Củ Gai

Dược liệu Củ Gai

  1. Tên khoa học: Radix Boehmeriae niveae.
  2. Tên gọi khác: Trữ ma, tầm ma, tầm gai, cây gai bánh.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính hàn, không độc. Vào kinh Bàng quang.
  4. Bộ phận dùng: Rễ.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Rễ hình trụ, hơi cong queo. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu sẫm, có những vết nhăn dọc và ngang, dài, có lỗ bì đồng thời có vết tích của rễ con. Mùi nhẹ, vị nhạt, nhai hơi dính răng.
  6. Phân bố vùng miền:
  7. Thời gian thu hoạch: Thu đông là tốt nhất.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT – Cây Củ Gai

cây củ gai
Cây Củ Gai

1. Mô tả thực vật:

Cây sống lâu năm, có thể cao tới 1,5-2m. Lá lớn, mọc so le, hình tim, lá dài 7-15cm, rộng 4-8cm mép có răng cưa, đáy lá hình tim hay hơi tròn, mặt dưới trắng vì có nhiều lông trắng, mặt trên có màu lục sẫm, có 3 gân từ cuống phát ra. Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực có 4 lá dài và 4 nhị. Hoa cái có đài hợp chia làm 3 răng. Quả bế mang đài tồn tại.

cu gai 441

2. Phân bố:

  • Việt Nam: Cây này được trồng ở khắp nơi trong nước láy sợi hay lấy lá.

3. Bộ phận dùng:

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Gai.

củ gai
Củ Gai

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Thu hoạch vào mùa hạ hay mùa thu.
  • Chế biến:  Đào lấy rễ rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, để nguyên hay thái phiến, dùng tươi hay sấy khô.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.

5. Mô tả dược liệu củ gai

Rễ hình trụ, hơi cong queo, dài 8- 25cm, đường kính 0,8- 2cm. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc nâu sẫm, có những vết nhăn dọc và ngang, dài, có lỗ bì đồng thời có vết tích của rễ con. Chất cứng, vết bẻ màu vàng, có xơ, phần vỏ màu nâu xám, phần gỗ màu nâu nhạt, một số ở giữa có vòng đồng tâm, phần tủy (ruột) màu nâu, trong rỗng, tia ruột khá rõ. Mùi nhẹ, vị nhạt, nhai hơi dính răng.

6. Thành phần hóa học:

Rễ Gai chứa acid chlorogenic, acid cafeic, acid quinic, rhoifolin 0,7%, apigenin, acid protocatechic.

7. Công dụng – Tác dụng:

  •  Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, an thai, chỉ huyết. Acid chlorogenic trong rễ củ có tác dụng tăng cường hiệu lực của adrenalin làm thông tiểu tiện, kích thích sự bài tiết mật, nhưng lại có khả năng ức chế tác dụng của pepsin và trypsin; nó còn có tác dụng diệt nấm và chống vi trùng.
  • Công dụng: Thường dùng chữa: cảm cúm, sốt, sởi bị sốt cao; Nhiễm trùng tiết niệu, viêm thận phù thũng; Ho ra máu, đái ra máu, trĩ chảy máu; Rong kinh động thai đe dọa sẩy thai.

8. Cách dùng và liều dùng:

Dùng 6- 20g dưới dạng sắc uống.

Dùng ngoài: Lấy rễ  tươi giã lấy nước để bôi, đắp hoặc sắc lấy nước rửa.

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Củ Gai

  • Rong kinh, động thai đe dọa sẩy thai, sa dạ con: Rễ Gai 30g sắc uống trong ba đến ngày.
  • Chữa các chứng lậu, đái buốt, đái dắt: Củ gai, Bông mã đề, mỗi vị 30g, Hành 3 nhánh, sắc uống.
  • Phụ nữ có thai, phù thũng, đái đục, tê thấp đau mỏi, ỉa chảy kém ăn: Rễ Gai, Tỷ giải, mỗi vị 25g sắc uống.
  • Ho ra máu, đái ra máu, phù thũng khi có mang: Rễ Gai, rễ Cỏ tranh mỗi vị 30g sắc uống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006.
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010.
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006.

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img