Rượu men lá – Đặc sản của người vùng cao

Men lá là quả men dùng để nấu rượu. Men lá được làm từ nhiều loại lá, rễ, cây dược liệu qúy hiếm.

Rượu men lá có nguồn gốc từ các dân tộc vùng cao.

Có nhiều nơi nấu rượu men lá với những đặc điểm có đôi chút khác biệt nhưng về cơ bản là rượu men lá với đặc tính men lá là dược liệu tự nhiên nên không có hại cho sức khỏe.

Đặc biệt rượu men lá uống không đau đầu, dễ chịu khi uống & sau khi uống..!

Men được nặn và phơi khô
Men được nặn và phơi khô

Hiện nay ở thôn Tán Khâu, xã Phú Nam, huyện Bắc Mê, người dân vẫn gìn giữ và bảo tồn được cách làm men lá truyền thống của địa phương.

Cách chế biến sản xuất men lá ở Bắc Mê

Các loại rễ Cọc đen (tiếng dân tộc Tày gọi là lác tóoc đăm), nhả nép ti, củ riềng, lá trầu không, rau dăm, cỏ ngọt (van trau).

Ngoài ra có thể nhặt từ 3 đến 36 thứ lá trở lên. Các loại lá, rễ, củ trên đem giã ngâm vào nước đun sôi để nguội, rồi lấy nước này trộn bột gạo và một quả men rượu cũ còn gọi là men cái, nặn thành quả men, ủ từ 2 đến 3 ngày, đến khi quả men có mùi thơm dỡ phơi trong dâm và cho lên gác bếp cho đến khi khô hẳn thì dùng để nấu rượu.

Rượu men lá thơm ngon, uống ít thì bổ dưỡng cho sức khỏe và không bị đau đầu, nếu dùng để ngâm thuốc thì rất tốt, vì men lá đã được làm từ nhiều cây dược liệu quí.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại men rượu không rõ xuất xứ nguồn gốc, nhãn hiệu nơi sản xuất được bày bán khắp nơi, nhân dân thường gọi là men nước (men Trung Quốc), nấu rượu không cần ủ mà chỉ nấu cơm xong để nguội, cho men hòa với nước lã rồi đổ cơm vào ngâm khoảng một tuần rồi đem nấu trưng cất thành rượu.

Cách nấu rượu men lá ở Nghệ An

Men sau khi đã được nặn sẽ xếp ra một cái nong to có trải rơm khô bên dưới, xếp men xong tiếp tục phủ một lớp rơm lên trên, vào mùa hè phủ thêm một lớp chăn mỏng; còn mùa Đông thời tiết lạnh, cần phải ủ hai ngày mới ra được men. Men sau khi ủ xong đem trải đều trên nong để chỗ thoáng mát cho khô dần, hoặc đem ra phơi nắng ít nhất 5 – 7 ngày mới dùng để nấu rượu.

ruou men la dac san cua nguoi vung cao 10427 1
Rượu men lá của người Thái, bản Xiềng, xã Đôn Phục, huyện Con Cuông (Nghệ An)

Theo các cụ cao tuổi trong bản, thì men nấu rượu được làm từ lá rừng, các vị thuốc Bắc và bột gạo. Mỗi mẻ men cần đến 20 – 30 loại cây, lá rừng khác nhau, là những loại lá thuốc có lợi cho sức khỏe. Những loại lá này phải vào rừng sâu để thu hái.

Để có được mẻ rượu ngon, không thể thiếu gạo nếp nương. Gạo được đồ thành xôi, xới tung chờ nguội rồi giã men lá thật mịn rắc vào, ủ chừng 25 – 30 ngày mới đem chưng cất thành rượu. Nước nấu rượu là loại nước suối đầu nguồn trong và ngọt. Khi nấu phải đun đều lửa, lửa nhỏ thì không đủ hơi nóng để ra rượu, lửa to dễ bị trào, sục chua, khê.

Hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số miền núi vẫn thường xuyên duy trì việc nấu rượu bằng men lá để phục vụ khi gia đình có việc như cưới hỏi, xây dựng nhà, ngâm rượu thuốc để bồi dưỡng cho sức khỏe, hoặc dùng để chữa bệnh. Men lá là nhiều loại cây dược liệu quí, cần được nghiên cứu một cách bài bản.

Tham khảo thêm

viem tai giua

Ù tai có thể do thiếu vi chất này

Ù tai có thể là dấu hiệu của tình trạng tiềm ẩn như bệnh Meniere - rối loạn ở tai trong hoặc xơ vữa...
Tin Tức
5
minutes

17 thực phẩm giúp giảm mỡ máu hiệu quả

Thống kê 17 thực phẩm giúp giảm mỡ máu hiệu quả trong bữa cơm hàng ngày. Mỡ máu cao là hiện tượng cholesterol, triglyceride tăng...
Thực Phẩm
7
minutes
che bup tim

Chè búp tím Phú Thọ – Dược liệu tốt cho sức...

Cây chè tím (chè búp tím) được biết đến là cây chè cổ truyền có nguồn gốc trung du miền núi. Giống chè tím...
Tin Tức
8
minutes
pgsleminhha

Phổ biến bài thuốc của người Dao đỏ chữa xương khớp

Bài thuốc tắm của người dân tộc được dùng điều trị bệnh xương khớp nhưng phải nấu, ngâm mất nhiều thời gian, PGS.TS. Lê...
Tin Tức
5
minutes
spot_img