Bệnh quai bị vẫn là một trong những bệnh phổ biến hiện nay. Phần lớn biến chứng do quai bị gây ra thường ảnh hưởng đến những người không được tiêm phòng.
Bệnh quai bị là gì?
Quai bị là bệnh lý phổ biến gây ra bởi virus truyền từ người này sang người khác qua tuyến nước bọt, dịch tiết mũi hoặc tiếp xúc cá nhân gần gũi.
Cơ thể người có bộ ba tuyến nước bọt ở mỗi bên mặt nằm ở phía sau và bên dưới tai, quai bị thường ảnh hưởng chủ yếu đến tuyến nước bọt, hay còn gọi là tuyến mang tai. Một khi ai đó mắc quai bị, họ trở nên miễn nhiễm với các bệnh nhiễm trùng trong tương lai.
Để giảm sự lây lan của quai bị, vắc – xin MMR ra đời được sử dụng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ có vai trò tăng cường miễn dịch của cơ thể với virus. Chính vì vậy, số người mắc bệnh quai bị đã giảm đi đáng kể.
Triệu chứng quai bị
Triệu chứng quai bị thường xuất hiện 2 – 3 tuần sau nhiễm bệnh. Mặc dù vậy, có khoảng 20% số người mắc quai bị do virus không gặp bất cứ triệu chứng nào.
Một số triệu chứng của quai bị ở giai đoạn đầu bao gồm ( chúng khá giống với cảm cúm ):
- Nhức mỏi cơ thể
- Đau đầu
- Chán ăn hoặc buồn nôn
- Mệt mỏi chung
- Sốt cao
Trong một vài ngày tới, các triệu chứng kinh điển của quai bị sẽ phát triển. Triệu chứng chính là các tuyến mang tai đau và sưng, nó khiến má của người bệnh phồng ra. Các triệu chứng khác liên quan như:
- Đau 2 bên mặt, sưng
- Đau đớn khi nuốt
- Khó nuốt
- Sốt
- Đau khớp
- Miệng khô
- Sưng bìu, đau tinh hoàn
Quai bị hiếm gặp ở người lớn, trong những trường hợp này, nói chung triệu chứng là giống nhau nhưng ở mức độ tồi tệ và biến chứng nặng nề hơn.
Quai bị là một loại virus trong không khí có thể lây lan qua:
- Một người mắc bệnh quai bị ho hoặc hắt hơi tiết ra virus mầm bệnh, sau đó người khác hít vào.
- Chạm vào mũi hoặc miệng của người bị mắc bệnh quai bị, hay quá trình truyền virus vào một vật thể, nếu ai đó chạm vào vật thể ngay sau đó, họ có thể bị nhiễm virus và mắc bệnh.
- Dùng chung đồ như cốc, dao kéo, đĩa với người bị nhiễm bệnh.
Những người mắc quai bị thường dễ lây nhiễm nhất từ trước hoặc sau 3 – 5 ngày kể từ khi có dấu hiệu nhiễm bệnh. Vì lí do này, bạn nên tránh làm việc hoặc đi học trong 3 – 5 ngày kể từ khi bạn được kết luận mắc chứng quai bị.
Nguyên Nhân Gây Quai Bị
Nhiễm virus họ paramyxovirus được xem là nguyên nhân chính gây bệnh quai bị, đặc biệt ở trẻ em. Khi bạn mắc quai bị, virus chuyển từ đường hô hấp ( mũi, miệng, cổ họng ) vào tuyến mang tai ( tuyến sản xuất nước bọt được tìm thấy ở 2 bên mặt ), nơi virus bắt đầu sinh sản, khiến tuyến nước bọt dần sưng đỏ lên.
Virus cũng có thể xâm nhập qua dịch não tủy CSF – chất lỏng bảo vệ não và cột sống của bạn. Khi virus xâm nhập vào CSF, nó sẽ lây lan sang các bộ phận khác như não, tuyến tụy, tinh hoàn ( bé trai và nam giới ), buồng trứng ( bé gái và phụ nữ ) của cơ thể.
Biến Chứng Có Thể Bệnh Quai Bị
Bệnh quai bị nếu không được điều trị khỏi có thể gây nên một vài biến chứng xấu như:
- Viêm tinh hoàn (đàn ông). Viêm buồng trứng (phụ nữ)
- Viêm cơ tim
- Viêm màng não
Mặc dù biến chứng bệnh quai bị khá ít gặp nhưng hậu quả lâu dài. Người lớn gặp phải sẽ nguy hiểm hơn trẻ em.
Phòng tránh và điều trị
Hiện tại, chưa có thuốc điều trị quai bị. Do đó, để điều trị quai bị, đầu tiên phải tập trung làm giảm triệu chứng, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Bệnh lý quai bị thường sẽ tự hết sau 1 – 2 tuần, trong khi đó, các biện pháp dưới đây có thể giúp phòng và điều trị bệnh quai bị hiệu quả:
- Nghỉ ngơi: tập trung nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc paracetamol ( trẻ em dưới 18 tuổi không được dùng aspirin )
- Uống nhiều nước nhưng tránh đồ uống có tính acid như nước trái cây vì những thức uống này có thể gây kích ứng tuyến nước bọt.
- Sử dụng thực phẩm không cần nhai nhiều: súp, khoai tây nghiền, trứng…
Nếu triệu chứng không cải thiện sau 7 ngày hoặc đột nhiên xấu đi, hãy liên hệ với bác sỹ điều trị.
Một số mẹo dân gian điều trị quai bị tại nhà:
Mẹo 1:
- Tạo hỗn hợp bột gừng khô và nước, sau đó đắp lên vùng sưng đau. Đặc tính chống viêm của gừng sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng đau của bệnh quai bị.
Ngoài ra, nếu không có bột gừng khô, bạn có thể giã nát gừng và đắp lên vùng quai bị sưng đau.
Mẹo 2:
- Lô hội ( hay Aloe vera ) là phương thuốc tuyệt vời để điều trị bệnh quai bị. Bóc một miếng lá lô hội tươi và chà gel lên vùng bị ảnh hưởng để giảm sưng đau.
Mẹo 3:
- Nghiền hạt măng tây và hạt cây bồ đào cho đến khi tạo thành hỗn hợp sền sệt, áp dụng hỗn hợp này lên vùng quai bị.
Mẹo 4:
- Lá nem ( Margosa ) có tác dụng kỳ diệu trong điều trị bệnh lý quai bị. Sử dụng bột lá nem, bột nghệ theo tỉ lệ 1:1, trộn thêm 1 lượng nước vửa đủ để tạo hỗn hợp và đắp lên vùng sưng đau.
Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, khi những dấu hiệu kể trên kéo dài liên tục, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra chính xác tình trạng bệnh lý và có phác đồ điều trị phù hợp nhé !