Giảo Cổ Lam

Dược Liệu : Giảo Cổ Lam

  1. Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum
  2. Tên gọi khác: Cổ yếm, Thư tràng năm lá, dây lõa hùng, trường sinh thảo, thất diệp đảm.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, ôn.
  4. Đặc điểm sản phẩm: dài 5 – 7 cm, đường kính 1 -2 mm. Dược liệu tốt là loại cuộng nhỏ, mảnh và đều nhau.
  5. Bộ phận dùng: Thân lá
  6. Phân bố vùng miền: Nam Trung Quốc, Việt Nam ( Lào Cai, Hòa Bình).
  7. Thời gian thu hoạch: Quanh năm.

I.THÔNG TIN CHI TIẾT – Giảo Cổ Lam

1. Đặc điểm thực vật

  • Dây leo mảnh, mọc hàng năm, không lông. Cây mọc leo trên giá tựa hay bò. Lá kép có cuống dài 3-4cm với 5-7 lá chét. Lá chét có cuống ngắn, phiến hình xoan, thuôn nhọn 2 đầu, mép lá có răng cưa, dài 3-9cm, rộng 1,5-3cm, màu lục, mỏng. Hoa khác gốc.
  • Cụm hoa hình chùy, thòng. Hoa nhỏ với ống bao hoa rất ngắn có 5 cánh màu trắng, hình sao. Quả tròn, nhỏ 5-9mm, khi chín màu đen, khô.
giảo cổ lam
Cây Giảo Cổ Lam

2. Thành phần hóa học

Chính và được nghiên cứu nhiều nhất là sponin. Các saponin trong Gynostemma thường được đặt tên là các Gypenosid. Trên 100 gypenosid đã được phân lập từ Gynostemma trong đó có 6 saponin có trong Panax (nhân sâm)

Ngoài saponin, Giảo cổ lam còn có các flavonoid như  vitexin và những chất khác như allantoin.

3. Phân bố

  • Việt Nam: Sống ở độ cao 200 – 2000m ở các vùng Bắc Việt Nam như Sapa, Hòa Bình.
  • Thế giới: rừng thưa và ẩm ở Nam Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ.

4. Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất.

5. Thu hái,chế biến và bảo quản

  • Thu hái: quanh năm, chủ yếu thu hái vào mùa xuân là lúc cây phát triển mạnh và có hàm lượng hoạt chất cao nhất, khi thu hái đảm bảo không lẫn các loài khác.
  • Chế biến: Thái khúc khoảng 3 – 5 cm, rửa sạch, phơi hay sấy ở nhiệt độ 40 – 50oC.
  • Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh mốc, mọt.

6. Mô tả dược liệu

Có thể dùng tươi hay phơi khô

giảo cổ lam khô
Trà Giảo Cổ Lam

Dược liệu khô: Dài 5 – 7 cm, đường kính 1 -2 mm. Dược liệu tốt là loại cuộng nhỏ, mảnh và đều nhau. Phổ biến dùng dược liệu khô.

7. Thành phần hóa học chính

Chính và được nghiên cứu nhiều nhất là sponin. Các saponin trong Gynostemma thường được đặt tên là các Gypenosid. Trên 100 gypenosid đã được phân lập từ Gynostemma trong đó có 6 saponin có trong Panax ( nhân sâm)

Ngoài saponin, Giảo cổ lam còn có các flavonoid như  vitexin và những chất khác như allantoin.

8. Phân biệt thật giả

  • Người ta còn dùng cây Cổ yếm lá bóng (Gynostemma laxum Wall.) với cùng công dụng.
  • Giảo cổ lam (họ Bí lá và tua cuốn cùng phía) cũng hay bị nhầm lẫn với cây Dây quai bị  Tetrastigma strumarium Gagnep., thuộc họ Nho – Vitaceae (lá và tua cuốn khác phía)

9. Công dụng & Tác dụng Giảo Cổ Lam

  • Hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp, tim mạch: Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, chống huyết khối và bình ổn huyết áp (đưa huyết áp trở lại trạng thái cân bằng); phòng ngừa các biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não, tai biến não.
  • Hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu; Tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan, hạ men gan.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: hạ đường huyết, giúp bệnh nhân tiểu đường mạnh khỏe và giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng giúp cơ thể phòng chống bệnh tật về lâu dài, sử dụng thường xuyên sẽ nâng cao tuổi thọ; giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc; ngăn ngừa, phòng chống bệnh ung thư, tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của khối u.
  • Tác dụng làm đẹp, giảm béo: chống lão hóa, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi; tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), giải độc gan tốt lên hỗ trợ chữa và phòng chống mụn, nám da, giúp cho làn da sáng đẹp.

10. Chỉ định và liều dùng     

  • Liều dùng: Mỗi ngày 10 – 20g, uống vào buổi sáng đến đầu giờ chiều thay nước uống hằng ngày.Hãm bằng nước nóng hoặc sắc để chiết được hoạt chất trong dược liệu.

11. Lưu ý

 Người đang bị tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch có thể dùng gấp đôi.

II: KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

Giảo Cổ Lam là vị thuốc mới nên chưa có trong dược điển Việt Nam.

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img