Diếp Cá

Dược liệu: Cây Diếp Cá

  1. Tên khoa học: Herba Houttuyniae cordatae
  2. Tên gọi khác: Ngư Tinh Thảo
  3. Tính vị, quy kinh: Vị chua, mùi tanh, tính mát.Vào kinh phế.
  4. Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Diếp Cá
  5. Đặc điểm sản phẩm: Thân hình trụ tròn hay dẹt, cong. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, có vân dọc nhỏ và có mấu rõ. Các mấu ở gốc thân còn vết tích của rễ. Chất giòn, dễ gẫy. Lá mọc so le, hình tim, đầu lá nhọn, phiến lá gấp cuộn lại, nhàu nát. Mặt trên lá màu lục, vàng sẫm đến nâu sẫm, mặt dưới màu lục xám đến nâu xám. Cụm hoa là một bông dài 1 – 3 cm, ở đầu cành, màu nâu vàng nhạt. Mùi tanh cá. Vị hơi chát, se.
  6. Phân bố vùng miền: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, các nước Đông Dương. Ở nước ta, Diếp cá mọc hoang ở chỗ ẩm ướt. Thường được trồng làm rau ăn.
  7. Thời gian thu hoạch: hái lá quanh năm, nhưng tốt nhất là thu hái lá vào mùa hạ, khi cây xanh tốt có nhiều cụm quả.

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật: Diếp Cá

rau diếp cá
Rau diếp cá

2. Phân bố:

  • Thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, các nước Đông Dương
  • Việt Nam: Diếp cá mọc hoang ở chỗ ẩm ướt. Thường được trồng làm rau ăn.

3. Bộ phận dùng:

  • Bộ phận trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Diếp cá (Houttuynia cordata Thunb.), họ Lá giấp (Saururaceae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản:

  • Thu hái: Có thể thu hái lá quanh năm, nhưng tốt nhất là thu hái lá vào mùa hạ, khi cây xanh tốt có nhiều cụm quả. Lúc trời khô ráo cắt lấy phần trên mặt đất, loại bỏ gốc rễ, phơi hoặc sấy khô nhẹ.
  • Chế biến: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt đoan, phơi khô.
  • Bảo quản: Nơi khô mát.

5. Mô tả dược liệu: Diếp Cá

  • Thân hình trụ tròn hay dẹt, cong, dài 20 – 35 cm, đường kính 2 – 3 mm. Mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, có vân dọc nhỏ và có mấu rõ. Các mấu ở gốc thân còn vết tích của rễ. Chất giòn, dễ gẫy.
  • Lá mọc so le, hình tim, đầu lá nhọn, phiến lá gấp cuộn lại, nhàu nát, cuống đính ở gốc lá dài chừng 2 – 3 cm, gốc cuống rộng thành bẹ mỏng. Mặt trên lá màu lục, vàng sẫm đến nâu sẫm, mặt dưới màu lục xám đến nâu xám.
  • Cụm hoa là một bông dài 1 – 3 cm, ở đầu cành, màu nâu vàng nhạt, cuống dài 3 cm. Mùi tanh cá. Vị hơi chát, se.

6. Thành phần hóa học: Diếp Cá

  •  Các flavonoid: quercitrin (=quercetin 3- rhamnosid), isoquercitrin (quercetin 3-glucosid)
  • Tinh dầu: Đây là thành phần làm cho dược liệu có mùi đặc biệt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là methylnonylceton, laurylaldehyd, caprylaldehyd và decanonyl acetaldehyd. Chất sau cùng này là thành phần chính nhưng không bền và dễ bị phân huỷ khi chưng cất.
  • Ngoài ra trong diếp cá còn có nhiều chất khác: N-(4-hydroxystyryl)-benzamid, aristolactam, các alcaloid nhân pyridin, 1,3,5 – tridecanonylbenzen.

7. Phân biệt thật giả:

..chưa có…

8. Công dụng – Tác dụng: Diếp Cá

  • Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, bài nùng, tiêu thũng.
  • Công dụng: Phế ung, phế nhiệt, thực nhiệt lỵ, nhiệt lâm, mụn nhọt, đau mắt, trĩ, kinh nguyệt không đều, nhiễm trực khuẩn mủ xanh.

9. Cách dùng và liều dùng: Diếp Cá

  • Ngày dùng 15 – 25 g khô sắc nhanh, 30 – 50 g tươi sắc hoặc giã vắt lấy nước uống.
  • Dùng ngoài lượng thích hợp, giã nát đắp tại chỗ hoặc sắc lấy nước để xông hoặc rửa vết thương.

10. Lưu ý, kiêng kị :

  • Bệnh sung huyết não và mất ngủ không nên dùng

11. Một số bài thuốc từ cây Rau diếp cá

  • Trị liệt dương, bán thân bất toại: dùng 1 cân dâm dương hoắc ngâm với 2 lít rượu ngon. Ngâm trong 1 tháng. Mỗi lần dùng 20 cc, ngày dùng 2 lần.
  • Trị liệt dương: dùng 40 gr dâm dương hoắc, 20 gr tiên mao, đem sắc uống; trị liệt dương kèm tiểu nhiều lần: lấy 20 gr dâm dương hoắc, 40 gr thục địa, 20 gr cửu thái tử, 20 gr lộc giác sương. Tất cả đem sắc để dùng.
  • Chữa thận hư, dương nuy (bao gồm liệt dương, di tinh, tảo tiết), phụ nữ vô sinh: dùng 40 gr dâm dương hoắc ngâm với nửa lít rượu gạo hoặc rượu nếp ngon. Ngâm 20 ngày sau đem ra dùng, mỗi lần 10-20 cc, ngày dùng 2-3 lần trước mỗi bữa ăn.
  • Chữa bệnh như phong đau nhức, đau không nhất định: dùng dâm dương hoắc, uy linh tiên, xuyên khung, quế tâm, thương nhĩ tử (mỗi vị 40 gr) đem tất cả tán nhuyễn; mỗi lần dùng 4 gr, dùng với rượu ấm.
  • Trị đau răng thì lấy một lượng lá dâm dương hoắc vừa đủ dùng, đem sắc lấy nước ngậm; trị ho (ho do đầy bụng, không ăn được, khí nghịch gây ra) thì dùng hai vị dâm dương hoắc và ngũ vị tử với lượng bằng nhau, đem tán bột, luyện viên (vò thành viên) với mật to bằng hạt bắp, mỗi lần dùng 20-30 viên với nước gừng, ngày 2 lần.
  • Trị đau nhức khớp do phong thấp hoặc hàn thấp, tay chân co quắp, tê dại: dùng 20 gr dâm dương hoắc, 12 gr uy linh tiên và thương nhĩ tử, quế chi, xuyên khung (mỗi thứ 8 gr), đem sắc để dùng.
  • Trị chứng giảm bạch cầu thì dùng lá dâm dương hoắc làm thành dạng bột, pha uống như trà, mỗi ngày dùng từ 15-20 gr.

II. KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1. Vi phẫu:

  • Biểu bì trên và dưới của lá gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn, mang lông tiết đầu đơn bào, chân đa bào và lông che chở đa bào có xen lẫn tế bào tiết màu vàng ở mặt trên gân lá. Ở mặt dưới phiến lá có lỗ khí. Hạ bì trên từ phiến lá chạy qua gân giữa gồm một lớp tế bào to, thành mỏng. Hạ bì dưới tế bào bé hơn, bị ngăn cách bởi một số tế bào mô mềm ở giữa gân lá. Mô mềm có tế bào thành mỏng và ít khuyết nhỏ. Bó libe-gỗ ở giữa gân lá gồm có bó gỗ ở trên, bó libe ở dưới. Mô mềm phiến lá có những khuyết nhỏ và bó libe gỗ nhỏ.

2. Bột:

Màu lục vàng, vị hơi mặn, hơi cay, mùi tanh.
  • Mảnh biểu bì trên và biểu bì dưới gồm tế bào hình nhiều cạnh thành hơi dày, mang tế bào tiết. Biểu bì dưới có lỗ khí, tế bào tiết tròn, chứa tinh dầu màu vàng nhạt hay vàng nâu, bề mặt có vân, xung quanh có 5-6 tế bào xếp toả ra
  • . Lỗ khí có 4-5 tế bào kèm nhỏ hơn. Lông che chở đa bào và tế bào tiết. Hạt tinh bột hình trứng, có khi tròn hay hình chuông dài 40 µm, rộng chừng 36 µm. Mảnh thân gồm tế bào hình chữ nhật thành mỏng và tế bào tiết. Mảnh mạch xoắn.

3. Định tính:

  • A. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại, thân và bột lá phát quang màu nâu hung.
  • B. Cho 1 g bột dược liệu vào ống nghiệm, dùng đũa thuỷ tinh ấn chặt xuống, thêm vài giọt dung dịch fuchsin đã khử màu (TT) để làm ướt bột ở phía trên, để yên một lúc. Nhìn qua ống nghiệm thấy bột ướt có màu hồng hoặc màu tím đỏ.
  • C. Lấy 1 g bột dược liệu thêm 10 ml ethanol (TT), đun hồi lưu trên cách thuỷ 10 phút, lọc. Lấy 2 ml dịch lọc, thêm ít bột magnesi (TT) và 3 giọt acid hydrocloric (TT), đun nóng trên cách thuỷ, sẽ xuất hiện màu đỏ.

4. Các tiêu chuẩn đánh giá khác:

  • Độ ẩm: Không quá 13% .
  • Tro toàn phần: Không quá 14%.T
  • Tạp chất: Thân rễ và tạp chất khác không quá 2,0%
  • Tỷ lệ vụn nát: Qua rây có kích thước mắt rây 3,15 mm: Không quá 5% .

Chất chiết được trong dược liệu:

  • Không dưới 11,0% tính theo dược liệu khô kiệt.
  • Tiến hành theo phương pháp chiết nóng. Dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.

Định lượng:

  • Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu. Dược liệu phải chứa ít nhất 0,08% tinh dầu tính theo dược liệu khô kiệt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  •  Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

 

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img