Khi Nào Mưa Gió – Nhớ Có Dầu Tràm !

Người Việt có nhiều loại dầu gió để điều trị và đề phòng lúc trái gió trở trời. Nhưng ở Xứ Huế có một loại Dầu tràm gió rất nổi tiếng, mà người dân nơi đây dùng để chưa những căn bệnh liên quan tới lúc trái gió trở trời nhưu cảm cúm, ho, sốt, cảm lạnh…

tràm gió và tràm trà
Tràm Gió và tràm Trà

Tràm gió có ở nhiều nơi: Cây Tràm, dân ta thường gọi là Tràm gió (tinh dầu tràm được dùng làm dầu gió), có tên khoa học là Melaleuca leucadendron Linn, họ Myrtacesea, thường mọc tự nhiên thành rừng.

Dược liệu Tinh Dầu Tràm là một “đặc sản” / một bài thuốc tốt của Người Xứ Huế phòng & chữa nhiều bệnh hiệu quả! Dưới đây là các cách sử dụng và tính chất của Tinh Dầu Tràm

Dầu tràm được người dân Huế sử dụng từ lâu đời và mang lại nhiều lợi ích thiết thực, đặc biệt rất tốt cho những đối tượng tương đối nhạy cảm như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Dầu tràm gồm hai loại: dầu tràm gió và dầu tràm trà. Dầu tràm gió được sản xuất từ nguyên liệu chính là cây tràm gió. Cây tràm gió được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, vùng đất chịu nhiều nắng gió khô cằn của cả nước. Chính vì đặc tính đó nên cây tràm ở miền Trung chứa tỷ lệ dầu tràm cao hơn các tỉnh khác. Trong đó, Phong Điền và Phú Lộc được xem là cái nôi của quê hương nấu dầu tràm truyền thống của tỉnh Thừa Thiên Huế. Với những lợi ích thiết thực như vậy, thiết nghĩ tỉnh nhà cần có chính sách để bảo tồn và phát huy những nét tinh hoa của địa phương cũng như làng Nghề truyền thống của cha ông.

Tinh Dầu Tràm tốt cho sức khỏe như thế nào ?

Tinh dầu tràm có tên khoa học là Oleum Cajeputi. Dầu tràm hay dầu tràm gió là một loại dầu gió được chiết xuất từ tinh dầu của cây tràm, có hương thơm và mùi vị dễ chịu. Qua phân tích, thành phần hóa học của dầu tràm có rất nhiều chất, nhưng chỉ hai hoạt chất có tác dụng là Eucalyptol chiếm 42 – 52% và  -Terpineol chiếm 5 – 12%. Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng và mỹ phẩm… Hoạt chất -Terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm chính là nguyên liệu để sản xuất nhiều thuốc sát khuẩn và nấm. Chế phẩm dẫn xuất dưới dạng xông, hít mũi trong phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ, trong ôtô… cũng là một biện pháp y tế dự phòng hợp tình, hợp lý và rất khoa học vừa tạo hương thơm dễ chịu lại vừa sát khuẩn.

tinh dầu tràm
Tinh Dầu Tràm

Khi sử dụng cần thận trọng,  không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết. Tinh dầu tràm được ưa chuộng trong nhân dân, đặc biệt người mệt mỏi, cảm cúm, người  già, sản phụ  và trẻ em. Với trẻ sơ sinh khi sử dụng phải thận trọng và khi thật cần thiết. >>Nguồn Báo Sức Khỏe Đời Sống

Cách Dùng Tinh Dầu Tràm Hiệu Quả

Khi nào mưa gió – Nhớ có Dầu tràm nhé

  1. Thoa hai bên thái dương, xương ức, xương sống…
  2. Xông dầu trong phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ…
  3. Xông, hít, ngửi dầu vào vùng mũi họng.
  4. Tắm nước ấm có pha thêm dầu.
  5. Dùng dạng viên nang hay dung dịch uống.
  6. Để trị mụn, dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu tràm trà và thoa trực tiếp lên đầu mụn, thoa dầu tràm trà 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.
  7. Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, thoa dầu tràm trà trực tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, nhỏ 3 – 4 giọt dầu tràm trà vào sữa rửa mặt và sử dụng hàng ngày.
  8. Nhỏ nhiều giọt tinh dầu tràm trà vào bồn nước và ngâm mình giúp cơ thể thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao.
  9. Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà vào cốc nước ấm hoặc kem đánh răng, dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ ngày sẽ chống hôi miệng, viêm lợi. Nhưng không được uống dung dịch này

Dầu tràm gió cho trẻ sơ sinh

  1. Tắm cho Trẻ sơ sinh: Đổ 1 nắp Dầu tràm vào thau tắm đã có nước nóng
  2. Sau khi tắm xoa một ít dầu vào lưng để giữ ấm cho bé, đồng thời để bé cảm thấy thoải mái, thư giãn
  3. Sổ mũi, cảm: Thoa dầu vào xung quanh nơi bé ngủ như Nôi, Mùng…
  4. Trị ho: Xoa dầu sau lưng và trước ngực cho bé như Massage
  5. Trị kiến, muỗi cắn: Bôi ngay chỗ bị cắn của bé. Tránh bôi trực tiếp vào mặt, trán và thái dương
  6. Trị Đau bụng: Xoa quanh vùng rốn

Dùng Tinh Dầu Tràm Làm Đẹp

Liệu pháp trị mụn và da nhờn

Để trị mụn và chăm sóc da nhờn, bạn dùng tăm bông nhúng vào tinh dầu Tràm và chấm trực tiếp lên đầu mụn. Ngay cả mụn đầu đen và đầu trắng cũng bị tinh dầu tràm loại bỏ dễ dàng. Ban nên chấm tinh dầu tràm trước lúc đi ngủ.
Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, bạn pha loãng tinh dầu Tràm với nước ấm, rồi trực tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, bạn hãy nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu tràm vào sữa rửa mặt và sử dụng hàng ngày.
Mặc dù có chất dầu, tinh dầu tràm vẫn không làm da nhờn. Ngược lại, nó còn được da thẩm thấu rất nhanh nên không gây cảm giác khó chịu, giúp hạn chế dầu trên da.

Làm sạch và giữ ấm cơ thể

Bạn nhỏ 10-12 giọt tinh dầu tràm vào bồn nước và ngâm mình. Thực hiện khoảng 30 phút/2 lần/tuần. Ngoài việc làm sạch, tinh dầu tự nhiên này sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao.
Tinh dầu Tràm rất lành tính, sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh và phụ nữ sau sinh. Khi thời tiết chuyển lạnh, hãy cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé. Bé tắm nước có tinh dầu tràm sẽ giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho đồng thời chống cả muỗi nữa (muỗi rất sợ tinh dầu tràm).
Những hôm trời lạnh nên massage lòng bàn chân với một ít tinh dầu tràm rồi đeo vớ đi ngủ, tinh dầu tràm sẽ giúp giữ ấm cơ thể, phòng ngừa lạnh chân tay và cước chân tay mùa Đông.

Trị gàu

Pha dầu gội theo tỉ lệ 5% tinh dầu tràm có thể trị gàu và loại bỏ chấy, giúp phục hồi tóc khô và hư tổn, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm tấn công da đầu.

Dưỡng da

Nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu tràm nguyên chất vào mỹ phẩm dưỡng da toàn thân hoặc kem giữ ẩm và sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ. Cách này sẽ giúp bạn có một làn da mềm mại, mịn màng.

Chống hôi miệng, viêm lợi

Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm vào cốc nước ấm. Dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ ngày. Thêm một giọt tinh dầu tràm vào kem đánh răng cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Chống nấm bàn chân

Bạn hãy thoa tinh dầu tràm vào những vùng da bị nấm giúp điều trị nấm và để vi khuẩn không lan ra những vùng xung quanh.

Hiện nay trên thị trường đang bán rất nhiều loại dầu tràm khác nhau từ giá cả, mẫu mã, kiểu dáng đến chất lượng. Và rất khó để người tiêu dùng nhận biết được đặc điểm dầu tràm nguyên chất. Thực tế, qua hàng chục mẫu dầu tràm gửi đến kiểm tra chất lượng, rất nhiều mẫu dán mác “Dầu tràm nguyên chất” cũng với các tính chất cảm quan như: có màu vàng thiên thanh, trong suốt, mùi dịu nhẹ nhưng đến khi tiến hành thử nghiệm bằng các phương pháp lý hóa khác nhau thì rõ ràng mẫu thử đã không đạt được chất lượng như công bố của các cơ sở.

Thông tin tham khảo về Tinh Dầu Tràm

Thương hiệu
Sản xuất tại Huế, Việt Nam
Lưu ý
  1. Không ăn / uống tinh dầu vì có thể gây ngộ độc
  2. Không để tinh dầu rớt vào mắt, không nhỏ vào mũi miệng
  3. Không bôi tinh dầu vào vết thương hở
  4. Tránh xa tầm tay trẻ em.
Thành phần Tinh dầu tràm … được chiết xuất từ lá của cây tràm lá dài (melaleuca leucadendra). Có 2 thành phần chính là: Eucalyptol chiếm 52% và α-Terpineol chiếm 12%.

  1. Eucalyptol có tác dụng: Làm ấm cơ thể, làm sạch hệ hô hấp, giúp làm thông thoáng đường thở. Gây kích thích tức thời các tế bào niêm mạc mũi xoang làm tiết dịch cuốn trôi chất nhầy, giảm các yếu tố gây viêm, bảo vệ và giảm viêm mũi, xoang, họng và thanh quản.
  2. α-Terpineol có tác dụng: Có tính sát trùng (diệt khuẩn, nấm, siêu vi) tốt. Không độc ở liều có tác dụng kháng khuẩn, dùng cho mọi lứa tuổi kể cả trẻ em và trẻ sơ sinh. Giúp ức chế và diệt virut cúm A H5N1 và H1N1 theo nghiên cứu của Bộ Y Tế thực hiện tại viện Pasteur Tp.HCM năm 2008.
Dung tích Nhiều dung tích 30ml / 100ml / 1000ml
Chất liệu Lá tràm và cành non. 100% chiết xuất từ lá tràm, không chất bảo quản, không phụ gia. Do đó tinh dầu tràm có mùi thơm tự nhiên dễ chịu, thơm lâu từ 4 – 5 tiếng.
Hướng dẫn sử dụng Dùng cho trẻ nhỏ:

  1. Tắm cho trẻ nhỏ phòng bệnh dịch: nhỏ vài giọt vào nước tắm cho bé kết hợp massage giúp bé thoải mái, dễ ngủ ( tránh dầu vào mắt bé) đồng thời làm sạch khuẩn, kháng khuẩn, chống virut truyền nhiễm bệnh dịch.
  2. Tránh gió, cảm lạnh: thoa trực tiếp tinh dầu tràm lên thái dương, lòng bàn chân cho bé khi trời trở lạnh hoặc trước khi bé ra ngoài.
  3. Tránh bệnh hô hấp: cho một vài giọt tinh dầu tràm vào đèn xông giúp làm sạch không khí, tránh cho bé khỏi các bệnh về đường hô hấp.
  4. Chống và trị muỗi: Thoa ra tay sau đó bôi lên da cho bé giúp bé tránh bị muỗi đốt. Nếu chẳng may bé bị muỗi đốt, thoa tinh dầu tràm lên vết muỗi đốt sẽ làm giảm sưng và đau.
  5. Khó tiêu, đầy hơi hoặc đau bụng: Thoa một chút tinh dầu tràm lên tay rồi nhẹ nhàng massage bụng cho bé sẽ giúp bé dễ tiêu.
  6. Ngạt mũi, khó thở: khi bé bị ngạt mũi, nhỏ 3-5 giọt tinh dầu tràm vào khăn sữa và quấn vào cổ cho bé.

Dùng cho người lớn:

  1. Để làm ấm cơ thể: Thoa hai bên thái dương, cổ, ngực, xương sống, đỉnh đầu…
  2. Trị ngạt mũi, khó thở: Xông, hít, ngửi tinh dầu vào mũi họng.
  3. Để trị mụn: Thoa trực tiếp lên đầu mụn, thoa tinh dầu tràm 2 lần/ngày. Thoa trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.
  4. Thư giãn cơ thể, giảm mệt mỏi: Nhỏ 10-15 giọt tinh dầu tràm vào bồn nước và ngâm mình.
  5. Chống hôi miệng, viêm lợi: nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm vào cốc nước ấm hoặc kem đánh răng, dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ngày.
  6. Ngoài ra, đối với người già hoặc người dương khí kém, gan bàn tay, chân lạnh. Sử dụng tinh dầu tràm bôi vào gan bàn tay, bàn chân sẽ giúp làm ấm chân tay, đồng thời khiến cho giấc ngủ sâu và ngon hơn…
Hướng dẫn bảo quản
  1. Để sản phẩm ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp
  2. Ngày sản xuất in trên hộp sản phẩm
  3. Hạn sử dụng 3 năm kể từ ngày sản xuất.

Sản phẩm chiết xuất dầu tràm được người dân trong và ngoài nước ưa chuộng và đã có chỗ đứng trên thị trường trong quá khứ và đang có xu hướng phát triển, tuy nhiên vì lợi ích kinh tế, trong thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều sản phẩm dầu tràm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín của sản phẩm dầu tràm Huế.

Tham khảo thêm

bai thuoc chua kinh nguyet khong deu

Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Phụ nữ mỗi tháng một lần hành kinh nên gọi là kinh nguyệt & khi không đều. Hãy áp dụng Bài thuốc chữa kinh nguyệt...
Bài Thuốc Tốt
3
minutes

Bài thuốc hay chữa bệnh từ cây cỏ mực

Cỏ nhọ nồi / cỏ mực là cây cỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng rất hữu ích trong việc chữa bệnh vì...
Bài Thuốc Tốt
4
minutes

Một số bài thuốc Đông y trị đau lưng

Bài thuốc đông y trị bệnh đau lưng. Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng & cảm giác khó chịu xảy ra bất cứ...
Bài Thuốc Tốt
4
minutes
quả nhót

Quả Nhót chữa ho hen, phong thấp hiệu quả

Quả Nhót thức quả ăn phổ biến ở Việt Nam. Nhót có vị chua, chát, tính bình, tác dụng ngừng hen suyễn, cầm tiêu...
Bài Thuốc Tốt
5
minutes
spot_img