Một Dược

Dược liệu Một Dược

  1. Tên khoa học: Myrrha
  2. Tên gọi khác: tùng chi, tùng cao, tùng giao
  3. Tính vị, quy kinh: đắng, bình. Vào các kinh can, tâm, tỳ.
  4. Bộ phận dùng: chất gôm nhựa
  5. Đặc điểm sản phẩm: Một dược thiên nhiên: Có dạng khối, cục, hạt không đều, cục lớn dài 6 cm. Mặt ngoài màu nâu vàng hoặc nâu đỏ, có khi trong mờ. Một số có khối màu nâu đen rõ, nhiều dầu, trên phủ bụi phấn màu vàng. Chất cứng, giòn. Mặt bị vỡ không phẳng. Có mùi thơm đặc biệt. Vị đắng hơi cay.
  6. Phân bố vùng miền: Thế giới: vùng Đông Dương, Lào Campuchia, Trung Quốc – Việt Nam: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phan Rang, Phan Thiết.
  7. Thời gian thu hoạch: tháng 7 – 9

I. THÔNG TIN CHI TIẾT

1. Mô tả thực vật

Một Dược là chất gôm nhựa của cây Một dượcMột dược thường ở dạng từng khúc, từng cục, từng khối, hình dáng không đều, thường to bằng quả mận, ngoài đỏ nâu, trong sáng bóng, có đốm trắng, mùi thơm, vị đắng. Tan trong một phần nước hoặc trong rượu. Mài với nước thì ra mầu trắng như sữa. Phơi nắng thì mềm dẻo và thơm. Đốt cháy toả mùi thơm.

cây Một Dược
Dược liệu Một Dược

Một dược dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách ” Dược tính bản thảo”, là chất nhựa dầu lấy ở cây Một dược ( Commiphora Myrrha Engl.) hoặc cây Một dược khác có tên La tinh là Balsamodendron Ehrenbegianum Berg. Nơi sản xuất chính là Xômali và các nước ở bán đảo Á rập. Thuộc họ Đào lộn hột ( Anacardiaceae).

2. Phân bố

  • Thế giới: vùng Đông Dương, Lào Campuchia, Trung Quốc
  • Việt Nam: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phan Rang, Phan Thiết

3. Bộ phận dùng

Chất gôm nhựa của cây Một dược (Commiphora myrrha (Nees) Engl.) và cây Balsamodendron chrenbergianum Berg., họ Trám (Burseraceae)

4. Thu hái, chế biến và bảo quản

Thu hái: Thu hoạch từ tháng 7 – 9 là tốt nhất, khi đó lượng Một dược nhiều, phẩm chất tốt. Năm sau, từ tháng 1 – 3 lại có thể thu hoạch được. Nhựa cây được chảy ra từ vết nứt tự nhiên của cây Một dược. Để thu hoạch được nhiều, người ta có thể khía sâu vào vỏ thân và cành to. Nhựa mới chảy ra thành giọt sền sệt như dầu đặc, màu trắng hoặc vàng nhạt, dần dần biến thành khối cục cứng trong không khí, có màu vàng sẫm, nâu vàng hoặc có khi đỏ nhạt, cuối cùng là màu đỏ sẫm. Thu lấy nhựa, loại bỏ tạp chất.

Chế biến: Bột Một dược: Lấy Một dược sạch, giã vụn, sao qua với Đăng tâm thảo, tán bột mịn. Cứ 40g Một dược dùng 1 g Đăng tâm thảo.

Bột Một dược thuỷ phi: Cho ít rượu vào Một dược, nghiền nát, cho nước vào thuỷ phi đến bột mịn, phơi khô.

Cách khác: Lấy Một dược sạch, cho vào chảo sao nhỏ lửa đến mặt ngoài hơi tan, lấy ra, để nguội hoặc sao đến mặt ngoài hơi tan thì phun giấm, tiếp tục sao đến khi mặt ngoài sáng bóng, lấy ra để nguội. Cứ 100 kg Một dược dùng 6 lít giấm.

Bảo quản: Để nơi khô, mát, tránh ẩm, trong bao bì kín.

5. Mô tả dược liệu

Một dược thiên nhiên: Có dạng khối, cục, hạt không đều, cục lớn dài 6 cm. Mặt ngoài màu nâu vàng hoặc nâu đỏ, có khi trong mờ. Một số có khối màu nâu đen rõ, nhiều dầu, trên phủ bụi phấn màu vàng. Chất cứng, giòn. Mặt bị vỡ không phẳng. Có mùi thơm đặc biệt. Vị đắng hơi cay. Loại có màu nâu vàng, mặt vỡ hơi trong, tinh dầu nhuận, hương thơm nồng, vị đắng, không có tạp là tốt.

Dược liệu Một Dược
Dược liệu Một Dược

6. Thành phần hóa học

  • Trong Một dược có chất dầu keo, chất keo, tinh dầu  (Trung Dược Học).
  • Heerabomyrrholic acid, Commiphoric acid, Commiphorinic acid,  Heerabomyrrhol, Heeraboresene(Trung Quốc Y Học Khoa Học Viện Dược Vật Nghiên Cứu, Trung Thảo Dược Hữu Hiệu Thành Phần Đích Nghiên Cứu , Bắc Kinh 1972 : 396).
  • Commiferin (Dư Quốc Quân, Dược Tài Học 1963 : 377).

7. Phân biệt thật giả

…. đang cập nhật

8. Công dụng – Tác dụng

  • Tác dụng: Hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống tiêu sưng, sinh cơ, thông kinh.
  • Công dụng: Chủ trị: Kinh bế, thống kinh, đau thượng vị, nhọt độc sưng đau, sưng đau do sang chấn, trĩ, mục chướng (đục thuỷ tinh thể). Dùng ngoài để thu miệng, lên da non, vết loét lâu lành.

9. Cách dùng và liều dùng

  • Ngày dùng 4 – 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
  • Dùng ngoài tán bột để bôi, đắp.

10. Lưu ý, kiêng kị

  • Phụ nữ có thai, mụn nhọt đã vỡ không nên dùng.

Một số bài thuốc từ cây Dược liệu Một Dược

Trị bị đánh đập tổn thương ở  trong, gân xương đau nhức:

  • Một dược, Nhũ hương, Xuyên khung, Xuyên tiêu, Xích thược, Đương quy, Tự nhiên đồng. Tán bột, trộn với sáp ong làm viên (Một Dược Hoàn – Chứng Trị Chuẩn Thằng)

Trị đau dạ dày:

  • Phụ nữ bế kinh, thống kinh: Một dược 5g, Diên hồ sách 10g, Hương phụ 6g, Ngũ linh chi 6g, tán bột, trộn đều, mỗi lần uống 8-10g, ngày uống 2-3 lần với nước nóng hoặc rượu nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị đau dạ dày, phụ nữ bế kinh, thống kinh:

  • Một dược, Hồng hoa đều 5g, Diên hồ sách, Đương quy đều 10g, tán bột, mỗi lần uống 6-10g, ngày 2 lần với rượu nóng hoặc nước ấm (Một Dược Tán  – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị mụn nhọt sưng đau:

  • Nhũ hương, Một dược đều 5g, Xạ hương 0,1g, Hùng hoàng 3g. Tán bột, làm hoàn, mỗi lần uống 3-6g, ngày 2 lần với nước ấm (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Làm sạch mủ, sinh cơ, mau lành miệng:

  • Nhũ hương, Một dược đều 10g, tán bột, đắp vào vết thương (Hải Phù Tán – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị té ngã sưng đau:

Trị lipit huyết cao:

  • Một dược, chế thành viên bọc nhựa (Một dược 0,1g), ngày uống 3 lần mỗi lần uống 2-3 viên, liệu trình 2 tháng. Kết quả cho thấy Một dược có tác dụng hạ mỡ trong máu (Trung Y Tạp Chí 1988, 6 : 36).

Trị chấn thương lưng gây đau cấp:

  • Một dược, Nhũ hương, lượng bằng nhau, tán bột mịn, dùng 30% rượu chế thuốc thành hồ, đắp vùng đau 1-2 lần/ngày thường 3- 5 ngày là khỏi (Hà Nam Trung Y Học Viện Học Báo 1980, 3 : 38).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Bộ y tế, Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, 2006
  • Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam IV, 2010
  • Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006
  • Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, 2006

Tham khảo thêm

Quả Trám

Quả Trám kho cá, thịt rát ngon & là món quê của miền núi phía Bắc. Ngoài ra Trám còn là vị thuốc quý... Trám...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
5
minutes
cây ba kích

Ba Kích

Ba kích tính hơi ôn, vị cay, ngọt, lợi về kinh gan, thận, có công hiệu ấm thận dương, khỏe gân cốt, chống viêm,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
12
minutes
Hòe Hoa

Hòe Hoa

Hoa Hòe nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn. Hoa vị đắng, tính bình, quả vị đắng tính hàn. Hòe hoa thanh nhiệt,...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
14
minutes
mang tang

Màng Tang

Dược liệu Màng Tang Tên khoa học: Litsea cubeba Tên gọi khác: Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm Bộ phận dùng:...
Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
8
minutes
spot_img