Đau Dạ Dày – Căn Bệnh Phổ Biến Ngày Nay

Đa số mọi người khi có biểu hiện đau bụng khu vực dạ dày thường nghĩ mình bị đau dạ dày. Nhưng thực chất dạ dày đang bị bệnh gì mà lại đau thì không phải ai cũng biết. Vậy đau dạ dày là gì? và bệnh gì gây đau dạ dày?

Đau Dạ Dày – Dấu hiệu rõ nhưng khó đoán bệnh

dau da day
Đau Dạ Dày – Dấu hiệu rõ nhưng khó đoán bệnh

Đau dạ dày là triệu chứng đặc trưng, dễ nhận biết khi bạn mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày như  viêm, loét hoặc trào ngược…Tuy nhiên sẽ không hoàn toàn cụ thể về mặt chuẩn đoán bệnh nếu bạn chỉ nói chung chung là tôi bị đau dạ dày.

Thực tế dù là bệnh nhân đã, đang và mới mắc bệnh lý dạ dày, khi gặp bác sĩ , bạn đều được hỏi thăm với cùng những câu: “Đau ở đâu? Đau như thế nào? và đau khi nào?”

Bạn sẽ nghĩ: “ông bác sĩ này có sao không? Mình đã nói bị đau dạ dày rồi mà”.  Nhưng không đâu, họ làm gì có thời gian để hỏi những thứ thừa đến vậy. Nếu là người bệnh hiểu biết bạn sẽ hiểu , tuy đau dạ dày là cảm giác đau vùng thượng vị nhưng lại có nhiều kiểu đau như đau quặn, đau âm ỉ, đau thắt… và thời điểm đau cũng khác nhau. Chính việc mô tả cụ thể tình trạng đau có thể giúp bạn chẩn đoán chính xác hơn mình đang mắc bệnh lý nào về dạ dày:

  • Như trong bệnh viêm dạ dày, bạn có thể thấy “dễ thở” hơn vì cơn đau trong viêm dạ dày ít dữ dội như trong loét dạ dày nhưng gây khó chịu bởi sự đau âm ỉ cứ kéo dài liên tục, xảy đến vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không theo một chu kỳ nào cả.
  • Còn ở bệnh loét dạ dày, cơn đau thường có liên quan tới bữa ăn, có thể đau lúc đói, ăn vào đỡ đau hơn nhưng cũng có khi ăn xong mới đau.
  • Và với bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bạn sẽ ít gặp triệu chứng đau hơn hai bệnh kia, nhưng nếu chẳng may gặp phải, thường thì bạn sẽ thấy đau cả vùng thượng vị lẫn đau cả vùng ngực.

Tuy nhiên, mọi thứ chưa dừng lại, để thêm khẳng định chắc chắn về bệnh và có hướng điều trị tốt nhất cho bạn, bác sĩ sẽ khai thác thêm các thông tin để biết nguyên nhân gây ra cơn đau là gì? có triệu chứng nào đi kèm theo không?

Nguyên Nhân Đau Dạ Dày ?

Phải nhớ rằng đây là những thông tin vô cùng hữu ích vì nó không chỉ giúp nhận biết bạn đang mắc bệnh lý nào về dạ dày mà còn giúp bạn cắt đứt nguyên nhân trong suốt quá trình điều trị nhằm sớm khỏi bệnh. Nên hãy cận thận:

dau da day
Nguyên Nhân Đau Dạ Dày ?
  • Thứ nhất: 

Rà soát lại trong trí nhớ các thuốc gần đây bạn đã hoặc đang dùng. Nếu quả thực thời gian vừa rồi hoặc hiện tại bạn đang dùng các thuốc giảm đau chống viêm và triệu chứng đau dạ dày lúc này cũng mới xuất hiện thì hãy dừng uống ngay. Bởi theo thống kê có khoảng 50% bệnh nhân dùng thuốc giảm đau kéo dài mắc viêm dạ dày và 15% trong số đó gặp biến chứng loét dạ dày.

  • Thứ hai:

Hỏi lại bản thân, thời gian qua cuộc sống của bạn thế nào? Điều gì đó khiến bạn thường xuyên căng thẳng? Hay bạn có buông thả với chế độ ăn uống của mình như dùng rượu bia, ăn nhiều đồ cay nóng? Hoặc thường xuyên bỏ bữa, ăn quá bữa chỉ với lý do bạn mải vùi đầu vào đống công việc sếp giao? … Bạn có thể liệt kê ra hàng tá lý do khác nhau đã khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn mà nó có mặt gần với triệu chứng đau dạ dày xuất hiện. Vì tất cả những thứ đó tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của bạn mà cụ thể hơn nó đều có thể là nguyên nhân làm đau dạ dày.

Mọi thứ chưa vội tạm dừng ở đây. Bạn phải nhớ đau dạ dày thường đi kèm với các triệu chứng khác. Và chính chúng sẽ giúp bạn phân biệt rõ nhất viêm hay loét với trào ngược hoặc các bệnh lý dạ dày khác.

Thống kê một số nguyên nhân đau dạ dày thường gặp:

  1. Ăn uống không đúng giờ
  2. Ăn nhanh, không nhai kỹ
  3. Uống rượu bia thường xuyên
  4. Ăn uống không đảm bảo vệ sinh
  5. Ăn quá no vào buổi tối
  6. Căng thẳng thần kinh
  7. Hút thuốc lá
  8. Do một số loại thuốc dùng quá liều
  9. Cơ thể hay bị nhiễm lạnh
  10. Do vi khuẩn Helicobacter pylori gây nên.

Triệu Chứng đau dạ dày là gì?

Các bệnh lý liên quan đến dạ dày thường có chung triệu chứng đau dạ dày cũng như các yếu tố nguyên nhân gần giống nhau do vậy để chẩn đoán chính xác các bác sĩ thường dựa vào các triệu chứng kèm theo. Điều này đồng nghĩa bạn cần phải chú ý hơn đến những triệu chứng khác biệt ngoài đau dạ dày nếu có như:

  • Các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ăn mau no thường đi kèm với đau dạ dày  ở những trường hợp bị viêm hoặc loét. Bởi lẽ khi niêm mạc có tổn thương viêm hoặc loét khả năng tiêu hóa của dạ dày sẽ kém  dẫn đến thức ăn tồn đọng lại đây lâu hơn.
  • Trái lại ở những trường hợp trào ngược dạ dày thực quản ợ nóng và cảm giác trào ngược là những triệu chứng điển hình chứ không phải là đau dạ dày. Ngoài ra các bác sĩ cũng sẽ dựa vào một số triệu chứng khác như đau tức ngực, cảm giác vướng nghẹn cổ hoặc ho nhiều để làm căn cứ đánh giá mức độ nặng nhẹ của tình trạng trào ngược.

Một số biểu hiện thường thấy người đau dạ dày

  1. Đau ở thượng vị, có người thì đau bụng âm ỉ
  2. Đầy hơi chướng bụng thường xuyên, thường ở giai đoạn đầu bệnh đau dạ dày
  3. Ợ chua, ợ hơi hoặc có thể ợ ra chất đắng như mật.
  4. Đau dạ dày nhẹ nhưng gây buồn nôn
  5. Có trường hợp nôn ra máu
  6. Chảy máu dạ dày…Đây là hiện tượng viêm loét dạ dày bệnh nặng, Cần được điều trị gấp

Bạn biết đấy mọi thứ chỉ có tính tương đối, không gì hoàn hảo hay chính xác 100%. Tất nhiên những chia sẻ trên đây về dấu hiệu đau dạ dày sẽ chỉ giúp ích cho bạn chẩn đoán sơ bộ mình đang có khả năng cao mắc bệnh lý dạ dày nào, chú ý những gì, để cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác giúp bác sĩ không chẩn đoán nhầm bệnh.

Đau Dạ Dày Không Nên Ăn Gì ?

Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên đau dạ dày. Vậy nên chế độ ăn như thời gian, lịch ăn uống phải chuẩn. Thực đơn ăn uống phải phù hợp.

đau dạ dày ăn thục phẩm gì
Thực phẩm quyết định hiệu quả cách chữa đau dạ dày & phong ngừa bệnh

Người bệnh đau dạ dày nên ăn

  • Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
  • Táo, hành tây và cần tây
  • Sữa chua
  • Tỏi, Cải Xanh
  • Các loại hạt ngũ cốc

Thực phẩm không nên ăn

  • Các loại nước có ga, các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành…khi ăn có khả năng sinh nhiều hơi, làm bụng thêm đầy chướng, ợ hơi.
  • Các loại gia vị kích thích như: ớt, tiêu, dấm chua…
  • Thực phẩm, thức ăn cứng, dai, khó tiêu
  • Đồ uống có gas, rượu bia

Một số thảo dược tốt người bệnh đau dạ dày

Gừng, Cam thảo, cây thì là hoặc hồi – thực phẩm tốt cho người bệnh đau dạ dày.

Gừng

Gừng được sử dụng rộng rãi như một phương pháp điều trị buồn nôn. Gừng được biết đến để với tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, giảm khí và ngăn ngừa buồn nôn, nôn do mang thai, say tàu xe hoặc phẫu thuật. Gừng có đặc tính chống nôn đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại thuốc truyền thống.

Một phân tích tổng hợp năm 2000 của sáu thử nghiệm lâm sàng khác nhau cho thấy gừng có hiệu quả chống buồn nôn và nôn sau phẫu thuật, say sóng, ốm nghén và buồn nôn do hóa trị. Một phân tích khác năm 2014 về tác dụng của gừng đối với buồn nôn và nôn liên quan đến thai kỳ cho thấy gừng giảm buồn nôn thành công, nhưng không có ảnh hưởng rõ rệt đến tần suất nôn

Để giảm bớt cơn đau buồn nôn và đau dạ dày, bạn nên uống một cốc trà gừng ấm. Nếu hương vị quá nồng, có thể thêm một thìa mật ong để làm vị ngọt hơn. Hoặc bạn cũng có thể thêm gừng vào nước trái cây tươi hoặc ly nước rồi uống. Nếu bạn chịu được vị cay nóng của gừng, thì có thể ăn một thìa nhỏ gừng tươi băm nhỏ để làm dịu cơn đau dạ dày.

Trà hoa cúc

Hoa cúc được biết đến với tính chất chống co thắt, thuốc trị viêm và chống viêm. Tất cả những điều này tạo nên bộ máy tiêu hóa của bạn hoạt động trơn chu. Hoa cúc có thể giúp giảm đau dạ dày, khó tiêu, đầy hơi, chuột rút, IBS (hội chứng ruột kích thích) và các vấn đề tiêu hóa khác. Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy chiết xuất hoa cúc giúp giảm nồng độ axit dạ dày. Nồng độ axit dạ dày cao có thể dẫn đến bệnh trào ngược axit và các vấn đề tiêu hóa khác. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng hoa cúc có thể làm giảm co thắt cơ, giảm viêm đường tiêu hóa và rút ngắn quá trình tiêu chảy.

Một cốc trà hoa cúc đơn giản có thể giúp giảm bớt đầy bụng, khó tiêu. Hoa cúc có công dụng thư giãn, có thể giúp giảm cảm giác căng thẳng và lo lắng nguyên nhân gây đau dạ dày. Ngoài ra, với những người khó ngủ, mất ngủ một ly trà hoa cúc trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Thì Là

Thì là có cả hai đặc tính chống co thắt và thuốc trị bệnh, có thể giúp giảm khí và đầy hơi và giảm đau dạ dày. Thì là cũng đã được biết đến với tác dụng điều chỉnh sự vận động của cơ ruột và có thể giúp giảm đau nhiều chứng rối loạn tiêu hóa bao gồm đau bụng.

Thì là  cũng có thể có hiệu quả chống đau và chuột rút do kinh nguyệt. Một nghiên cứu năm 2012 đã thử nghiệm tác dụng của cây thì là đối với đau bụng do kinh nguyệt. Năm mươi cô gái bị đau bụng kinh được chia thành hai nhóm – nghiên cứu và giả dược. Những người được cho uống viên nang chứa bột thì là thì trải qua cơn đau ít hơn đáng kể so với những người được cho dùng giả dược.

Trà cây thì là có thể giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giảm bớt sự khó chịu tiêu hóa. Đối với những người không thích hương vị giống như cam thảo của cây thì là, loại thảo dược này cũng có thể được sử dụng ở dạng viên thực phẩm chức năng.

Những cơn đau dạ dày đột ngột xuất hiện dù chưa xác định rõ nguyên nhân do đâu, bạn vẫn có thể uống 1 trong 3 loại trà dược liệu kể trên để làm dịu cơn đau trước khi đến gặp bác sĩ nhé.

Cam Thảo

Rễ cam thảo chứa một hợp chất đặc biệt gọi là glycyrrhizic, được biết đến với tác dụng làm dịu dạ dày và tăng cường khả năng trong đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, hợp chất này được chứng minh có đặc tính chống viêm, chống đái tháo đường, chống oxy hóa, chống khối u, kháng khuẩn và chống virus.

Theo kinh nghiệm thì bệnh đau dạ dày thường gặp có nguyên nhân cơ bản là do cách ăn uống. Nhất là ăn uống không đúng giờ, thường xuyên ăn muộn… Hoặc ăn uống nhậu nhẹt quá đà. Vậy nên cách chữa , phòng bệnh đau dạ dày tốt nhất là giữ gìn nền sống qua cách ăn uống, thực phẩm ăn uống chuẩn mực.

Tham khảo thêm

Dày sừng nang lông căn bệnh về da phổ biến mà...

Dày sừng nang lông là bệnh về da khá phổ biến, khởi phát ở mọi lứa tuổi & thường gặp nhiều từ 6 đến...
Bệnh Thường Gặp
5
minutes
dau mat do

Những thông tin về bệnh đau mắt đỏ nên biết ?

Đau mắt đỏ thường khởi phát đột ngột, rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Bệnh chưa có vắc xin dự phòng...
Bệnh Thường Gặp
10
minutes
viem tai giua

Viêm Tai Giữa – Căn Bệnh Phổ Biến Nhất Với Trẻ...

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến nhiều người gặp phải. Song những kiến thức về bệnh không phải ai cũng biết. Bài...
Bệnh Thường Gặp
7
minutes
benh viem da co dia

Bệnh Viêm Da Cơ Địa – Nhận Biết & Nguyên Nhân...

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis hay gọi tắt là AD) là loại bệnh thường gặp ở trẻ em (1 trong 5 bé) và...
Bệnh Thường Gặp
10
minutes
spot_img