Dược liệu Đại Toán

  1. Tên khoa học: Bulbus Allii.
  2. Tên gọi khác: Tỏi ta.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị cay, mùi hôi, tính ấm.
  4. Bộ phận dùng: Thân hành(giò).
  5. Đặc điểm sản phẩm:
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc, Ấn Độ, ở Việt Nam tỏi được trồng khắp các địa phương.
  7. Thời gian thu hoạch: Tháng 5-6.

Mô tả dược liệu Đại Toán

Đại toán là củ, dùng củ to chắc, không ốp lép là được. Nguyên củ gọi là Độc toán càng tốt. Liều dùng 3 – 9g hoặc hơn.

dai toan
Dược liệu Đại Toán

Đại toán có vị cay khí thơm hắc mãnh liệt, chất trơn mà dẻo, nhập vào 2 kinh Thái âm, Dương minh, có thể thông ngũ tạng, tuyên đạt tới các khiếu, công năng của nó chuyên khử hàn thấp, tránh với xú uế, tiêu tích thực, sát các loại trùng.

Do có tính nóng và tác dụng hành khí mạnh, cẩn thận khi dùng tỏi cho người đang có thai, đang nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang. Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người. Ngoài ra, người sắp được phẫu thuật không nên dùng tỏi vì tỏi có khả năng làm thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu được dùng trong giải phẫu.

Thành phần hóa học trong Đại Toán

  • Tinh dầu chiếm 0,25 – 0,30% dược liệu tươi. Allicin là một kháng khuẩn, 1mg tương ứng với 15 đơn Vị Penicillin.

Bài Thuốc Dược Liệu Đại Toán

Trị mồ hôi ra về chiều tối, ngứa, chàm (do thấp):

  • Đại toán, nhiều ít tùy dùng, hợp với Đạm đậu xị, làm hoàn, dùng Chu sa bọc ngoài. Ngày uống 16 – 20g. (Đại Toán Hoàn – Lục Khoa Chuẩn Thằng).

Trị tiêu ra máu nhiều:

  • Tỏi 5 củ bỏ vỏ, giã nát, cho Đậu xị vào làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 50-60 viên với nước cơm. (Bản Thảo Diễn Nghĩa).

Trị bụng ngực đau do lạnh:

  • Tỏi ngâm giấm ngày ăn 2 – 4 tép. (Tập Giản Phương).

Trị đau bụng, khóc dạ đề xanh mặt:

  • Tỏi lớn 1 củ đốt nghiền phơi nắng, Nhũ hương 5 phân, đâm làm viên bằng hạt Cải lần uống 7 viên với nước sữa. (Thế Y Đắc Hiệu).

Trị bắp chân đau, vọp bẻ:

  • Tỏi xát vào lòng bàn chân cho nóng rồi ăn một múi với nước lạnh. (Tập Nghiệm Phương).

Trị và phòng cảm cúm:

  • Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

KIÊNG KỴ: Không dùng cho người âm hư hỏa vượng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây