Cốt Khí Củ

Dược liệu: Cốt Khí Củ

  1. Tên khoa học: Radix Polygoni cuspidati.
  2. Tên gọi khác: Cù điền thất, Hoạt huyết đan, Hổ trương.
  3. Tính vị, quy kinh: vị đắng và chua, tính mát.
  4. Bộ phận dùng: Rễ củ.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Rễ có đường kính trên 2cm, vỏ nâu, thịt vàng, lõi gỗ màu nâu sẫm.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc, ở Việt Nam cây mọc hoang ở vùng núi và được trồng rải rác ( lào Cai..).
  7. Thời gian thu hoạch: Thu hái rễ củ quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu đông.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật Cốt Khí Củ

Cây thảo sống nhiều năm, cao 1-1,5m. Rễ phình thành củ cứng màu vàng nâu. Thân có những đốm màu tím hồng. Lá mọc so le, có bẹ chìa ngắn. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá. Quả khô có 3 cạnh. Cây ra hoa tháng 6-7, quả tháng 9-10.

cốt khí củ
cốt khí củ

2. Phân bố:

  •  Thế giới: Trung Quốc
  •  Việt Nam: Cây mọc hoang ở vùng núi và được trồng rải rác ( lào Cai..).

3. Bộ phận dùng:

Rễ củ phơi hay sấy khô.

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Thu hái rễ củ quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu đông.
  • Chế biến: Đào lấy rễ củ, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, cắt đoạn hay đem thái mỏng, phơi hay sấy khô. Trước khi dùng sao vàng.
  • Bảo quản: Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

5. Mô tả dược liệu Cốt Khí Củ

Rễ (quen gọi là củ) hình trụ cong queo, vỏ sần sùi, nhăn nheo, màu nâu xám, có các đốt lồi lên chia củ thành từng gióng.Những rễ củ to được cắt thành lát mỏng 1- 2cm,phơi khô. Mặt cắt ngang thấy phần vỏ mỏng, phần gỗ dày. Thể chất rắn, mùi nhẹ, vị hơi se, đắng.

6. Thành phần hóa học:

  • Rễ chứa các dẫn chất anthranoid ở dạng tự do và dạng kết hợp glycosid hàm lượng 0,1 – 0,5%. Các thành phần đã xác định: Chrysophanol, emodin, physcion, emodin 8 – b – glucosid. Ngoài các dẫn chất anthranoid trong rễ cốt khí còn có polydatin là một stilben glucosid khi thủy phân cho resveratrol. Trong rễ còn có tanin.
  • Cành, lá có một ít các dẫn chất anthranoid. Trong lá có các flavonoid: quercetin, isoquercetin, reynoutrin, avicularin, hyperin. Ngoài ra còn có các acid hữu cơ.

7. Công dụng – Tác dụng:

  •  Tác dụng: Trừ thấp, chỉ ho, hóa đờm.
  • Công dụng: Chữa xương khớp đau nhức, hoàng đản, phế nhiệt gây ho, ho nhiều đờm, mụn nhọt lở loét.

8. Cách dùng và liều dùng:

Ngày dùng 9 – 15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lượng thích hợp, sắc lấy nước để bôi, rửa hoặc chế thành cao, bôi.

9. Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Cốt Khí Củ

  • Phong thấp, viêm khớp, đầu gối và mu bàn chân sưng đỏ đau nhức: Củ cốt khí, Gối hạc, lá Bìm bìm, Mộc thông, mỗi vị 15-20g sắc uống.
  • Viêm gan cấp tính, sưng gan: Cốt khí củ, Lá móng, Chút chít, mỗi vị 15-20g sắc uống. Hoặc dùng Cốt khí với Nhân trần, mỗi vị 30g, sắc uống.
  • Thương tích, ứ máu, đau bụng: Cốt khí củ 20g, Lá móng 30g, nước 300ml, sắc còn 150ml, hoà thêm 20ml rượu, chia 2 lần uống trong ngày.

 

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU:

1. Vi phẫu:

Lớp bần có 5 – 7  hàng tế bào hình chữ nhật, dẹt, xếp thành dãy xuyên tâm. Lớp ngoài thường bong ra. Mô mềm gồm những tế bào hình tròn, hình trứng. Libe cấp II bị những tia tủy rộng cắt ngang thành từng đám. Gỗ cấp II xếp thành vòng liên tục ở bên ngoài, bên ngoài bị hững tia tủy cắt thành từng nhánh. Tia tủy rộng, mỗi tia có 7- 12 dãy tế bào xếp xuyên tâm. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai hay dạng hạt cát nằm rải rác mô mềm vỏ hay mô mềm tủy.

2. Bột:

Màu vàng sẫm. Soi kính hiển vi thấy: mảnh bần màu vàng nâu, có tế bào hình chữ nhật, thành dày, xếp đều đặn. Mảnh mô mềm có chứa tinh thể calci oxalat hình cầu gai, đường kính 38- 40mcm. Hạt tinh bột kích thước 6- 7mcm, rốn hạt mờ.

3. Định tính:

  • A. Lấy khoảng 2g bột dược liệu, chiết bằng 10ml ethanol (TT) cô dịch chiết đến cắn. hòa tan cắn trong 5ml nước. Lắc dung dịch thu được với 10ml ethanol(TT), nhỏ vài giọt dung dịch ethyl acetat lên giấy lọc, hơ nhẹ cho giấy lọc khô rồi nhỏ tiếp 1- 2 giọt dung dịch natri hydroxyd 10%(TT), để khô, quan sát dưới ánh sáng tia tử ngoại thấy phát quang màu xanh.
  • B. Vi thăng hoa: Trải bột dược liệu thành lớp mỏng ở đáy chén sứ, đớt nhẹ trên đèn cồn để loại nước, tiếp tục đun nóng trong khonagr 5- 10 phút. Lất lam kính ra để nguội, soi dưới kính hiển vi thấy: tinh thể hình kim màu vàng. Sau khi nhỏ dung dịch natri hydroxyd 10%( TT) lên lam kính, sẽ có màu đỏ.
  • C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng:

Bản mỏng: Silicagel G.

Dung môi khai triển: Cloroform – ethylacetat (11 : 1).

Dung dịch thử: Cân 5g bột dược liệu chiết nóng với 20ml ethanol 96%(TT0 trong 10 phút. Lọc. Dịch lọc được cô đến cắn rồi hòa cắn trong 2ml cloroform(TT), lọc. Lấy dịch lọc để chấm sắc ký.

Dung dịch đối chiếu: Cân 5g bột cốt khí (mẫu chuẩn), chiết nóng với 20ml ethanol 96% trong 10 phút. Lọc. Dịch lọc được cô đến cắn rồi hòa cắn trong 2ml cloroform(TT), lọc. Lấy dịch lọc để chấm sắc ký.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên cùng ban mỏng 20 mcl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu.. Sau khi khai triển, bản mỏng được để kho ngoài không khí hay sấy  nhẹ cho bay hết dung môi. Bản mỏng đã khô được quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254nm, 365nm. Sau đó hơ nhẹ bản mỏng trên hơi dung dịch amoniac (TT). Trên sắc ký đồ các vết của dung dịch thử phải có màu sắc và Rf tương tự như các vết của dung dịch đối chiếu.

4. Các chỉ tiêu đánh giá khác:

  • Độ ẩm: Không quá 12% (Phụ lục 9.6).
  • Tro toàn phần: Không quá 5% (Phụ lục 9.8).
  • Tro không tan trong acid hydrocloric: Không quá 1% (Phụ lục 9.7).
  • Chất chiết được trong dược liệu: Không ít hơn 11,0% tính theo dược liệu khô kiệt (Phụ lục 12.10). Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006.
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010.
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img