Glucosamine là chất tự nhiên được tìm thấy trong cơ thể người trong các sụn khớp. Glucosamine là thành phần quan trọng trong quá trình tạo & tái tạo cách thành phần của gân, dây chằng, sụn khớp, chất lỏng quanh khớp sụn.
Glucosamine là gì?
Glucosamine (C6H13NO5) – Glucosamine là một loại đường amin và là tiền chất nổi bật trong quá trình tổng hợp sinh hóa của protein và lipid glycosyl hóa. Glucosamine là một phần trong cấu trúc của các polysacarit, chitosan và chitin. Glucosamine là một trong những monosacarit dồi dào nhất >>Theo wikipedia
- Điểm nóng chảy: 150 °C
- Công thức: C6H13NO5
- Khối lượng phân tử: 179,17 g/mol
- ID IUPAC: (3R,4R,5S)-3-Amino-6-(hydroxymethyl)oxane-2,4,5-triol
- Mật độ: 1,56 g/cm³
- Phân loại: Amino sugar, Hexosamine
Tác dụng Glucosamine
Glucosamine là chất được tìm thấy trong cơ thể & chứng minh là thành phần quan trọng trong quá trình phát triển & bảo vệ sụn khớp.
Glucosamine được cơ thể chúng ta tổng hợp tự nhiên, nhưng khi cơ thể lão hóa do tuổi tác hay do các bệnh lý khác, thì quá trình tổng hợp Glucosamine kém đi. Chúng ta có thể bổ sung Glucosamine thêm từ bên ngoài
Như vậy, Glucosamine dùng để hỗ trợ điều trị, chữa cách bệnh về khớp!
Theo một số nghiên cứu thì Glucosamine sulfate có tác dụng:
- Giảm đau: các ý kiến không thống nhất về công dụng của glucosamine sulfate đối với giảm đau. Trong một số lớn các nghiên cứu, glucosamine cho thấy có giảm đau hơn là dùng thuốc ‘trấn an’ (thuốc giả). Tuy nhiên trong các nghiên cứu khác, mức độ giảm đau của glucosamine và thuốc ‘trấn an’ là như nhau.
- Tái tạo sụn khớp: có vài bằng chứng cho thấy glucosamine sulphate có thể giúp làm giảm đà thoái hóa sụn ở khớp gối.
Về Glucosamine hydrochloride
- Các nghiên cứu cho thấy chất hydrochloride có thể không mang lại công dụng giảm đau như là glucosamine sulfate. Công dụng của glucosamine hydrochloride đối với sụn chưa được thử nghiệm.
Lưu ý khi sử dụng Glucosamine
Glucosamin được chiết xuất từ mô động vật, đặc biệt là từ vỏ cua, tôm và tôm hùm… Nhưng có một số loại glucosamine được bào chế từ nguồn không phải từ động vật có vỏ.
- Chảy máu: Glucosamin có thể tăng nguy cơ chảy máu ở một số bệnh nhân
- Tiểu đường: Glucosamine là một dạng đường bởi vậy nếu bị tiểu đường nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng.
- Phụ nữ có mang và đang cho con bú: Phụ nữ có mang nên hỏi bác sĩ trước khi uống glucosamine.
- Phản ứng phụ khác: rối loạn tiêu hóa (như tiêu chảy), nhức đầu, và phản ứng trên da…Tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Dưới 18 tuổi: Không nên sử dụng
Glucosamin được sản xuất dưới dạng thực phẩm chức năng bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau. Glucosamin được bào chế nhiều dạng và hàm lượng khác nhau. Và nhiều hãng dược phẩm còn bổ sung thêm các thành phần khác như: chondroitin, collagen, calci, vitamin D, các vi lượng và khoáng chất khác.
Vì vậy Quý vị cần lưu ý khi sử dụng & nên tham khảo ý kiến Bác sĩ theo tình trạng cơ thể mà có liệu trình sử dụng phù hợp nhất.
Ví dụ như kết hợp glucosamine sulfate và chondroitin
Nghiên cứu gần đây cho thấy kết hợp glucosamine sulfate và chondroitin có thể có công dụng giảm đau trong các trường hợp nhức mỏi hoặc đau nhức đầu gối do viêm xương khớp OA.
Nhưng nghiên cứu trên chưa rõ ràng, chưa khẳng định & được công bố khoa học rộng rãi về tính hiệu quả của nó.
Liều dùng Glucosamin
- Glucosamine sulfate: 1500mg mỗi ngày
- Glucosamine hydrochloride: 1500mg mỗi ngày (lưu ý, glucosamine sulfate được cho là có công dụng tốt hơn)
- Anh chị phải uống Glucosamin từ 4-6 tuần mới có hiệu quả nhất định
Tóm lại: Glucosamin đã & đang dùng rộng rãi trong điều trị các bệnh về khớp, mặc dù còn nhiều tranh cãi trong khoa học về tác dụng. Có nhiều nước đã xếp glucosamin là một dược phẩm. Nhưng ở Mỹ, glucosamin vẫn chỉ được coi là thực phẩm chức năng, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp!
Tham khảo Wikiduoclieu các dược liệu tự nhiên có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh khớp