mần Trầu

Mần trầu hay cỏ vườn trầu, màn trầu, màng trầu, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, ngưu cân thảo (danh pháp: Eleusine indica) là loài thực vật xâm thực thuộc họ Hòa thảo Poaceae. Đây là loài phân bố ở các vùng khí hậu ấm từ vĩ độ 50 trở lên. (theo wikipedia)

Mần trầu là cây hàng năm, cao trung bình từ 20 cm đến 40 cm, cây trưởng thành có thể đạt chiều cao là 90 cm, thân bò dài ở gốc, có phân nhánh, sau đó mọc thẳng thành bụi. Lá mần trầu hình dải nhọn, mọc so le. Cụm hoa là bông xẻ ngọn, có từ 5 đến bảy nhánh dài mọc toả tròn đều ở đầu cuống chung, có thêm từ 1 đến hai nhánh xếp thấp hơn ở dưới. Quả thuôn dài.

Phân bố, sinh học và sinh thái:

  • Eleusine Gaertn. là một chi nhỏ, chỉ có 2 loài ở Việt Nam. Cây ưa ẩm, ưa sáng, có thể hơi chịu bóng, mọc thành đám.
    Mùa hoa quả: tháng 5-7.

Bộ phận dùng:

  • Tòan cây (Herba Eleusini), thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học:

  • Phần trên mặt đất chứa: 3-0-β-D-Glucopy ranosyl-β-sitosterol và dẫn chất 6’-0-palmitoyl. Cành lá tươi có flavonoid.

Tác dụng dược lý – Công dụng:

Chữa cảm nắng, sốt nóng, máu xông lên đầu, nổi mẩn đỏ, đái són, đái đỏ. Bài thuốc “toa căn bản” có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, nhuận gan, giải độc, kích thích tiêu hóa. Chữa cao huyết áp. Ở Malaysia, nước ép cỏ mần trầu dùng cho phụ nữ sau khi sinh mau hết sản dịch. Ở Philippin, dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa kiết lỵ, nước sắc với “gogo” (Entada phaseoloides) gội đầu sạch gàu, chống rụng tóc.

Bài thuốc dân gian với Cỏ Mần Trầu

Hải Thượng Lãn Ông dùng cỏ mần trầu 40g, sắc với ích mẫu 40g, uống chữa viêm tinh hoàn (Bách gia trân tàng).

Theo Hội Y học Dân tộc Thanh Hóa: mần trầu vị nhạt, tính mát, thanh nhiệt, làm ra mồ hôi, mát gan, lợi tiểu, chữa cảm mạo mồ hôi không ra được… Liều 20 – 40g.

Chữa sỏi tiết niệu (lương y Lê Mậu Biền cống hiến): cỏ mần trầu 40g, bông mã đề 20g, mộc thông 8g, chi tử 8g, lá tre 20 lá, cam thảo 8g, cù mạch 8g, hương phụ chế 12h, sinh địa 16g. Nếu đái ra máu thì thêm 20g rễ cỏ tranh, đái buốt thêm hoạt thạch 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống một đợt 10 thang.

Kinh nghiệm đồng bào Chăm. Người Chăm gọi cỏ mần trầu là sơ chài. Dùng để thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, mát gan, chữa ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực, mệt nhọc. Dùng dạng nước sắc 16 – 20g.

Đồng bào dân tộc Dao ở Hà Giang dùng bài thuốc có cỏ mần trầu sau đây để chữa bệnh tóc bạc rất hiệu nghiệm:

Thuốc uống: cỏ mần trầu 10g, rễ khúc khắc 25g, vỏ thân cây ngũ ga bì 15g, vỏ thân đỗ trọng 15g, rễ cam thảo 5g, cả cây nhân trần 5g. Về mùa đông, thêm 2g gừng nóng. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc uống trong một ngày, sau bữa ăn chính khoảng 15 phút. Kiêng chất tanh, chất kích thích, rau muống, cà chua. Phụ nữ có thai hoặc đang có kinh không được dùng.

Thuốc dùng ngoài: cả cây cỏ mần trầu 200g, bồ kết 3 quả, cỏ mần trầu thái nhỏ nấu với hai lít nước đến sôi. Để âm ỉ lửa nhỏ trong 5 phút, chắt lấy nước trong, để vừa ấm gội đầu, nên ngâm tóc trong nước càng tốt. Sau đó, tráng lại bằng nước lã.

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img