Kê Nội Kim

Dược liệu Kê Nội Kim

  1. Tên khoa học: Endothelium Corneum Gigeriae Galli.
  2. Tên gọi khác: Màng mề gà.
  3. Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Vào các kinh tỳ, vị, tiểu trường, bàng quang.
  4. Bộ phận dùng: Lớp màng trong đã phơi hoặc sấy khô của mề con Gà.
  5. Đặc điểm sản phẩm: Màng gần nguyên vẹn hoặc từng mảnh khô cong, cuộn lại, dày khoảng 0,2cm. Mặt ngoài màu vàng, lục vàng hoặc nâu vàng, màng mỏng trong mờ, có nếp nhăn dọc nhô lên. Chất giòn dễ gãy vỡ, vết gãy bóng như sừng. Mùi hơi tanh, vị hơi đắng.
  6. Phân bố vùng miền:
  7. Thời gian thu hoạch:

I. THÔNG TIN CHI TIẾT:

1. Mô tả thực vật:

kê nội kim

2. Phân bố:

  • Thế giới: Trung Quốc.
  • Việt Nam:

3. Bộ phận dùng

Lớp màng trong đã phơi hoặc sấy khô của mề con Gà (Gallus gallus domesticus Brisson), họ Chim trĩ (Phasianidae).

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Mổ gà, bóc lấy màng mề gà khi còn nóng, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
  • Chế biến: Kê nội kim sao: Lấy Kê nội kim sạch, rang với cát, đến khi phồng lên, lấy ra, để nguội. Dược liệu sau khi sao có màu nâu vàng sậm tới màu vàng sém đen, trên bề mặt có những nốt phồng nhỏ, bị vỡ khi bóp nhẹ, mảnh vỡ bóng láng. Kê nội kim chế giấm: Lấy Kê nội kim sạch, sao đến khi phồng lên, phun giấm, lấy ra phơi hoặc sấy khô. Cứ 100 kg kê nội kim dùng 15 lít giấm.
  • Bảo quản: Để nơi khô, trong bao bì kín, tránh mốc, mọt.

5. Mô tả dược liệu Kê Nội Kim

Màng gần nguyên vẹn hoặc từng mảnh khô cong, cuộn lại, dày khoảng 0,2 cm. Mặt ngoài màu vàng, lục vàng hoặc nâu vàng, màng mỏng trong mờ, có nếp nhăn dọc nhô lên. Chất giòn dễ gãy vỡ, vết gãy bóng như sừng. Mùi hơi tanh, vị hơi đắng.

6. Thành phần hóa học

  • Trong Kê nội kim có Ventriculin, Keratin, Bilatriene, Vitamin B1 và B12, Pepsin (lượng rất nhỏ), 17 loại Amino acid, Ammonium Chloratum (Trung Dược Học).
  • Ventriculin, Keratin, Pepsin, Diastase (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển, Bắc Kinh 1990: 162). + Bilatriene (Henrik Dam và cộng sự, C A 1959, 53: 10450b).
  • Lysine, Histidine, Arginine, Glutamic acid, Aspartic acid, Leucine, Threonine, Serine, Glycine, Alanine, Cysteine, Valine, Methionine, Isoleucine, Tyrosine, Phenylaline, Proline, Tryptophane, Nhôm, Calci, Thiếc, Đồng, Magnesium, Mangan, Chì, Kẽm

7. Phân biệt thật giả

..

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh.
  • Công dụng: Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.

9. Cách dùng và liều dùng

  • Ngày dùng 3 – 9 g, dạng thuốc tán.

10. Lưu ý, kiêng kị 

Không bị tích trệ không nên dùng.

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Kê Nội Kim

Trị sau khi sinh xong bị đái dầm:

  • Kê nội kim, liều lượng tùy dùng, tán nhỏ, uống với rượu ấm (Kê Nội Kim Tán   Chứng Trị Chuẩn Thằng).

Trị cam tích, bụng đầy, ăn ít:

  • Kê nội kim (sao) 60g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần  4 – 6g với nước cơm hoặc nước sôi ấm (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị cam tích, bụng to:

  • Kê nội kim 12g, Miết giáp (nướng) 30g, Xuyên sơn giáp đều 8g. Tán bột. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 1,5 – 3g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị đại trường viêm mạn:

  • Kê nội kim (sao) 10g, Bạch truật 10g. Tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 6g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị tiêu chảy kéo dài do Tỳ hư:

  • Kê nội kim, Bạch truật, Can khương đều 60g, Đại táo nhục 240g (chưng chín). Tất cả sao chín, tán bột, trộn với Táo nhục gĩa nát, trộn đều làm thành bánh, sấy khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị sỏi mật, sỏi đường tiểu:

Trị sỏi tiết niệu:

  • Lục Nhất Tán (Cam Thảo, Hoạt thạch) 30g, Hỏa tiêu 10g, Kê nội kim 10g. Tán bột. Ngày 2 lần  mỗi lần 2 – 6g (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

 

Tham khảo thêm

cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
sam vu diep

Sâm Vũ Điệp

Sâm vũ điệp hay còn gọi tam thất xẻ lá là giống sâm hoang tự nhiên, có tác dụng tốt cho sức khỏe; nâng...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
4
minutes
spot_img