Dược liệu Râu Ngô
- Tên khoa học: Styli et Stigmata Maydis
- Tên gọi khác: bắp
- Tính vị, quy kinh: vị ngọt tính bình, quy kinh thận, bàng quang
- Bộ phận dùng: râu ngô
- Đặc điểm sản phẩm: sợi mảnh dài, có màu vàng đến nâu thẫm, mùi thơm, vị ngọt.
- Phân bố vùng miền:
– Thế giới: vùng nhiệt đới Mexico và Trung Mỹ, Ấn Độ, Đông Nam Á, Nga và Canada
– Việt Nam: các tỉnh trung du và miền núi - Thời gian thu hoạch: mùa hè
Mô tả Râu Ngô Khô
Cây thảo lớn mọc hằng năm, có thể cao tới 2,5m. Thân cây đặc, dày. Lá to, rộng, mép có nhiều lông mi ráp. Hoa đực màu lục, tạo thành bông dài họp thành chuỳ ở ngọn. Hoa cái họp thành bông to hình trụ ở nách lá và bao bởi nhiều lá bắc dạng màng; các vòi nhuỵ dạng sợi, màu vàng, dài tới 20cm, tạo thành túm vượt quá các lá bắc; các thuỳ đầu nhuỵ mảnh màu nâu nâu. Quả hình trứng hay nhiều góc, xếp sít nhau tạo thành 8-10 dây dọc. Hạt cứng, bóng, có màu sắc thay đổi.
Thành phần hoá học chính:
- Saponin, tinh dầu, chất nhầy, muối khoáng.
Công dụng:
- Dùng chữa viêm túi mật, viêm gan. Làm thuốc thông tiểu tiện trong các bệnh về tim, đau thận, tê thấp, sỏi thận.
Cách dùng râu ngô
- Dùng nước sắc râu Ngô hoặc nấu thành cao lỏng ngày uống 10-20g râu Ngô.
- Viêm thận và bàng quang: Râu Ngô 100g, Rau má 50g, Ý dĩ 50g, Sài đất 40g, Mã đề 50g, nước 600ml sắc còn 250ml. Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 giờ.
- Viêm thận phù thũng: Râu ngô, Mơ leo, Thóc lép, mỗi vị 30g, sắc uống.
- Viêm túi mật, sỏi mật và viêm gan: Râu ngô 30g, Nhân trần bắc 30g, đun sôi uống.
- Huyết áp cao: Uống nước luộc Ngô hằng ngày, ngày 2-3 lần, mỗi lần vài bát, liên tục trong 2-3 tháng.
- Đái đường: Hạt Ngô trấn nước, ủ cho mọc mầm. Dùng mầm Ngô sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 20-30g với nước sắc đọt Khoai lang đỏ làm thang. Hoặc ăn chè Ngô sữa nấu với Củ mài, đồng thời ăn rau Lang nấu canh hằng ngày.